Bàn về thơ, nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Quy... nội tâm”. Còn nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Bất... xã hội”. Anh (chị) suy nghi gì về những ý kiến trên. Chứng minh qua một hiện tượng thơ ca mà anh (chị) tâm đắc

Đề bài:

Bàn về thơ, nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Quy luật lớn nhất của thơ là quy luật của nội tâm”. Còn nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Bất cứ nhà thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là vì những người đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội”.

Anh (chị) suy nghi gì về những ý kiến trên. Chứng minh qua một hiện tượng thơ ca mà anh (chị) tâm đắc.

Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng

Bài làm:

Thơ là loại hình văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng phong phú, mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhịp điệu rõ ràng. Bàn về thơ, nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Quy luật lớn nhất của thơ là quy luật của nội tâm”. Còn nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: “Bát cứ nhà thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là vì những người đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội”. Những ý kiến đó đã nêu lên được đặc trưng cơ bản nhất của thơ: đó là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc chân thành.

Trước tiên, chúng ta hãy đến với ý kiến của Xuân Diệu. Quy luật là mối liên hệ bản chất, ổn định, được lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Khi những quy luật ấy mang tính phổ quát rộng lớn, có ảnh hưởng nhất định đối với thời đại, nó được coi là một quy luật lớn. đây, Xuân Diệu nhắc đến quy luật lớn của thơ tức nhắc đến những quy luật trong thơ mang tính phổ quát, đã trở thành bất biến và có ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của mọi người về nó. “Quy luật lớn của thơ là quy luật của nội tâm” bởi vì theo nhà thơ, sáng tác thơ cũng như những giá trị của thơ chính là của tình cảm, cảm xúc, nó mang tính quy luật và bất biên. Điều này cũng đã được chính thực tế của thơ ca chứng minh. Cũng bàn về thơ những Bê-i-lin-xki có một cách nói hình tượng hơn. ông nhắc đên những nhà thơ vĩ đại, tức nhắc đến những nhà thơ lớn, sáng tác ra những tác phẩm có giá trị, được mọi người công nhận, và những tác phẩm ây sẽ vượt qua được những thử thách của thời gian để trường tồn và ngày càng tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Vậy điều gì làm nên sự vĩ đại ấy? Đó chính là “những đau khổ và hạnh phúc của họ”. Một lần nữa, tình cảm và_tiếng nói tình cảm lại được khẳng định trong thơ. Những đau khổ và hạnh phúc, đó là những trạng thái tâm hồn và cảm xúc của con ngươi, là tình cảm họ thể hiện trong thơ, mang hơi hướng của cuộc sống thực tại, của tác giả và nó gắn liền với cuộc sống “khoảng sâu thẳm của lịch sử”. Nói điều này, Bê-i-lin-xki muốn nhấn mạnh đến nỗi niềm tình cảm gắn liền với một giai đoạn, một thời kì lịch sử cụ thế’ nhất định. Nói đến khoảng sâu thẳm trong lịch sử, tác già cũng đồng thời nhấn mạnh đến bản chát đích thực, đúng nghĩa và chính xác của lịch sử. Như vậy, với Bê-i-lin-xki, không chỉ nhấn mạnh đến yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ mà là cả vấn đề tính chân thực trong thơ nữa.

Hai ý kiến đúng đắn có tác dụng bổ sung cho nhau hoàn thiện cho quan niệm về thơ - quy luật của tình cảm. Thơ khởi phát nhờ những tình cảm của tác giả, tứ thơ diễn biến theo tình cảm của nhà thơ. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ khởi phát từ lòng người ta”. Ngô Thì Nhậm cũng đã từng kêu gọi: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Khởi phát từ lòng người, những tình cảm ấy sẽ có sức lây lan, nhận được sự đồng cảm từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, những tình cảm ấy lại được đúc kết từ thực tế, từ lịch sử cuộc sống. Khi những tâm tư, tình cảm, “khổ đau và hạnh phúc” của người nghệ sĩ bắt nguồn từ “khoảng sâu thẳm của lịch sử”. Từ những tiền đề đó, thơ mới ra đời và mới khẳng định được giá trị của mình. Có điều này xuất phát từ đặc trưng của thơ. Thơ là tiếng nói của những tình cảm mãnh liệt. Thơ chỉ xuât hiện khi nhà thơ có những rung động, tình cảm sâu sắc, chín muồi của cảm xúc. Người ta tìm đến thơ để giãi bày, bộc bạch, trò chuyện. Thơ thường được câu tứ theo tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, trí tưởng tượng của nhà thơ. Quy luật của thơ là quy luật nội tâm. Một số hiện tượng sự việc, chỉ có lí trong qui luật nội tâm còn về lí trí thì hoàn toàn vô nghĩa. Thơ cũng vậy, tưởng chừng vô lí về lí trí nhưng lại có lí trong qui luật nội tâm và chỉ có thể giải thích bằng những qui luật của nội tâm mà thôi. Người nghệ sĩ sáng tác là để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Đến với thơ, người đọc tìm thấy sự đồng cảm, đồng tình, chia sẻ. Người ta tìm đến thơ để giãi bày, bộc bạch và tìm đến sự chia sẻ. Nhiều khi người ta chỉ có thể hiểu thơ bằng tâm hồn: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình” hay “Thơ là nhừng điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”.

Bê-i-lin-xki từng nói: “Mỗi nhà văn phải gắn với một dân tộc, một thời đại nhất định”. Điều đó cũng hoàn toàn đúng đô'i với thơ ca. Mỗi người nghệ sĩ phải gắn với một dân tộc, một thời đại nhất định. Những tình cảm, suy nghĩ của họ chịu ảnh hưởng của thời đại mà họ đang sống, tình cảm, suy nghĩ gắn liền với thời đại ấy. Những tư tưởng, tình cảm không chỉ đơn thuần là cảm xúc mà người nghệ sĩ giãi bày trong tác phẩm của mình, thông qua đó, người đọc biết được quan niệm của tác glả đó về cuộc sống, về con người, từ đó phần nào hiểu được đời sống tâm hồn và phẩm chất của chính họ. Quy luật của thơ là quy luật của nội tâm, là những tình cảm, cảm xúc bắt nguồn từ cuộc sống, nó làm nên sự vĩ đại của nhà thơ. “Thơ là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp” nhưng thơ cũng khởi phát từ lòng người ta”. Bản thân nhà thơ cũng như những đối tượng được nhắc đến trong thơ đó đều gắn với một thời đại lịch sử cụ thể, có nghĩa là gắn với những hạnh phúc và khổ đau của thời đại ấy. Tất cả những điều này, dù dưới hình thức nào, cũng vẫn luôn in dấu trong thơ.Thời gian với những quy luật đào thải của nó chỉ giữ lại những gì thực sự có giá trị, đó là những tác phẩm chân chính. Những thứ văn chương không xuâ't phát từ cuộc sô'ng, không tìm ra vẻ đẹp của cuộc sống, chỉ mang lại những tình cảm phẳng lặng và quá ư dễ dãi sẽ chẳng bao giờ có được giá trị bền lâu cả.

Điều này lý giải cho việc tại sao có những tác phẩm thơ ca lại có sức cuốn hút và sức sống lâu bền như vậy nhưng có rất nhiều tác phẩm lại không làm được điều đó. Chỉ có những tình cảm mạnh mẽ và chân thực mới có sức sống lâu bền. Chính vì điều ấy mà những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu sau này cũng sẽ mãi rạo rực, đắm say bởi những vần thơ tình yêu dạt dào cảm xúc của nhà thơ tình yêu này:

“Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt"

Có một bận, em ngồi xa anh quá

Xuân Diệu đã viết lên những vần thơ ấy với tất cả tấm lòng của một người luôn có “niềm khát khao giao cảm với đời”, viết lên tất cả với niềm khát khao tình yêu và được yêu trọn vẹn của một người có thể coi là gặp những điều không may mắn, trái ngang trong tình yêu. Có thể coi Xuân Diệu như một trường hợp tiêu biểu trong thi ca Việt Nam để chứng minh cho sự đúng đắn của những quan niệm đó. Chỉ ra quy luật lớn nhất của thơ là quy luật của tình cảm trong tất cả các sáng tác của ông, người ta đều bắt gặp tiếng nói tình cảm được bộc lộ một cách chân thành, sâu sắc, mãnh liệt với nhiều cung bậc khác nhau. Có khi là bâng khuâng:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân

Anh đi lững đững chẳng theo gần

Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu

Anh với em như một cặp vần”

Có khi là hờn giận, trách móc:

“Có một bận, em ngồi xa anh quá

Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn

Em xích gần thêm một chút; anh hờn...”

Và ngay cả khí đã hài hòa với nhau cả về mặt thể xác và tâm hồn, nhà thơ vẫn lên tiếng:

“Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng

“Gần thêm nữa, thế vẫn còn xa lắm!”.

Xuân Diệu đã không chỉ nói cho lòng mình mà còn nói thay cho tâm trạng của biết bao những người đang yêu khác, những người đang yêu và khát khao yêu để thấy bao nhiêu hạnh phúc, bao nhiêu gần gũi cũng là không đủ. Đó là tiếng lòng của một người luôn khát khao yêu và được yêu, tiếng lòng của một người đa tình nhưng cũng đa sầu, đa cảm. Xuất phát từ những tình cảm chân thành trong tận đáy lòng mình, Xuân Diệu đã viết lên những vần thơ hết sức chân thành và mãnh liệt về tình yêu.

Là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới, sáng tác thơ cũng như những quân niệm về cuộc sống của Xuân Diệu thể hiện trong thơ phản ánh chính những đặc trưng trong thời đại nhà thơ sống. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh dòng văn hiện thực phê phán, phong trào thơ Mới hiện lên như một hiện tượng và mang tính tất yếu. Chưa có được tinh thần phê phán như các nhà văn chủ nghĩa hiện thực, các nhà thơ thể hiện tiếng nói và những suy tư về thời thế của mình theo một cách riêng: gửi gắm vào trong những vần thơ lãng mạn. Đó có thể là tiếng nói thoát ly hiện thực cuộc sống, để trốn lên chốn bồng lai tiên cảnh như Thế Lữ; cũng có thể là trôn vào trong say như Vũ Hoàng Chương; hay tìm cho mình một tinh cầu giá lạnh để lẩn trôn thực tại như Chế Lan Viên... Thái độ ấy ít nhiều mang tính tiêu cực nhưng cũng là một sự phản ứng với thực tại và khát khao thay đổi. Riêng đối với Xuân Diệu, ông chọn tình yêu để làm nơi trú ngụ cho tâm hồn trong những tháng ngày chờ đợi thứ ánh sáng của cách mạng xua tan bóng tối. Xuân Diệu chọn tình yêu bởi tâm hồn ông vốn đa cảm, viết thơ là một cách giãi bày tình cảm; còn viết thơ về tình yêu lại là một cách để giãi bày về tình cảm tốt nhất. Nói đến những suy nghĩ và khát vọng của mình trong tình yêu, Xuân Diệu cũng đã nói thay cho tâm trạng của biết bao những kẻ đang yêu khác. Những dấu ấn của thời đại, những cái được gọi là “đau khổ và hạnh phúc”, bắt nguồn “từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội” đó đã lại có những thay đổi nhất định sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ hòa mình vào suối nguồn Cách mạng. Tiếng nói tình cảm nhưng luôn mang dấu ấn thời đại chính là ở chỗ đó.

Từ muốn đời nay và đến mãi mai sau thơ cũng sẽ vẫn là tiếng nói khởi phát từ lòng người, thể hiện tâm tư tình cảm, cảm xúc dạt dào của người nghệ sĩ. Khi nào con người còn có những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, còn có những nhu cầu được cảm nhận và thể hiện những nhu cầu ấy thì những tác phẩm thơ ca sẽ còn ra đời và có ý nghĩa trong cuộc sống của họ

Viết bình luận