Bình luận vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng

YÊU CẦU

- Đề bài thuộc kiểu bình luận tác phẩm văn học. Cụ thể là bình luận vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.

- Trên cơ sở phân tích, phải đề xuất được những ý kiến, nhận định, đánh giá về vẻ đẹp lãng mạn và tính-chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. MỞ BÀI

- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưư Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.

- Trong bài thơ này, .Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến với một vẻ đẹp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.

Vẻ lãng mạn của người lính Tây Tiến

2. THÂN BÀI

a) Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

- Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng một bút pháp lãng mạn, với khuynh hướng tô đậm cái phi thường, sử dụng rộng rãi các thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc, kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.

- Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân. Qua ngòi bút của ông, hình tượng người lính Tay Tiến xuat hiện đầy oai phong và lâm liệt khác thường. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, thiếu thốn ghê gớm của những người lính phải chịu đựng. Chỉ có điều, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng. Hình tượng người lính Tây Tiến màng dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thời xưa một đi không trở lại.

- Hình tượng người lính Tây Tiến còn có thêm vẻ đẹp của chất hào hoa, mơ mộng, lãng mạn. Tâm hồn tươi trẻ của những chàng trai Tây Tiến bị cuốn hút, hấp dẫn bởi cái đẹp, cái hào hoa, mơ mộng, tình tứ của cảnh vật và con người, của vũ trụ và âm nhạc nơi xứ lạ, phương xa v.v... Có thể nói, bằng ngòi bút lãng mạn của mình, Quang Dũng đã tạo nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bên ngoài, mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến khác hẳn với vẻ đẹp của người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Người lính trong bài thơ Đồng chí vốn xuất thân từ nông dân, sinh ra và lớn lên ở những làng quê nghèo đói xơ xác. Băng bút pháp hiện thực, Chính Hữu đã miêu tả một cách trần trụi những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của họ. Người lính trong Đồng chí được tập trung khắc họa ở những điểm gần gũi giống nhau, cái thống nhất được nhấn mạnh hơn cái đặc biệt, cái bình dị được tô đậm hơn cái phi thường.

- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến thể hiện được tâm hồn đẹp đẽ, giàu lòng lạc quan, yêu đời của những người lính trong thời kỉ kháng chiến chống Pháp. Trong gian khổ, con người vẫn hướng tới lí tưởng, tương lai. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ có thể vượt qua những khó khăn nghiệt ngã của hiện tại.

- Những mơ ước của những người lính Tây Tiến không phải là giấc mơ "yêng hùng", một thứ "mộng rớt" như ai đó đã từng phê phán. Đó là một nét tâm lí rất thực, là cách cảm, nếp nghĩ của cả một lớp người trong một thời kì lịch sử đặc biệt một đi không trở lại của dân tộc.

b) Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

- Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy đau thương. Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút của ông nói nhiều tới cái buồn, cái chết như là những chất liệu thẩm mĩ tạo nên cái đẹp mang chất bi hùng.

- Cảm hứng của Quang Dũng mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang, biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã.

Vẻ bi tráng của người lính Tây Tiến

- Hình tượng người lính Tây Tiến (trong đoạn thơ thứ ba) thấm đẫm tinh thần bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng. Nhà thơ đã phản ánh chân thật hiện thực khốc liệt và gương mặt tinh thần của cả một lớp người Việt Nam trong kháng chiến.

- Cái chết của người lính Tây Tiến đã được Quang Dũng miêu tả thật trang trọng, thể hiện sự trân trọng của nhà thơ trước những hi sinh của đồng đội.

- Bài thơ của Quang Dũng là một thành công, có ý nghĩa tiên phong cho khuynh hướng viết về chiến tranh mà không cần né tránh những hi sinh, mất mát.

3. KẾT LUẬN

Cùng với Tây Tiến, những bài thơ tiêu biểu cho thời kì kháng chiến như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên v.v... đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến độc đáo của mình.

Viết bình luận