Cảm nhận những câu hát than thân sau đây: Thân em như tấm lụa đào, ... Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Đề bài:

Phân tích điểm chung và nét riêng của những câu hát than thân sau đây:

1. Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

2. Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

3. Thân em như giếng giữa dàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Bài làm:

Ca dao dân ca - suối nguồn yêu thương ngọt ngào như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ - không chỉ nói đến tình cảm yêu thương quê hương đất nước mà còn thể hiện sâu sắc nỗi đau thân phận của người dân lao động trong xã hội phong kiến. Đặc biệt, nỗi đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ đã được khắc họa rõ nét thông qua chùm ca dao bắt đầu bằng mô tip “Thân em”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nét đặc sắc của ba bài ca dao dưới đây:

1. Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

2. Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

3. Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Có thể nói đây là ba bài ca dao điển hình cho chùm ca dao than thân của người phụ nữ. Ba bài có những nét giống nhau và những nét riêng hết sức đặc sắc.

Để thấy được nét tương đồng của ba bài ca dao, ta cần phải đặt nó vào trong cả một hệ thống. Cả ba bài đều nằm trong chùm ca dao than thân, đó là điểm giống nhau dễ nhận ra nhất. Cả ba bài đều sử dụng một lôi mở đầu quen thuộc là “Thân em” để nói lên số phận bấp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ba bài ca dao đều thể hiện nỗi đau thân phận của người phụ nữ khi bị phụ thuộc vào kẻ khác, không có quyền quyết định số phận của mình. Tuy ý thức rõ giá trị của bản thân (từ “ruột trong thì trắng”, thơm, “ngọt bùi” của củ ấu gai đến vẻ đẹp xinh tươi, rạng ngời của “tấm lụa đào” và sự mát lành của “giếng giữa đàng”) nhưng người phụ nữ không khỏi ngậm ngùi trước sự bé nhỏ, bị coi thường của mình.

Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

Ca dao dân ca là sáng tạo của tập thể nhưng bên cạnh cái chung hay sự tương đồng gần gũi thì mỗi bài lại có nét riêng đặc sắc. Ba bài ca dao tuy đều bắt đầu bằng “Thân em” nhưng mỗi bài lại thể hiện những ý tình khác nhau:\

Thân em như tấm lụa đào,

Phất pha giữa chợ biết vào tay ai.

Nhân vật trữ tình ở đây ý thức được vẻ đẹp của mình: “lụa đào” là loại lụa có màu sắc đẹp, sang trọng, quý phái. Nhưng ngay trong sự tự ý thức về giá trị đó cũng hàm chứa nỗi lo lắng cho số phận của mình. Lụa đẹp nếu vào tay người quân tử biết “thương hoa tiếc ngọc” thì sẽ được trân trọng, bền đẹp mãi còn nếu rơi vào tay kẻ phàm phu “vùi hoa dập liễu” thì tấm lụa sẽ không được nâng niu, gìn giữ và sớm muộn cũng sẽ trở thành vật vứt đi. Nỗi băn khoăn đó của người phụ nữ bắt nguồn từ quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng bắt gặp nhiều câu ca dao có nội dung tương tự câu ca dao trên như:

Mình em như cá giữa rào,

Kể chài người lưới biết vào tay ai?

Hình ảnh con cá vẫy vùng giữa sông nước thật thoải mái! Nó tự do trong “giang sơn” của riêng nó. Nhưng số phận con cá lại do kẻ chài lưới định đoạt. Con cá hiểu điều đó nên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không biết sẽ bị mất tự do khi nào. Đau lòng thay!

Thân em như của ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Nếu cô gái ở bài ca dao thứ nhất có phần tự hào về nhan sắc của mình thì cô gái trong bài ca dao thứ hai lại ý thức được những hạn chế về mặt hình thức của mình thông qua phép so sánh “Thân em như củ ấu gai”. Mặc dù củ ấu gai ăn rất ngọt, bùi, bên trong trắng ngần nhưng thường không được để ý. Đơn giản là bởi vẻ ngoài của nó không mấy ưa nhìn. Người đời không coi trọng củ ấu gai vì nó có vẻ ngoài xấu xí. Người con gái ở đây biết bành thức bên ngoài của mình không được hấp dẫn nhưng cũng ý thức và tự hào về tâm hồn trong trắng, thanh cao của mình. Cô mong người đời đùng chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài mà vội vàng đánh giá con người cô. Bài ca dao là lời tâm tình khiêm nhường với nội dung chủ yếu là nhu cầu muôn được người khác hiểu mình, hiểu được phẩm chất cao đẹp, trong trắng của mình, tương tự như bài ca dao:

Em như cây quế giữa rùng,

Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.

Khác với hai bài trước, bài ca dao số 3 thể hiện sắc thái than thân rõ ràng hơn cả. Hình ảnh so sánh nổi bật trong bài là giếng nước - một hình ảnh vô cùng quen thuộc với làng quê xưa. Nhưng giếng nước ngọt, nước trong mát lành lại ở “giữa đàng”, nơi mà người qua kẻ lại tấp nập. Và làm sao có thể biết được trong số ấy ai là “người khôn” ai là “kẻ phàm”, mà cho dù có biết được thì “giếng giữa đàng” cũng không thể lựa chọn người dùng nước giếng. Người có lòng thanh nhã thì dùng nước giếng để rửa mặt, kẻ phàm tục lại ngang nhiên lấy nước để rửa chân. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho số phận người con gái khi cất bước đi lấy chồng. Nếu may mắn, họ sẽ lấy được người chồng biết yêu thương và sẽ là bất hạnh nếu lấy phải một người chồng không biết yêu thương, trân trọng gíá trị của mình. Nỗi khổ đau hay hạnh phúc của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng, giông như giá trị của “giếng giữa đàng” không được quyết định bởi chất lượng của nước mà bởi thái độ của người dùng nước.

Cả ba bài ca dao đều thuộc chùm ca dao than thân nhưng mỗi bài lại có cách thể hiện riêng hết sức đặc sắc. Tất cả đều cho ta thấy phẩm chất, số phận và tâm tư của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Viết bình luận