Tệ nạn bạo lực trong gia đình cậu bé Phác gây ra hậu quả xấu như thế nào? Tư tưởng nhân đạo của nhà văn biểu hiện ra sao?
Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác là nỗi đau khổ nặng nề mà người mẹ và những đứa con phải gánh chịu. Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần vì bà luôn nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương. Dù bà hết sức che chắn (xin chồng đừng đánh mình trên thuyền, trước mặt con cái) nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật khiến bà "vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã". Đứa con - cậu bé Phác - vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy niềm tin trong trẻo của tuổi thơ đã bị rạn vỡ.
Nói về tệ nạn này, Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực mà còn ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng đời sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em. Con mắt nhân đạo của nhà văn còn thể hiện ở nỗi lo âu đầy trách nhiệm: cậu bé sẽ thành người thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi tích cực?
Viết bình luận