Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn Việt Nam đai diện tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán, một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). ông tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đai Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Hoc hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn gần ba năm, kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Chuyến đi ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng Nam Cao vì đây là quãng thời gian ông đươc tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội, đươc hít thở bầu không khí đấu tranh sôi nổi của cao trào công nhân. Bắt đầu làm thơ, viết văn và mơ ước đi xa nhưng vì ốm yếu nên phải trở lai .quê và thất nghiêp. Sau đó, ông day hoc tai một trường tư ỏ ngoai ô Hà Nội. Khi Nhật xâm lươc Đông Dương, trường bi đóng cửa, Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, thường khi về quê ăn nhờ vơ. Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bi địch khủng bố gắt gao, ông lánh về quê tham gia phong trào Việt Minh ở đia phương. Năm 1946, với tư cách là phóng viên mãt trận, ông có măt trong đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bô. Mùa thu 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí tuyên truyền phục vụ kháng chiến; năm 1950 ông tham gia chiến dịch biên giới. Tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác qua vùng đich hậu quân khu III, ông bị giăc Pháp phuc kích và sát hai. Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt 1.

Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn Việt Nam

Nam Cao sáng tác từ rất sớm, có thơ, truyện, kịch,., đăng báo từ năm 1936, lấy các bút danh: Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê... Những sáng tác thời kì đầu của ông chiu ảnh hưởng của văn hoc lãng man đương thời, có một số tác phẩm có giá tri phê phán nhưng chưa sâu sắc. Sự nghiệp văn học của Nam Cao thưc sư bắt đầu với Chí Phèo (1941), một truyện ngắn xuất sắc, khi nhà văn hoàn toàn từ bỏ ảnh hưởng của văn thơ lãng man và vươt qua những non nớt buổi đầu. Sáng tác của Nam Cao trước cách mang tập trung vào hai mảng đề tài lớn: người nông dân và người trí thức nghèo tiểu tư sản. Nhân vât chính trong những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về người tiểu tư sản thường là viên chức nghèo, hoc sinh thất nghiệp, giáo khổ trường tư, nhà văn nghèo... (Đời thừa, Giăng sáng, sống mòn, Mua nhà, Nước mắt, Quên điều đô...). Miêu tả chân thưc cuôc sống nghèo khổ, tủi nhục của người trí thức, Nam Cao đăc biệt đi sâu vào những quằn quại đau đớn trong tâm hồn họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc, vượt ra khỏi pham vi của đề tài. Đó là bi kích của những kẻ có ý thức sâu sắc về giá tri sự sống, khát khao cuộc sống có ý nghĩa chân chính mà cứ bi những gánh năng áo cơm làm giày vò, nhiều khi biến chất. Với hơn hai chục truyện ngắn viết về người nông dân (Chí Phèo Lão Hac, Một đám cưới, Một bữa no, Lang Rận...), Nam Cao đã dưng nên bức tranh chân thưc về nông thôn Việt Nam bần cùng thê thảm những năm 1940 - 1945 và xứng đáng được coi là nhà văn của nông dân. Nhà văn thường đi vào cuộc sốríg của những người cùng khổ, đăc biệt là nỗi khổ của người nông dân tâm hồn bi đày đoa, nhân phẩm bi xúc pham nhưng vươt lên tất cả, ông khẳng đinh manh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ dù trong những hoàn cảnh bị vùi dập ác nghiệt đó.

Sau Cách mang, Nam Cao lao mình vàc moi công tác đươc giao, trở thành một chiến sĩ cách mạng hoạt động tích cực. Những tác phẩm như Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, Chuyến biên giới, Vài nét ghi qua vùng giải phóng... có giá tri đặc sắc và tiêu biểu cho văn xuôi kháng chiến thời kỳ đầu.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vung về nhưng lai có một đời sống nôi tâm rất phong phú, là người có tấm lòng nhân hâu và chan chứa yêu thương. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Nam Cao ý thức rết sâu sắc về một tác phẩm văn học đích thực, có thể vươt qua moi bờ cõi, giới han cũng như ý thức sâu sắc và đòi hỏi cao sự sáng tao trong nghề văn. Không chỉ như thế, Nam Cao cũng rất đề cao đạo đức của người cầm bút, có một cái đầu lạnh như có một trái tim ấm nóng. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao độc đáo, đăc sắc mà đa dang. Do ảnh hưởng của những quan niêm nghê thuật tiến bộ, tác phẩm của ông vừa chân thực, vừa có ý vị triết lý và ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi bút hiện thưc tỉnh táo nghiêm nhăt, vừa sắc lanh, gân guốc lai vừa thắm thiết, trữ tình. Nhà văn có sở trường miêu tả tâm lý con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lý phức tap, tinh tế. Ngôn ngữ văn xuôi gần gũi với ngôn ngữ của người dân nhưng vẫn mới mẻ, giản dị mà sống động, nhất là trong ngôn ngữ đốì thoại.

Như vậy có thể nói, về nhiều măt, tác phẩm Nam Cao đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đang hiện đại hóa với một tốc độ nhanh chóng.

Viết bình luận