Cảm nhận của Anh/Chị về hai đoạn thơ sau: "Gió theo lối gió, mây đường mây... Có chờ trăng về kịp tối nay?" ("Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử); "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc... Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" ("Tràng giang" - Huy Cận)
Hàn Mặc Tử và Huy Cận, cả hai nhà thơ khá nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới" (1930-1945), đã để lại một số bài thơ kiệt tác khi tuổi đời mới ngoài đôi mươi.
"Dây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mạc Tử in trong thi tập "Đau thương" {Thơ điên 1939); “Tràng giang" của Huy Cận, in trong tập thơ "Lửa thiêng" (1940) đã trở thành câu thơ trong trí nhớ của nhiều độc giả hơn 70 năm nay. Cả hai thi phẩm đều thể hiện một hồn thơ tài hoa, đẹp và độc đáo.
1. "Dây thôn Vĩ Dạ" gồm 3 khổ thơ thất ngôn. Cảnh và tình dào dạt trong mỗi khổ thơ. Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh bình minh nơi thôn Vĩ. Khổ thơ thứ hai gợi tả tâm trạng buồn cô đơn, chia lìa của tác giả khi nhớ lại cảnh gió, mây và con thuyên ai trên bến sông trăng. Khổ thơ thứ ba biểu lộ nỗi niềm mơ tưởng của nhà thơ về cô gái thôn Vĩ trong mối tình đơn phương chơi vơi. Bút pháp nghệ thuật tả cánh ngụ tình in đậm trong các khổ thơ.
Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây Thôn Vĩ Dạ":
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ? ”
Cách ngắt nhịp 4/3: ba vần bằng (mây - bay nay) như thơ thất ngôn cổ điển (thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, của Bà Huyện Thanh Quan) mà nhiều độc giả đã biết. Chữ “đó" cuối câu 3 bắt vần với chữ “có" đầu câu 4, là một sáng tạo của Hàn Mặc Tử, nhạc thơ như một tiếng thở khẽ cất lên, nhiều bồi hồi xao xuyến. Đoạn thơ hội tụ một số thi liệu mang tính ước lệ như: gió, mây, dòng nước, thuyền, bến sông và trăng. “Buồn thiu" là phương ngữ Huế, dân dã, đời thường: "hoa bắp" rất mộc mạc, bình dị không phải là hoàng hoa, mẫu đơn. trà mi...) mà thơ cổ ít dùng, hoặc không nói đến. Cách diễn đạt khá mới. thể hiện bút pháp nghệ thuật sáng tạo và độc đáo của Hàn Mặc Tử: đó là phép đối xứng, biện pháp tu từ điệp ngữ (câu 1 và 2), câu hỏi tu từ (câu 3 và 4).
Cảnh sắc thiên nhiên là kỷ ức, là nỗi nhớ của “anh". Thời gian nói về gió, mây, dòng nước, hoa bắp không rõ là sáng sớm, trưa, hoặc chiều. Gió và mây đôi lối, đôi đường. Không gian giao hòa. quyến luyến gió và mây được điệp lại. nhưng đứng ở hai phía đầu cuối câu thơ, gợi lên một không gian cách trở chia lìa. Dòng nước (dòng sông Hương) lững lờ trôi nên mới "buồn thiu" như vậy! Hoa bắp trên bãi sông chỉ "lay" nhẹ. Tâm trạng "anh" man mác buồn, mênh mông và mông lung nên ngoại cảnh mới "buồn thiu" như vậy. Hai câu thơ có 4 vế (4 phiên cánh) đầy ám ảnh. Nhạc điệu chơi vơi:
“Gió theo lói gió / mây đường mây
Dòng nước buồn thiu/ hoa bắp lay ”
Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử rất đẹp, nhưng thoáng buồn. Mây, gió. dòng nước... đều lặng lẽ, mênh mang như hồn người đang sống trong cô đơn, đê mê. Đọc đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ "Tình thu" in trong thi tập
"Gái quê" (1936), ta cảm thấy rõ:
“Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê.
Gió chiều quên ngừng lại
Dòng nước luôn trôi đi
Ngàn lau không tiêng nói
Lòng anh dường đê mê... ”
Trở lại hai câu thơ ba, bốn trong khổ thơ thứ hai bài "Đây thôn Vĩ Dạ". Cảnh vật là con thuyền, bến đò. dòng sông và vầng trăng. Có con người xuất hiện, nhưng phiếm chỉ, mơ hồ, đó là “ai", "thuyên ai". Thời gian nghệ thuật là đêm trăng. Cảnh vật đẹp, thơ mộng, tĩnh lặng và mông lung, mơ hồ, thoáng buồn; buồn vì xa cách.
buồn vì cô đơn. Con thuyền đơn côi trên bến sông trăng, không có một bóng người đợi chờ. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thỏ dài ngao ngán:
"Thuyên ai đậu bển sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay? ".
Sông trăng, bến sông trăng, thuyền chở trăng về... là những hình ảnh thơ mộng được Hàn Mặc Tử sáng tạo nên. Sông Hương đã trở thành sông trăng. Nhưng bến đò nơi Cổn Hến, Bao Vinh, Vĩ Dạ... giữa màu xanh biếc của tre, trúc, của những vườn cau trong những đêm trăng đã trở thành "bến sông trăng", bình yên thế, thơ mộng thế? Người đọc xúc động và bồi hồi nhớ đến những vần cổ thi:
"Thuyền mây lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông... ”
(“Tỳ bà hành” - Bạch Cư Dị
"Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. ”
(“Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều" - Trương Kế)
Ta nhớ câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
"Gió trăng chứa một thuyền đầy,
Của kho vô tận biết ngày nào vơi... ”
Bạn còn nhớ đến bài ca dao:
"Thuyên đi để bến đợi chờ,
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau,
Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
Bên này dải bóng trăng thâu đợi thuyền... ”
Tóm lại, khổ thơ thứ hai bài "Đây thôn Vĩ Dạ" nêu tách ra có thể trở thành một bài thơ thát ngôn tứ tuyệt đặc sắc. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thấm đẫm qua từng câu thơ. Câu thơ đẹp, văn thư dịu buồn, tâm cảnh cô đơn, bởi lẽ: "ở đây sương khói mờ nhân ảnh - Ai biết tình ai có đậm đà? ”
2. Hàn Dũ có nói"Giai cú liên ngâm ” nhớ lại lời người xưa, ta ngâm tiếp, đọc tiếp bài thơ “Tràng giang" của Huy Cận. Năm 1939, vào một buổi chiều thu, đang học trường Đại học Canh nông Đông Dương, người con trai họ Cù đứng ở bờ nam bến Chèm, ngắm dòng Hồng Hà mênh mông, lòng dạt dào xúc động mà viết bài thơ “Tràng giang" này.
"Tràng giang" viết theo thể thơ thất ngôn, mang dáng dấp một bài hành, gồm có 12 câu thơ, chia đều thành 4 khổ thơ. Có câu thơ đề từ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". "Tràng giang" dào dạt cảm xúc, cảnh và tình đồng hiện trong mỗi câu thơ.
Khổ một nói về sóng gợn, về con thuyền xuôi mái, về cành củi khô với nỗi buồn điệp điệp, mối sầu trăm ngả dâng lên trong lòng.
Khổ hai gợi lên vẻ hoang vắng, đìu hiu của cảnh "song dài, trời rộng, bến cô liêu". Khổ ba nói về bèo dạt trên dòng sông mênh mông, chỉ nhìn thấy "lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Đôi bờ sông cách biệt, trống trải, không có một cây cầu, một chuyến đò ngang nào. Nỗi buồn càng trở nên hiu hắt.
Khổ bốn nói về cảnh hoàng hôn và nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê của khách ly hương. Hãy khẽ đọc, đọc chậm đoạn thơ:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà "
Sau khi bâng khuâng nhìn bờ xanh bãi vàng gần xa đôi bờ tràng giang, thi nhân dõi mắt về phía chân trời, bầu trời bao la, xa xăm. Cũng có mây chiều lớp lớp đùn lên như “núi bạc". Một hình ảnh tráng lệ, gợi tả vẻ đẹp kì vĩ của vũ trụ trong cảnh hoàng hôn. Chữ “đùn" là nhãn tự, mà sau này tác giả cho biết đã học tập được trong bài thơ “Thu hứng" của thi thánh Đỗ Phủ qua bản dịch của Nguyễn Công Trứ:
“Lưng trời sóng rợn dòng sông thẳm,
Mặt đất mâv đùn cửa ải xa. ”
Sau lớp lớp mây trắng đùn lên ở cuối chân trời xa là hình ảnh con chim bé nhỏ lạc đàn đang nghiêng cánh trong bóng chiều tà vàng thẫm. Lớp mây và cánh chim là hai hình ảnh, hai thi liệu ước lệ tả cảnh hoàng hôn mà nhiều nhà thơ cổ điển từng nhắc đến để gợi tả tâm trạng buồn của khách ly hương:
. “Chim hôm thoi thót về rừng,
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành. ”
(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
"Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,...
... Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn! ”
(“Chiều hôm nhớ nhà“- Bà Huyên Thanh Quan)
Trong bóng chiều sa buổi hoàng hôn, lòng quê - với bao nỗi buồn nhớ như những con sóng, lớp sóng ‘dựn dợn" của con nước vời xa cứ vỗ mãi, dâng lèn mãi trong lòng. Khách ly hương đứng trước tràng giang mà lòng thổn thức: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”, không nhớ nhà, nhớ quê sao được? - "Sông sa vò võ phương trời; Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng" (Truyện Kiều). "Tôi là người lữ khách; Mầu chiều khó làm khuây; Ngỡ lòng mình là rừng; Ngỡ hồn mình là mây; Nhớ nhà châm điếu thuốc; Khói huyền bay lên cây" (“Chiều” - Hồ Dzếnh).
Huy Cận đã có lần tâm tình với bạn đọc yêu thơ về bài “Tràng giang":
"Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn.lòng ai. "
vì lúc đó (1939), tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường ".
Xuân Diệu trong bài bình về “Tràng giang" đã cảm nhận: “Cả bài thơ thúc lại ở hai câu kết này; cái điệp từ cuối cùng “dợn dợn" nói lòng quê bát ngát mênh mông, sông càng vời rộng, càng nhớ quê hương. “Tràng giang" là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn dường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc".
“Tràng giang" thể hiện cám hứng vũ trụ và tình yêu đất nước quê hương một cách thiết tha. Tả cảnh để ngụ tình; cảnh vật đổi thay qua nhiều điểm nhìn, tuy cùng một dáng vẻ, nhưng tất cả đều mơ hồ, mông lung, trôi dạt và vô định. “Tràng giang" vừa kế thừa thơ ca cổ điển, vừa tạo nên những nét hiện đại. Có nhiều điệp ngữ, từ láy đầy ám ảnh: điệp điệp, sông song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lậng lẽm, lớp lớp, dợn dợn. Những nét chấm phá đó đã gợi tả sâu lắng cái hồn cảnh vật tràng giang trong khói hoàng hôn. Những hình ảnh như “con thuyền xuôi mái", "củi một cành khô", "bèo dạt về đâu hàng nối hàng", "trời lên sâu chót vót",... mang tính chân thực đời thường, mang màu sắc dân dã, không còn ước lệ nữa.
“Tràng giang" là bài thơ kiệt tác trong “Lửa thiêng", cũng là đỉnh cao nghệ thuật trong sự nghiệp thi ca của Huy Cận.
Trên đây là một vài cảm nhận về hai đoạn thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử và Huy Cận. Ngắm một lá cây biết được rừng cây, nhìn một bông hoa biết được vườn thượng uyển - mà người xưa đã nói. Khổ thơ thứ 2 bài “Đây thôn Vĩ Dạ", khổ 4 bài “Tràng giang", chính là cái “lá cây", là “bông hoa" trong rừng cây... của hai thi sĩ tài danh ‘thời đại thơ ca" 1930-1945 vậy.
Viết bình luận