Bình luận vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

YÊU CẦU

- Đề bài thuộc kiểu bình luận tác phẩm văn học. Cụ thể là bình luận về vẻ đẹp của Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng.

- Bài làm vừa phải phân tích được vẻ đẹp của Nguyệt, đồng thời, qua đó mà nhận xét, đánh giá vẻ đẹp có tính chất lí tưởng đó.

GỢl Ý LÀM BÀI

1. MỞ BÀI

- Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng (in trong tập truyện Những vùng trời khác nhau, 1970) của Nguyễn Minh Châu, là một truyện ngắn xuất sắc nhất của ông trong giai đoạn trước 1975.

- Truyện ngắn này tiêu biểu cho bút pháp trước 1975 của nhà văn, mang đậm cảm hứng lãng mạn, đặc biệt là trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Nguyệt.

Mảnh trăng cuối rừng

2. THÂN BÀI

Có thể bình luận vẻ đẹp của Nguyệt qua những phương diện sau:

a) Hình thức đẹp một cách lí tưởng (từ cái tên, "mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung" đến khuôn mặt "tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ thường" dưới ánh trăng v.v...).

b) Phẩm chất tinh thần cao đẹp một cách lí tưởng.

- Hồn nhiên, bình dị mà anh dũng tuyệt vời.

- Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu cuộc sống (trong hoàn cảnh "bao nhiêu bom đạn giội xuống" mà vẫn "không thể nào tàn phá nổi").

c) Vẻ đẹp huyền ảo, cao vời dường như không bao giờ với tới được.

d) Nhận xét, đánh giá:

- Những vẻ đẹp nói trên của Nguyệt được hiện dần lên mỗi lúc một thêm lộng lây trong con mắt đầy say mê, cảm phục của Lãm.

- Vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp có tính chất lí tưởng. Trong thực tế, giữa chiến trường ác liệt, thật khó lòng có một con người có được một vẻ đẹp tuyệt vời đến như vậy. Nhà văn đã trung thành đến cùng với ngòi bút lí tưởng hóa của mình. Cả cảnh vật thiên nhiên, cả cảnh đạn bom dữ dội nơi chiến trường chỉ là cái phông, cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Nguyệt.

- Qua nhân vật Nguyệt, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sức mạnh tinh thần vô song của dân tộc, một sức mạnh không thế lực bạo tàn nào có thể tàn phá nổi.

3. KẾT BÀI

- Vẻ đẹp lí tưởng của Nguyệt tạo nên sức hấp dẫn của Mảnh trăng cuối rừng.

- Khuynh hướng lí tưởng hóa ấy cũng là một khuynh hướng chung của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

Viết bình luận