Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh cho chữ trong ngục (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Tại sao tác giả gọi đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"

Trong lịch sử nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân nổi bật lên với một phong cách ngông đầy ấn tượng. Bằng ngòi bút tài hoa và những kiến thức lịch lãm, uyên thâm của mình, ông được coi là người suốt đời đi tìm cái đẹp. Nếu là miêu tả thiên nhiên, cảnh vật thiên nhiên của Nguyễn Tuân phải thật đẹp, thật thơ, thật hùng vĩ, dữ dội. Nếu tả người, người đó phải thật tài hoa, nghệ sĩ. Đến với "Chữ " người tử tù", ta được bắt gặp một Huân Cao như thế, một người tử tù tài hoa, khí phách và có cái tâm thật đẹp. Tất cả được thể hiện một cách tập trung nhất ở cảnh cho chữ. Với đoạn văn tả cảnh cho chữ này, Nguyễn Tuân đã để lại cho nền văn học dân tộc một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Chữ người tử tù

Câu chuyện mở đầu bằng chi tiết quản ngục tỉnh Sơn nhận phiến trát thông báo tiếp nhận sáu tên tử tù và kết thúc bằng một cảnh cho chữ đầy ấn tuợng.

Huấn Cao - tên tử tù là người cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình người có văn võ song toàn và đặc biệt có tài viết chữ, nay đang chờ ngày chết chém. Quản ngục - người đại diện cho quyền lực thực dân, phong kiến lại là người có cặp mắt "biệt nhỡn liên tài". Kẻ tử tù với bản lĩnh của mình đã khiến người quản ngục phải cảm phục. Trải qua thời gian, ngày xử chém sắp đến, quản ngục mong muốn có được chữ của Huân Cao để treo ở trong nhà mà chưa được. Chỉ đến khi phiến trát thông báo ngày xử tử được đưa xuống, vào cái ngày cuốì cùng mà Huấn Cao còn được sống, họ đã cởi bỏ được hết những nghi ngờ, hiểu lầm để thực sự hiểu nhau và cuối cùng có được một cảnh cho chữ thật cảm động, về mặt vị thế, họ vẫn đứng ở hai cực đối lập nhau, nhưng về mặt tình cảm và nghệ thuật, họ đã trở thành những người tri kỉ:

"Đêm hôm ấy, trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chặt hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhẹn, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực cùa một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bộc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gày gò thì “run run bưng chậu mực”.

Trải qua biết bao khó khăn, hiểu nhầm, cuối cùng thì Huấn Cao và quản ngục cũng đã gặp nhau. Sự hoà hợp về tâm hồn và sự đốì lập về vị thế đã khiến cho cảnh gặp gỡ đầy kịch tính, từ đó, nhà văn bộc lộ. những giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc. Cảnh cho chữ không diễn ra ngay từ đầu, lúc Huân Cao và các .bạn tù mới được chuyển đến. Nó diễn ra vào ngày cuối cùng trong cuộc đời của Huấn Cao. Chúng ta tự hỏi: Vì lí do gì mà Huấn Cao lại thay đổi thái độ, đồng ý cho chữ quản ngục? Nếu như.quản ngục chỉ là một quản ngục, giống như bao kẻ khác, còn Huấn Cao chỉ là một tên tử tù, coi quản ngục giống như biết bao những kẻ tiểu nhân khác thì sẽ không bao giờ có chuyện đó xảy ra. Ai cũng biết, Huấn Cao sinh thời, nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ. Bởi vậy nên cả cuộc đời mình ông mới chỉ dành chữ của mình cho ba người bạn mà ông coi là tri kỉ. Vậy, khi quyết định cho chữ quản ngục cũng có nghĩa là ông đã đồng ý kết nạp quản ngục trở thành một trong những người bạn tri kỉ hiếm hoi của mình. Từ thái độ khinh bỉ đến tột cùng, ông đã dành cho quản ngục sự ưu ái đặc biệt. Giữa xã hội phong kiến nhơ nhuốc, quản ngục như "một thanh âm trong trẻo trong một bản nhạc mà nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn". Huấn Cao chấp nhận thầy quản bởi thầy có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và một sở thích cao quý khác hẳn với những kẻ tiểu nhân khác. Cho chữ, hành động của Huấn Cao không phải đang dâng nộp báu vật cho người coi giữ mình; cũng không phải là cách của một người trả ơn kẻ đã biệt đãi mình; và đặc biệt, đó càng không phải là hành động của một người sợ hãi trước quyền thế. Tất cả chỉ xuất phát từ lí do duy nhất: ông hiểu và cảm động và không muôn phụ mất "một tấm lòng trong thiên hạ”. Người tử tù ấy giờ đây giành đêm cuối cùng của mình để sáng tạo ra những nét chữ bay bổng, chứa “hoài bão tung hoành của cả một đời người”. Cuộc đời mình, Huân Cao chỉ "nhất sinh đệ thủ bái mai hoa" nhưng đứng trước một người có nhân cách cao khiết, sống trong môi trường nhơ nhuốc nhưng vẫn hướng tâm hồn mình ra ánh sáng của lương thiện. Cảnh cho chữ đã trở thành nơi hoà hợp của hai tâm hồn luôn khát khao hướng tới cái đẹp. Họ đang gặp nhau trong từng nét chữ đang được hiện ra trên tấm lụa trắng và cùng nhau toả sáng chói lọi trong ánh sáng của xã hội đương thời.

Nguyễn Tuân nổi bật lên với một phong cách ngông đầy ấn tượng

Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh xứng đáng như lời bình giá của tác giả: "Cảnh xưa nay chưa từng có". Chơi chữ từ bao đời nay đã là một thú chơi tao nhã không chỉ của dân tộc ta, còn được gọi là thư pháp - nghệ thuật thư pháp. Thú chơi ấy thường diễn ra những nơi nếu không sang trọng, đài các thì cũng rất tao nhã và tất nhiên, người sáng tạo ra những nét chữ ây cũng là một người nghệ sĩ tài hoa. Cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" thì có lẽ sẽ là cảnh đầu tiên và duy nhất mà ở đó, nơi diễn ra cho chữ không phải là những thư phòng mà là nơi ngục tối ẩm ướt, "tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Người hoạ sĩ trổ tài không như những nhà nho bình thường mà cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang khoan thai, ung dung đậm tô từng nét chữ, còn kẻ lẽ ra có quyền thế thì lại "khúm núm", "run run".

Những sự đối lập được dựng lên và phát huy tác dụng một cách triệt để trong việc làm nổi bật lên vẻ đẹp của cảnh cho chữ. Đó là sự đối lập giữa cái tối tăm, chặt hẹp và nhân cách tuyệt vời của người tù. Nhà tù càng tối tăm ẩm uớt thì ở đó, nhân cách Huấn Cao hiện lên càng cao đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để cho Huấn Cao vẫn viết chữ với "cổ đeo gông, chân vướng xiềng"; tác giả đã không để cho quản ngục mở xiềng xích cho ông Huấn và chính vì lẽ đó mà cái ung dung của Huấn Cao càng làm cho ông tỏa sáng, càng khiến cho người ta phải cảm phục. Chính từ nơi tối tăm ngục tù, cái đẹp đã sinh thành và được nâng niu, toả sáng bằng những tâm hồn đẹp. Một sự thay bậc đổi ngôi đã diễn ra, không còn người tù, mà cũng không còn quản ngục, chỉ còn người nghệ sĩ và sự cuốn hút say mê, ngưỡng mộ những nét chữ đang dần hiện ra trên nền lụa trắng. Người tử tù, sau khi sáng tạo cái đẹp đã đứng lên cao hơn để giáo huấn: "Tôi bảo thực đấy, thày quản nên tìm về quê mà đi đã. Thày hãy thoát khỏi cái nghề này đi rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến lem luốc cái đời lương thiện đi". Những lời ấy khiến quản ngục phải rơi nước mắt mà nghẹn ngào vái lạy: "Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh". Với cảnh này, nhà tù là hiện thân của cái xấu, cái ác, của bộ máy thống trị đã sụp đổ hoàn toàn để nhường chỗ cho cái đẹp, cái thiên luơng. Với cảnh này, tuy ngày mai lên đoạn đầu đài nhưng Huấn Cao không đi vào cõi chết mà đang đi vào cõi sông vĩnh hằng. Nét chữ vuông vắn, tươi tắn thể hiện chí tung hoành của cả một đời người kia sẽ còn lại mãi trong lòng thơ lại, trong quản ngục. Nó chứng minh cho sức mạnh phi thường của cái đẹp. Chỉ có nghệ thuật và cái Tâm mới có khả năng bất tử hoá, vĩnh viễn hoá cái Đẹp.

Cảnh cho chữ trở thành nơi tập trung cao nhất vẻ đẹp của Huân Cao với cái Tài, khí phách và cái tâm cao đẹp. Sự trùng lặp nhiều chi tiết giữa nhân vật này với ông huân đạo Cao Bá Quát, người mà cuộc đời và sự nghiệp đã trở thành giai thoại ở triều Tự Đức, cho phép ta nghĩ rằng Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để viết một thiên tụng ca về Cao Bá Quát đồng thời gửi gắm vào đó thái độ ca ngợi những người yêu nước đang sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn trong hoàn cảnh mất nước. Qua đó, ta hiểu được tấm lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Tuân được thể hiện một cách kín đáo và tế nhị. Trong hầu hết những nho sĩ sống buông xuôi, bất lực, quay lưng trước thực tại, cố giữ mình trong sạch của "Vang bóng một thời" thì Huân Cao lại là một người chủ xướng chống lại triều đình. Ông xứng đáng như một dâu son đỏ rực trên nền trời vàng úa của vang bóng một thời, toả sáng trong niềm lạc quan của tác giả. Cũng thông qua cảnh cho chữ này, chúng ta hiểu hơn về tài năng nghệ thuật của Nguyền Tuân và quan điểm thẩm mĩ của ông. Với lời khuyên mà Huấn Cao giành cho quản ngục, tác giả đã chứng tỏ mình không chấp nhận cái xâu, cái ác ở lẫn với nhau. Người yêu căi đẹp không thể làm điều ác. Cái Đẹp phải gắn liền với cái Thiện, người theo đuổi cái Đẹp phải là người có thiên lương. Lời di huấn của Huấn Cao xứng đáng được đời lắng nghe và gìn giữ.

Câu chuyện khép lại bằng cảnh cho chữ xứng đáng ià "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Nó trở thành nơi biểu tượng cao nhất cho những tâm hồn đẹp. Xây dựng được hình ảnh này, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ ngòi bút tài năng sắc sảo trong việc miêu tả của mình, của một nhà văn mà "gọi là bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song...” (Anh Đức).

Viết bình luận