Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Hãy chứng minh nhận định trên

Các ý chính:

1. Về tác giả và tác phẩm

- Quang Dũng là nhà thơ quân đội tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện một cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật.

- Bài Tây Tiến là tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Quang Dũng. Bài thơ được rút trong tập Mây đầu ô, được ông viết vào cuối năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, sau khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đoàn quân Tây Tiến ngày nào...

Binh đoàn Tây Tiến

2. Bài thơ thành công về nhiều phương diện, nhưng đặc sắc tổng thể của nó là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng

a) Cảm hứng lãng mạn

- Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến được dệt nên bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Bài thơ có tính chất xứ lạ, phương xa, người lính vượt qua đèo núi cao, suối sâu với tư thế đẹp, hùng dũng với nỗi nhớ "chơi vơi", "Heo hút cồn mây súng ngửi trời", với "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", "mưa xa khai"...

- Bút pháp lãng mạn còn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của "thác gầm thét", "cọp trêu người" nhằm tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi", "Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm"...

- Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan "bừng lên hội đuốc hoa" với cái nhìn ngơ ngác "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" lẫn cái e ấp, tình tứ "Khền lên man diệu nàng e ấp - Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ". Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế (Người đi... chiều sương/hồn lau nẻo bến bờ/dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...). Cảnh như được phủ lên màn sương huyền thoại, da diết, hồn của ngàn lau... giống như một bức cổ họa.

- Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất thơ lãng mạn.

Qua cảnh để nói hoài niệm, tạo nên một tình yêu bâng khuâng của tác giả đối với vùng đất nước một thời gắn bó sâu nặng.

b) Tinh thần bi tráng

- Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc bi tráng khác thường "không mọc tóc", "xanh màu lá dữ oai hùm", "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới"...

- Bốn câu thơ tiếp theo nói về cõi chết cũng khác thường (Rải rác biên cương mồ viễn xứ/Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/Ao bào thay chiếu anh về đất...).

Hai khổ thơ tạo hình dữ dội, nói lên cái tột cùng cơ cực, lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng. Đến cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng, hiệp sĩ... từ Hán Việt được sử dụng tạo âm hưởng bi hùng. Câu thơ "Sông Mã gầm lèn khúc độc hành" giống khúc nhạc "Chiêu hồn tử sĩ" thật dữ dội bi tráng giữa không gian bát ngát.

- Chính nhờ cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Tác giả nhìn thẳng vào sự thật: sự cơ cực, cái chết nhưng nhờ cảm hứng lãng mạn đã xóa đi những nét tiều tụy, lạnh lẽo, bi thảm làm cho người lính trở nên oai hùng, sang trọng, hào hoa. Đó là "Những tráng sĩ một đi không về", một quan niệm về người anh hùng có màu sắc lãng mạn riêng của văn học quá khứ.

- Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hặo hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, mĩ lệ được tác giả hướng hồn thơ ngưng vọng vào cả một thế hệ anh hùng - những người lính "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Vùng đất Mai Châu

3. Tây Tiến là bài thơ hay viết về người lính gốc Hà Nội thời kháng chiến chống thực dân Pháp

Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cùng thơ kháng chiến viết về người lính của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi... làm thành mảng riêng đặc sắc trong nền thơ chung.

Viết bình luận