Cảm nhận của Anh/Chị về chi tiết “bát cháo hành" mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (“Chí Phèo" - Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (“Đời thừa" - Nam Cao)

Nam Cao (1915-1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông để lại một sự nghiệp văn chương khá khiêm tốn: hơn 60 truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết “Sống mòn". Nhớ Nam Cao, bạn đọc không bao giờ quên truyện “Chí Phèo", nói về Chí Phèo, Bá Kiến - hai con quỷ dữ của làng Vũ Đại trước năm 1945; nhớ tới văn sĩ Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa".

Truyện của Nam Cao có nhiều tính huống giàu kịch tính, có không ít chi tiết, tình tiết mang tính nghệ thuật điển hình đặc sắc đầy ám ảnh. Người đọc sẽ nhớ mãi chi tiết "bát cháo hành " mà nhân vật Thị Nở mang lại cho Chí Phèo (truyện “Chí Phèo") và chi tiết "bát nước đầy và nước hãy còn ấm ” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (truyện “Đời thừa"). Đó là hai chi tiết điển hình đã góp phần tô đậm tính cách và số phận nhân vật, làm nổi bật ý nghĩa và giá trị hiện thực - nhân đạo của tác phẩm, đồng thời cho thấy nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao.

Trước khi nói lên cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành"..., chúng ta cũng cần nhớ lại một vài nét về “thân nhân" của hai nhân vặt Chí Phèo và Thị Nở.

Chỉ vì cái tội “xoa bụng đấm lưng" cho vợ ba Bá Kiến mà Chí Phèo phái đi tù đến 7-8 năm! Anh canh điền vốn hiền như cục đất đã thay đổi hẳn: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hơn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!" khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại.

Bát cháo hành

Ở cái làng Vũ Đại “quần ngư tranh thực", đã có ai cả gan chửi cha con Bá Kiến, “mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất", sau đó “cụ Bá" phải mời Chí vào nhà giết gà, làm cơm đãi rượu, được tặng thêm một đồng bạc và thật vinh hạnh vì “còn có họ" với Lý Cường. Chí Phèo trở thành nổi tiếng: đòi được món nợ 50 đồng bạc mà đội Tảo đã vay của “cụ Bá"; Chí Phèo được cụ thưởng cho 5 đồng bạc và bán cho 5 sào vườn ở bờ sông. Năm 24 tuổi, Chí Phèo vươn tới đỉnh cao danh vọng như hắn tự đắc nghĩ: "Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!". Đâm thuê chém mướn, đập đầu, rạch mặt, chửi bới dọa nạt trong lúc say... rồi trở thành một trong hai con quỷ dữ của làng Vũ Đại, khiến cho cả làng đều sợ hắn, “tránh mặt hắn mồi lần hắn qua"... Cái mặt hắn biến dạng, đầy những vết sẹo ‘Vằn dọc vằn ngang", như cái mặt của một con quái vật “vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio"...

Còn Thị Nở? Cô nàng vốn là “giòng giống của một nhà có mả hủi", “xấu ma chê quỷ hờn", ngoài 30 tuổi chưa có chồng. Chỉ có Thị mới dám cả gan bước vào lều con quỷ dữ ở cạnh bờ sông để xin lửa, xin nước!

Thế rồi không biết trời xui đất khiến, quỷ thần làm ông tơ xe duyên cho Chí Phèo Thị Nở thành “đôi lứa xứng đôi”. Dù hai đứa bén duyên nhau vẻn vẹn có 5 đêm ngày, dù sau này bà cô Thị độc đoán và độc ác bắt Thị phải "dừng yêu" thì có lẽ không bao giờ Thị quên được những giây phút ái ân với con quỷ dữ! Dù sau khi tự sát, bước sang thế giới bên kia, Chí Phèo có lẽ không bao giờ quên được hương vị “bát cháo hành " mà ả tình nhân ban tặng?.

Có độc giả đã quả quyết nói rằng cuộc ái ân giữa Chí Phèo và Thị Nở là một “thiên diễm tĩnh", tuy chẳng bền chặt đến đầu bạc răng long, chẳng có “đặt giường .thất bảo vây màn bát tiên" nơi lầu son gác tía như Từ Hải - Thúy Kiều, mà chỉ có bãi cỏ, bờ sông, hàng chuối. Nhưng lại có trăng thanh, gió mát, là chuối đẫm sương đêm, ngời ánh trăng đang giãy lên đành đạch như hứng tình! Chính trong đêm trăng ấy, Chí đang "ngửa ngáy quá" thì hắn bắt gặp Thị Nỡ đang tênh hênh nằm ngủ bèn bờ sông, "cái mồm mụ há hốc lên trăng mà ngủ". Thị Nở là hiện thân của sự vô tâm, vô tư và yêu trăng. Được ngủ dưới trăng thì quả là “nghìn vàng khôn chuộc". Chí Phèo đã ngắm nghía, đã hồi hộp đứng lặng. Rồi hắn đã ôm chầm lấy người đàn bà "xấu ma chê quỷ hờn". Thật buồn cười là lúc đầu, Thị Nở kêu lên... kêu lên một thì Chí Phèo gào lên mười. Đối với dân làng Vũ Dại thì khi nghe Chí Phèo la lên, hét lên thì ai cũng cho đó chỉ là một chuyện rất bình thường đối với họ. Ai hơi công đâu mà đoái hoài!

Cuộc làm tình của Chí Phèo lúc đầu chỉ mang tính bản năng sinh vật của một con quỷ dử vừa mới nốc hết ba chai rượu với Tự Lãng - thầy cúng kiêm hoạn lợn, với một ả đàn bà "ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích" mà thôi! Nhưng rồi "men say tình ái" cũng kỳ lạ! Hai anh ả quấn lấy nhau nằm ngủ dưới trăng. Có lẽ vì rượu, vì sương đêm vì vì... tình mà gần sáng, con quý dữ bị cảm. Hắn mửa thốc mửa tháo ra! Thật là tình cảm, Thị Nở đã “quàng tay vào nách" người thương, dìu hắn đi và "hắn đu vào cổ Thị, hai đứa lảo đảo đi về lều". Thị Nở thương hại, xúc động ngắm nhìn Chí. Như một bà lang vườn, Thị Nở chợt nghĩ ốm đau thế này chỉ ăn cháo hành là khỏi, Thị đã ba chân bốn cẳng chạy về nhà nấu cháo. Chỉ một lát sau, Thị đã bê nồi cháo hành sang cho người thương!

Bát cháo hành, ánh mắt, lời nói... của Thị Nở đã thể hiện tấm lòng, sự chăm sóc ân cần, chứa chan tình cảm của Thị khi Chí Phèo bị cảm nặng. Bát cháo hành có khác nào "chén muối, đĩa gừng" của người vợ tào khang ngày xưa:

"Tay bưng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau ”

(Ca dao)

Thị Nở cứ đứng nhìn gã nhân tình húp cháo, mồ hôi tủa ra đầy trán, đầy mặt, húp một cách ngon lành. Thị Nỡ khẽ thốt lên: "Ôi sao mà hắn hiền...". Chỉ có Thị Nớ, người đàn bà độc nhất vô nhị ở làng Vũ Đại có "con mắt xanh" phát hiện ra bản chất lương thiện của Chí Phèo đã bị vùi lấp bao lâu nay. Thị lại khẽ thốt lên lần nữa: ‘Hắn cười nghe thật hiền...“

Bát cháo hành là món quà vô giá, là “tặng phẩm tình yêu" mà Chí Phèo nhận được ở tấm lòng yêu thương của Thị Nở. Bát cháo hành là sự săn sóc của Thị đã thức tỉnh linh hồn Chí. Mấy chục năm rồi, Chí chỉ đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ mới có miếng để ăn, thế mà “sáng nay“, hắn được ăn cháo hành lúc ốm đau, bát cháo hành của một người “đàn bà“\ đó là món quà vô giá mà “hắn được một người đàn bà cho”. Vừa ăn cháo, Chí “bâng khuâng mơ hồ buồn". Chí nghe thấy tiếng chim hót, tiếng cười nói lao xao của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá của anh thuyền chài,... Rồi Chí bâng khuâng nhớ lại những mơ ước bình dị về mái ấm hạnh phúc thời trai trẻ. Chí nghĩ về đoạn đường sắp tới: “Nếu không còn sức mà cướp giật, dọa nạt nữa...“, thì bấy giờ mới nguy! Chí sống trong tâm trạng “thèm lương thiện \ muốn được “làm hòa" với mọi người.

Chi tiết “bát cháo hành“ là một chi tiết nghệ thuật điển hình được Nam Cao sáng tạo nên, nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lý và bi kịch của Thị Nở và Chí Phèo. Nó còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của Nam Cao về khả năng cảm hóa của tính người, góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện “Chí Phèo".

Đời thừa

Hương vị bát cháo hành chỉ tồn tại được 5 ngày 5 đêm đối với “đôi lứa .xứng đôi“, vì sau đó Thị Nở đà “dừng yêu“ để Thị hỏi bà cô của Thị - “cái con khọm già\“. Thương Chí Phèo, thương số phận bi thảm của anh, khi anh bị cự tuyệt quyền làm người - người lương thiện. Còn đâu hương vị bát cháo hành nữa? Chí chỉ còn biết “ôm mặt khóc rưng rức!"...Thương hại thay!

Cũng nói về bi kịch của kiếp người, truyện “Đời thừa" là một thành công đặc sắc của Nam Cao viết về nhân vật Hộ, nhà văn nghèo trong xã hội thực dân phong kiến.

“Đời thừa“ có nhiều tình huống, chi tiết đầy ấn tượng, tiêu biểu là chi tiết 'ấm nước đầy' và nước hãy còn ấm" mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ giữa đêm khuya.

Từ là một cô gái ở với mẹ già bị mù, nàng đã lỡ làng vì bị gã tình nhân phụ bạc bỏ rơi. Khi đang chơi vơi, tuvệt vọng, “cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào, bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả“ thì Hộ đã cúi xuống chở che, nâng đỡ. Hộ nuôi mẹ già, nhận Từ làm vợ, nhận làm bố cho đứa con riêng của Từ. Hộ là một văn sĩ vừa có tài vừa có tâm. Anh viết thận trọng, từng mơ ước để lại một kiệt tác “sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời". Anh ôm ấp một lý tướng đẹp, được trở thành một kẻ mạnh để “giúp đỡ ké khác trên đôi vai mình“. Với Hộ thì văn chương là để ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, làm cho “người gần người hơn“. Đó là một lý tưởng nhân đạo cao cả.

Nhưng rồi, sau khi gắn đời mình với Từ, văn sĩ Hộ rơi dần vào bi kịch. Vợ thất nghiệp, một đàn con thơ nhiều sài, đẹn, nheo nhóc. Hộ phải lao vào viết vội để kiếm tiền nuôi vợ con. Có lúc, anh tự xỉ vả mình là “một thằng khốn nạn". Anh thất vọng tự than: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta dã hỏng đứt rồi\"...

Hộ là một nhà văn, một trí thức nhưng có hai điểm, hai điểm rất đáng chê, đáng trách. Thứ nhất, anh đã lấy rượu, coi rượu như một “thần dược“ để giải cứu bế tắc hoàn cảnh. Anh đã nhầm và tự đầu độc mình trở thành một kẻ bê tha, say rượu triền miên, có lúc say vừa đi vừa ngủ trên đường, có lúc say “như một khúc gỗ,... ngủ say như chết", lúc ngã xuống giường! Cái đáng chê thứ hai là anh đã tự hủy hoại nhân cách nhân cách một người chồng, một người cha! Thật đáng chê là rất nhiều lần Hộ đánh vợ! Thật đáng sợ là lúc say rượu, mắt Hộ “gườm gườm" nhìn Từ và đàn con thơ, đòi “vật một nhát cho chết cả\".

Đối với Từ, cảnh ngộ của nàng thật đáng thương. Nhà nghèo, ít học, không vốn liếng. Vì non dạ. cả tin mà bị “Sở Khanh đời mới" lừa! Từ nhân hậu, dịu dàng; nàng yêu Hộ với tất cả tấm lòng son sắt, nhẫn nhục, vì chịu ơn "Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi". Nghĩa là rất trung thành, rất thủy chung tình nghĩa.Vì thế, mà nhiều lần bị Hộ đánh, đuổi đi nhưng nàng vẫn nhẫn nhục “cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương", vẫn yêu chồng yêu con tha thiết. Cuộc đời nhân vật Từ,-có thể nói là một cuộc đời “bạc mệnh" rất đáng thương.

Những điều phân tích trên đây là cơ sở để ta cảm nhận chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ.

Cái đêm hôm ấy, giữa đêm khuya, Từ bị Hộ đánh, chửi, đuổi cả mấy mẹ con ra khỏi nhà là lần thứ mấy mươi, thật không đếm nổi! Từ một mình một nách mấy đứa con thơ! Mấy mẹ con đã nhiều ngày bị đói! Đuổi vợ con ra khỏi nhà, rồi Hộ ngủ say như chết. Kẽ say rượu cần chi biết trời đất nữa! Mẹ con Từ có chết, có gặp tai họa gì trong đêm thì Hộ cũng chẳng biết!

Thế mà Từ chẳng giận, chẳng ôm con bỏ đi, Từ càng thương chồng con. Sau khi tìm được cách để vào nhà. Từ ru cho con ngủ. Nàng đã tìm mọi cách để săn sóc chồng, “...ấm nước đầy và nước hãy còn ấm", Từ đã dành sẵn để Hộ có cái uống khi tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút yêu thương, tận tình tận nghĩa, đức hy sinh và tấm lòng bao dung của người vợ đối với người chồng. Chính ấm nước ấy và cái cử chỉ Từ choàng tay ôm lấy cổ chồng, nước mắt giàn giụa, nức nở nói với chồng: “Chính vì em mà anh khổ...\" đã thể hiện lòng vị tha, đôn hậu của người vợ. Chính những cử chỉ, lời nói, sự săn sóc của Từ mà Hộ ăn năn, hối hận về những hành vị vũ phu, tàn nhẫn đối với vợ con. Lương tâm và lương tri của anh được đánh thức. Hộ khóc nức nở, nước mắt trào ra, bật ra “như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh". Anh thổn thức và nghẹn ngào tự lên án minh “chỉ là... một thằng... khốn nạnl".

Chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" trong truyện “Đời thừa" là một trong nhiều chi tiết điển hình rất cảm động khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật (Từ), ca ngợi đức hy sinh, tâm hồn đôn hậu của người vợ, của người phụ nữ trong mỗi gia đình. Và đó là nguồn gốc của mái ấm tình thương, và đó cũng là sức mạnh cảm hóa để vun đắp tình người.

Giá trị nhân đạo của truyện “Đời thừa" chính là ở các chi tiết “ấm nước đầy...", cái cứ chỉ choàng tay ôm cổ chồng của Từ, tiếng khóc và lời ru con trong nước mắt của Từ, những giọt khóc và lời tự trách, tự rủa của Hộ! Những chi tiết điển hình đã góp phần làm cho “văn chương gần người hơn"', câu chuyện kể hấp dẫn hơn, cho thấy bút pháp nghệ thuật của Nam Cao giàu cá tính, sáng tạo.

Viết bình luận