Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau. Trách nhiệm chính là thứ mà con ngườiđôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng e sợ chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người
1. Giải thích ý kiến
- Trách nhiệm, Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Trách nhiệm còn là sự ràng buộc lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái phải chịu hậu quả.
- Ràng buộc, Đặt trong tình trạng có những điều bắt buộc phải làm trong quan hệ với người khác, làm cho hành động mất tự do.
- Nhân cách: tư cách và phẩm chất của con người.
- Như vậỵ khi nói đến trách nhiệm của con người một mặt là là nói đến những ràng buộc về lời nói, hành vi, việc làm của mình phải bảo đảm đúng đắn. hoàn thành nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Mặt khác chính trách nhiệm cũng là một yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi người.
2. Bàn bạc, mở rộng
- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng buộc?
+ Khi được giao một công việc, nhiệm vụ nào đó, bẳt buộc ta phải làm tròn, phải có trách nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích, danh dự. cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác, ảnh hường xấu đến các tổ chức, tập thể... có liên đới.
+ Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính xác, tin cậy. Chịu trách nhiệm về lời nói của mình gắn liền vói những hành động, việc làm cụ thể. Nói đi đôi với làm.
+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều phải chịu hậu quả. Đó là những ràng buộc mà ta ngầm phải thực hiện nên đôi khi thấy mệt mỏi, nặng nề, không được tự do, thoải mái.- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách?
+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí. nghị lực, tình yêu, niềm say mê... đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.
+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội (ảnh hưởng về kinh tế, về đạo đức...).
- Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách nhiệm.
- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức, kĩ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Viết bình luận