Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao mở đầu bằng: "Thân em như... " Anh (chị) hãy cho biết tác dụng của cách mở đầu ấy

Ca dao là tiếng nói diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước. Trong kho tàng dân gian ấy, bên cạnh những bài ca dao hài hước, ca dao tình nghĩa, những câu ca dao than thân luôn để lại cho người đọc cảm giác ngậm ngùi, xót xa cho những bất hạnh con người gặp phải trong xã hội đặc biệt là đốì với người phụ nữ. Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ Thân em như... nghe sao xót xa, thương cảm...

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Nhắc đến chùm ca dao này, ta có thể nhớ đến hàng loạt các bài ca dao như:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng cày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai?

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi...

Những bài ca dao ngay từ đầu nó đã giúp xác định đối tượng than thân là người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa, đó là những người chịu nhiều bất hạnh nhất. Họ có cuộc đời bị phụ thuộc, bị ràng buộc trong lễ giáo, qui tắc khắt khe, không thể tự quyết định được tương lai và vận mệnh của mình. Việc lặp đi lặp lại cụm từ thân em với tần suất lớn khiến cho hệ thông ca dao mở đầu bằng Thân ẹm như... trở thành lời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ, về giá trị con người và thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ. Các tác giả dân gian đã để cho họ tự giãi bày nỗi khổ, để cho họ tự ý thức về mình và thân phận của mình. Đọc tất cả những bài ca dao, có thể thấy một điểm chung, người phụ nữ tự nhận mình giống như những thứ gần gũi, thậm chí là bình dị, mộc mạc trong cuộc sống nhưng chúng cũng ẩn chứa vẻ đẹp. Tự ý thức được vẻ đẹp của mình: như tấm lụa đào, đẹp mềm mại, như giọt mưa, giếng nước trong lành, như cây quế ngát lừng hương thơm, như củ ấu gai ngọt bùi... tức người phụ nữ đã tự nhận thức được những giá trị của bản thân. Nhận thức được nhưng xã hội lại đầy bất công, số phận của họ thì thật chông chênh, không có gì đảm bảo. Bi kịch số phận vì thế mà càng trở nên sâu sắc. Đáng thương nhất là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập ngay đến với họ. Và có khi, ý thức được giá trị của mình.mà lại vẫn phải mời mọc da diết: Ai ơi nếm thử mà xem / Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. Giá trị được khẳng định nhưng lại không được ai biết đến. Đã xót xa lại càng xót xa hơn. Người phụ nữ có ngoại hình và phẩm cách tốt đẹp lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc, đằng này, lại là hai từ thân em vang lên xe xót. Họ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng cũng ý thức được những bất công và bất hạnh mình gặp phải trong cuộc sống. Và càng ý thực về phẩm giá thì nỗi đau thân phận càng trở nên sâu sắc.

Thân em như giếng giữa đàng

Bằng cách mở đầu như vậy, các tác giả dân gian đã để cho nhân vật thân em tự nhận thức và thấm thìa về thân phận của mình. Nỗi đau khiến cho giá trị phê phán, tố cáo càng đậm nét. Thân em như giếng giữa đàng, trong lành, ngọt mát, nếu gặp phải người thanh lịch thì còn được trân trọng còn gặp kẻ phàm tục thì chỉ trở thành thứ nước rửa chân tầm thường. Tấm lụa đào phất phơ giữa chợ rồi không biết sẽ vào tay ai, như một thứ hàng mua bán. Và có khi, họ chỉ như cây quế ở giữa rừng, ngát hương mà không ai biết đến... Cuộc sống và sự kìm kẹp của xãì hội đã khiến cho người phụ nữ không thể tự quyết định tương lai và vận mệnh của mình. Họ càng ý thức được về mình thì càng thấm thìa thân phận và nỗi đau của chính mình và vì thế nó càng trở nên day dứt, ám ảnh. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy một điều rằng cách mở đầu như vậy khiến cho lời than trong các bài ca dao được nhấn mạnh, gây sự chú ý đối với người nghe, người đọc. Đặt cụm từ thân em lên ngay từ đầu sẽ mang lại cho người đọc ấn tượng về một cái gì đó nghe thật ngậm ngùi, dự cảm sau nó nhiều bất hạnh, đáng thương.

Với cách mở đầu như vây, dân gian đã làm nên một mô-típ thường gặp trong ca dao than thân Việt Nam. Bên cạnh những lời than thân nói chung của người Iao động, của nhân dân, lời than thân giành riêng cho người phụ nữ này đã khẳng định giá trị nhân đạo và nhăn văn cao cả của cha ông ta từ xưa đến nay thể hiện qua văn học dân gian, suối nguồn nuôi dưỡng những tâm hồn Việt.

Viết bình luận