Văn lớp 2: Chia buồn, an ủi

1. Ông em (hoặc bà em) bị mệt. Em hãy nói với ông (bà) 2-3 để tỏ rõ sự quan tâm của mình.

1-1. Hướng dẫn:

Em đọc kĩ lại yêu cầu của bài tập. Bài tập yêu cầu em nói những lời gì? Nói với ai, trong hoàn cảnh nao? Sau khi xác định được đối tượng, hoàn cảnh, nội dung (giao tiếp), em hãy dùng những từ ngữ của mình diễn đạt thành những câu nói đó.

1-2. Gợi ý:

Em có thế nói với ông (bà) những lời sau đây để an ủi, thông cảm và biểu lộ sự quan tâm.

Nói với ông:

“Ông ơi! Ông có mệt lắm không? Ông đau, mỏi nhức ở chỗ nào? Ông để cháu xoa bóp cho ông nhé! Cháu mà xoa bóp gần như các bác sĩ đấy!

Tuần trước, mẹ bị sốt cháu đặt tay lên trán mẹ, xoa đi, xoa lại mấy lần là thấy trán mẹ mát lại ngay.

Mẹ nói bàn tay cháu là bàn tay tiên đấy ông ạ! Để cháu làm thử cho ông nhé.”

Nói với bà:

“Bà ơi! Bà mệt lắm phải không? Thấy mắt bà lờ đờ là cháu biết ngay mà. À, để cháu pha ly nước chanh cho bà nhé. Nước chanh mát và bổ lắm, bà ạ! Hôm cháu bị sốt, mẹ cũng pha cho cháu một ly nước chanh. Cháu uống vào, một lúc sau là cháu dậy, dẫn em Hoàng đi chơi được đấy. Cháu cam đoan là bà uống vào sẽ đỡ mệt ngay. Uống xong, cháu đỡ bà dậy ra sân hóng mát, bà nhé”!

Chia buồn an ủi - Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà)

2. Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà):

a.Khi cây hoa do ông (bà) trồng đã bị chết.

b.Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

2.1. Hướng dẫn:

Em đọc kĩ yêu cầu của bài tập: nói lời an ủi, cảm thông với ông (bà) trong những hoàn cảnh mà ông (bà) đang ở trong tâm trạng buồn. Khi xác định nội dung, em suy nghĩ tiếp để chọn những từ ngữ cần dùng rồi sắp xếp các từ ngữ đó lại, diễn đạt đúng nội dung yêu cầu đề ra.

2.2.Gợi ý:

Em có thể nói những lời như sau:

a)“Cây hồng nhung Đà Lạt ông trồng chết rồi hả ông? Tiếc quá ông nhỉ! Mấy ngày hôm nay, thời tiết nắng nóng quá, con chó Vàng nhà mình vốn khỏe thế mà cũng nằm lè lưỡi, thở hổn hển dưới gốc cầy nhãn suốt ngày thì cây cối làm sao không héo úa phải không ông? À, cháu nhớ ra rồi. Hôm cháu đi chợ với mẹ, khi đi ngang qua khu chợ hoa, cháu thấy nhiều chậu hồng đẹp lắm. Để cháu nói với bố đưa ông ra chợ, chọn một chậu thật đẹp mua về. Cháu sẽ giúp ông chăm sóc nó. Hai ông cháu mình mà cùng chăm sóc thì chậu hoa sẽ lớn nhanh lắm ông nhỉ? Cháu tin là lần sau nó sẽ không bỏ ông đâu ông ạ! Ông đừng buồn nữa ông nhé!”

b)“Cái kính của ông bị vỡ rồi hả ông? Uổng quá ông nhỉ! Nghe bố cháu nói, cái kính này là vật kỉ niệm mà người bạn chiên đấu cùng ông thời đánh Mĩ mua tặng ông trong dịp hai người gặp nhau trong chuyến du lịch ở Đà Lạt hồi năm ngoái, phải không ông? Thê thì tiêc quá, ông nhỉ! ông buồn lắm phải không ạ? Trưa nay, bố cháu về, cháu nói với bố chở ông ra cửa hàng kính thay lại, được không ông? Ngày mai, ông lại có kính đế đọc báo rồi ông nhỉ!

Chia buồn an ủi- Ông em (hoặc bà em) bị mệt Em hãy nói với ông (bà) 2-3 để tỏ rõ sự quan tâm của mình

3.Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà.

Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.

3.1. Hướng dẫn:

Em đọc kĩ yêu cầu của đề ra, đề ra yêu cầu em thực hiện viết một văn bản thuộc loại gì? (thư) với nội dung gì (thăm hỏi); viết cho ai? (ông bà) khi được tin gì ở quê (trận bão). Xác định được những vấn đề trên, em hãy dùng từ ngữ của mình để diễn đạt thành một bức thư ngắn gửi ông bà.

(Chú ý địa điềm, thời gian, cách xưng hô).

3.2. Gợi ý: Em có thể viết một bức thư như sau:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày... tháng... năm...

Ông bà nội kính mến của cháu!

Cháu là Thu Hà, đứa cháu gái út của ông bà đây ạ! Cháu không về cùng với ba mẹ để thăm ông bà và các bác, các cô, các anh, các chị trong lần này được.
Vì cháu đang chuẩn bị thi học kì. Nghe tin quê mình bị một trận bão lớn, cháu rất lo. Lo nhất là về sức khỏe của ông bà. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa, cây côi, mùa màng có bị hư hại nhiều không? Cây sầu riêng hạt lép cơm vàng mà hai ông cháu trồng ở cuối vườn, có bị đổ không ạ? Cháu rất mong tin của ông bà.

Cháu kính chúc ông bà sức khỏe. Hè này cháu sẽ về thăm ông bà.

Cháu gái của ông bà

Ngọc Diễm

Viết bình luận