Về tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân có lần từng nói: “Ý... vọng”... Ý tưởng trên của nhà văn dược thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Vợ nhặt”

Đề bài:

Về tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân có lần từng nói: “Ý của truyện là: Trong sự túng đói, quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào ngưởi nông dân ngụ cư vần khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng”. (Theo “Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học” (1945 - 1954) - Hồi ức - kỉ niệm, tập 1, NXB Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1985).

Ý tưởng trên của nhà văn dược thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Vợ nhặt” ?

Tràng, nhân vật chính của Vợ nhặt

Bài làm:

Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Không chỉ là một nhà văn đa tài, ông còn là người sâu lắng và hóm hỉnh sắc nhọn. Thành công của tác phẩm không chỉ dừng lại chỗ nhà văn đã sáng tạo được một tình huống độc đáo mà truyện ngắn “Vợ nhặt” chính là một bài ca về sự lạc quan vào cuộc sống ngày mai.

“Vợ nhặt” được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu, cái năm vẫn được nhiều người lớn tuổi quen gọi là “năm đói”. Cái nạn đói của năm Ất Dậu không bao giờ quên được ấy có lẽ là tai họa thảm khốc nhất của một dân tộc mà số phận vốn đã lắm tai nhiều họa.

Tràng, nhân vật chính của Vợ nhặt đã được nhà vãn Kim Lân cho xuất hiện trong khung cảnh của buổi chiều tà. Một con người hoang sơ, ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều của một cuộc sống không ra cuộc sống. Mang tên như một thứ đồ vật, Tràng là một nhân dạng được hóa công đẽo gọt quá sơ sài: “hai con mắt gà gà, nhỏ tí, hai bên quai hàm bạnh ra, bộ mặt thì thô kệch, thân hình thì “vập vạp” cùng với cái kiểu “ngửa mặt lên cười hềnh hệch” “cái đầu trọc nhẵn”. Tràng,' qua cách miêu tả của Kim Lân như kết tinh cái phần thiên nhiên hoang dã của con người. Chưa kể Tràng lại là một kẻ ngụ cư, một loại người lúc bấy giờ vẫn bị coi khinh, ruồng bỏ, một thứ cỏ rác của hương thôn.

Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân

Tuy nhiên, truyện “Vợ nhặt” không chỉ khắc họa cảnh nghèo đói cơ cực của người nông dân Việt Nam mà nhà vãn đã khéo léo cho thấy được cái mầm nhân bản và ham sống của họ. Cuộc lấy vợ của Tràng như một điềm lành cho niềm tin ấy “Giữa cái cảnh đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”. Một người đàn bà đã bước vào đời sống của Tràng. Tràng có vợ. Người như Tràng mà có vợ. Cái kẻ niang bộ dạng giống như con gấu ấy trong một cuộc đời đang bị đẩy sát tới ranh giới phân chia giữa tồn tại và không tồn tại thế kia mà lại nhặt được đúng cái thứ vốn biểu trưng cho hạnh phúc. Kim Lân không hề kể chuyện cổ tích mà ở đây chỉ có sự thật, thật đến não lòng. Người vự mà Tràng tình cờ nhặt được trên đường đời thảm đạm cũng thuộc về một người giống như Tràng. Chân dung của chị ta hiện lên thật tai hại “cái ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, gầy sọp, rách mướp, “quần áo tả tơi như tổ đỉa”. Vậy mà hai thân phận bèo bọt ấy đã dạt đến với nhau. Lời yêu của họ chỉ đơn giản: “xích bố cu, hở”, “hà, ngon!”. Có còn chăng thì cũng chỉ là bôn bát bánh đúc mà người đàn ông đã. khao và người đàn bà đánh một chặp hết veo. Bốn bát bánh đúc trong những ngày đói kém cũng đủ phép màu làm hai con mắt trũng hoáy của người phụ nữ đói rách sáng lên. Có xót xa không, khi cái đói quay quắt nọ, té ra nó cũng có thế’ xe duyên cho một mối tình.

Khi “nhặt” vợ về, Tràng không phải là không biết “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi “ Chậc, kệ”. Một quyết định có vẻ rất tầm phơ đối với một sự việc trọng đại bậc nhất của đời người. Nhưng cũng có thể hiểu, khi chậc lưỡi như vật là Tràng đã đánh cược cùng cái đói, để được sống đầy đủ cuộc sống bình thường như mọi người. Niềm ao ưởc không thể diệt trừ cái đói hay sự u tốì nhưng nó cũng không thể bị diệt trừ.

Đúng vậy, con người luôn mong muốn hạnh phúc. Trước tình huống con trai “nhặt” được vợ, nhân vật bà cụ Tứ bằng sự từng trải và kinh nghiệm của mình đã nhận ra ngay “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Câu văn vừa nhói lên một tình cảm tủi hờn, ai oán cho số kiếp, vừa như cố nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước một việc đã rồi, lại vừa rưng rưng, xao xuyến một niềm vui. Hóa ra chính cái bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hi vọng, đến ngày mai nhiều hơn cả. Từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo, chuyện “khi nào có tiền ta mua lây đôi gà” đến những ước mơ xa vời hơn mà cũng đớn đâu hơn về một ngày “rồi ra may ông trời cho khá..Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Hi vọng và tương lại luôn luôn gắn liền với tuổi trẻ, vậy mà ở 'đây người mẹ ấy luôn sống vì con, hi vọng cho lớp cháu con.

Như vậy, truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng mặt người và khép lại trong “ánh nắng buổi áng mùa hè sáng lóa”. Khi truyện bắt dầu ta chỉ gặp một anh Tràng cô độc bước thấp bước cao trên con đường khẳng khiu dưới ánh chiều mờ của một gầm trời đầy đói khát. Nhưng khi kết thúc, nàng có một gia đình, mọi người đang xăm xắn, quét tước, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ. Và câu chuyện dừng lại ở hình ảnh “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Ai cũng hiểu Tràng và vợ anh, và cả lằng anh sẽ vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật và tự cứu mình.

Tóm lại, truyện ngắn “Vợ nhặt” một mặt là lời kết tội, là lời tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tác phẩm “Vợ nhặt” đồng thời cũng là một bài ca về con người và cuộc sống, là một cái nhìn tin yêu và rất lạc quan.

Viết bình luận