1. Giới thiệu khái quát thể thơ Đường luật trong văn học Việt Nam... Đọc Tỏ lòng, anh (chị) rút ra được bài học gì

Đề bài:

1. Giới thiệu khái quát thể thơ Đường luật trong văn học Việt Nam.

2. Hãy cho biết con người của thời đại, dân tộc được khắc họa trong bài thơ Tỏ lòng với những vẻ đẹp nào. Hãy phân tích.

3. Nhận xét sự sáng tạo về nghệ thuật của tác giả Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Tỏ lòng.

4. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình được khắc họa trong bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Nỗi lòng (Đặng Dung).

5. Đọc Tỏ lòng, anh (chị) rút ra được bài học gì?

ân tộc được khắc họa trong bài thơ Tỏ lòng

Hướng dẫn:

1. Bài giới thiệu thể thơ Đường luật cần cung cap các thông tin về thể loại đầy đủ, chính xác, giúp người đọc có hiểu biết cơ bản về thể loại này.

Thơ Đường luật có ba dạng chính: thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tuyệt cú (mỗi bài bốn câu) và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó, thơ bát cú, nhất là thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản, vì từ đó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đường luật. Cấu tạo của thơ thất ngôn bát cú như sau:

- về bố cục, bài thất ngôn bát cú gồm bôn phần: đề, thực, luận, kết. Trong đề, câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề. Phá đề mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài. Thực gồm câu thứ ba và thứ tư, còn gọi là thích thực hay cập trạng, giải thích rõ ý của đề bài. Luật gồm câu thứ năm và thứ sáu, phát triển rộng ý của đề bài. Kết gồm hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

- Về cách đối: Đối ở phần thực và phần luận.

- Về cách gieo vần: thơ Đường luật chỉ gieo một vần và chỉ gieo vần bằng (vần nằm ở các câu 1, 2, 4, 6, 8). Riêng chữ cuối ở câu thứ nhất, đặc biệt là ở câu ngũ ngôn, có thể gieo vần hoặc không...

(Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ ba, năm 2000, tr.265)

2. Hình tượng người tráng sĩ được khắc họa trong Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) là hình ảnh cụ thể của con người thời Trần, tiêu biểu cho khí phách, tinh thần dân tộc. Hình tượng đó được khắc họa với những vẻ đẹp:

- Tư thế “hoành sóc” - cầm ngang ngọn giáo, hiên ngang, vững chãi, kiêu hùng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ non sông, đất nước. Nên không gian “giang sơn”, thời gian “kháp kỉ thu” làm cho hình tượng người tráng sĩ mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ.

- Khí thế của “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” là khí thế vang dội đến tận trời, “át sao Ngưu”. Đó là khí thế của đoàn chiến binh anh hùng ra trận. Việc miêu tả khí thế của đoàn quân làm cho lời thơ có âm vang hào hùng của thời đại ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên xâm lược.

- Ý chí theo đuổi sự nghiệp chưa thành “Nam nhi vị liễu công danh trái - Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. “Công danh” được coi là chí hướng lập thân, lập nghiệp, là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai, là nghĩa vụ với đời, với dân, với nước mà các trang nam nhi phải thực hiện. Quan niệm về công danh ấy có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Chưa lập được công danh, người trai thời Trần Phạm Ngũ Lão mang nỗi hổ thẹn chưa có được trí tuệ uyên thâm và tài mưu lược như Gia Cát - Khổng Minh thời Tam quốc. Đó là nỗi thẹn của người “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” (Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) - nỗi thẹn của một nhân cách lớn.

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình được khắc họa trong bài thơ Tỏ lòng

3. Nhận xét về sự sáng tạo nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng:

- Sáng tạo trong việc xây dựng, khắc họa hình tượng nghệ thuật:

+ Hình tượng người tráng sĩ được khắc họa trong không gian rộng lớn, thời gian lịch sử, hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

+ Hình tượng người tráng sĩ được khắc họa trong hình ảnh đoàn quân thời Trần. Thời đại và con người có quan hệ mật thiết, thời đại làm cho mỗi người lớn lên, mỗi người lại góp phần tạo nên hào khí thời đại - hào khí Đông A.

- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

4. Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung là những bậc anh hùng của dân tộc. Trong lĩnh vực thơ ca, họ để lại những tác phẩm văn học còn mãi với thời gian. Hình tượng nhân vật trữ tình trong các tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Nỗi lòng (Đặng Dung) cho chúng ta hiểu và thêm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc.

- Dễ dàng nhận thấy rằng hình tượng nhân vật trữ tình trong Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Nỗi lòng (Đặng Dung) là những bậc anh hùng. Có thể coi đó là những bức chân dung của Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung về phương diện tinh thần. Chí khí, tình cảm lớn của những vị tướng từng lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc đời đã làm nên giọng điệu hào hùng, cảm khái trong những bài thơ này. Tuy nhiên, sự độc đáo của mỗi hình tượng đã làm nên sức hấp dẫn cho những tác phẩm này.

- Hình tượng nhân vật trữ tình trong Tỏ lòng là người tráng sĩ thời Trần. Mọi yếu tố đều góp phần khắc họa hình ảnh con người với những biểu hiện của ý chí, kể cả những chi tiết miêu tả tư thế, vóc dáng “Hoành sóc giang san”. Nền cảnh mang tính chất thời đại được khắc họa thấp thoáng hình ảnh đoàn “tam quân” đầy khí thế. Tính chất tượng trưng, ước lệ của thơ cổ được sử dụng nhằm phản ánh hiện thực thời đại với những câu chuyện về đoàn quân ra trận thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát”, về Trần Quôc Toản tuổi niên thiếu mà chí lớn hơn người... Trên nền cảnh đó, xuất hiện hình ảnh cận cảnh một người tráng sĩ nung nấu trong lòng chí làm trai, trăn trở vì chưa làm nên nghiệp lớn theo gương Vũ hầu. Hai hình ảnh - một viễn cảnh - “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”, một cận cảnh - người tráng sĩ, nhưng lại nâng đỡ cho nhau: thời đại làm cho mỗi người lớn lên, lại góp phần tạo nên hào khí thời đại - hào khí Đông A.

- Hình tượng nhân vật trong Nỗi lòng của Đặng Dung là hình tượng của cảm xúc. Đặng Dung đã đem nỗi lòng của mình mà tạo nên hình tượng người anh hùng. Mối liên hệ giữa con người ngoài đời và con người trong thơ - hình tượng nhân vật trữ tình, đã được Lí Tử Tấn nhận xét là “phi hào kiệt chí sĩ bất năng” (Không phải là kẻ hào kiệt, người có chí khí thì không làm nổi). Trong đó, không gian, thời gian dài dặc, vô tận, con người với hoài bão “xoay trục đất lại”, “kéo tuột sông Ngân xuống” rửa vũ khí, mài gươm dưới ánh trăng để trả nợ nước tạo nên tầm vóc của hình tượng mang tính chất sử thi. Tuy nhiên, cái bí của hình tượng người anh hùng trong Nỗi lòng của Đặng Dung chính là điểm khác biệt với hình tượng người anh hùng trong Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Nghệ thuật đối góp phần thể hiện nỗi buồn lớn và suy nghĩ mang tính chất triết lí sâu sắc từ những trải nghiệm cuộc đời của người anh hùng không gặp thời.

5. Tỏ lòng thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão đồng thời khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Ý nghĩa của văn bản được rút ra như một bài học đôì với HS.

Viết bình luận