Là hai nhà văn hiện thực tiêu biểu cho nền Văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, ... Chứng minh điều này qua những tác phẩm đã học và trình bày quan điểm của anh (chị) về sự khác nhau đó

Đề bài:

Là hai nhà văn hiện thực tiêu biểu cho nền Văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đã cỏ những cách tiếp cận và phản ánh hiện thực khác nhau. Chứng minh điều này qua những tác phẩm đã học và trình bày quan điểm của anh (chị) về sự khác nhau đó.

nhà văn hiên thưc

Bài làm:

Nhắc đến văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta không thể không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu của văn học giai đoạn này là Nam Cao và Vũ Trọng Phụng. Là hai nhà văn của cùng một trào lưu văn học nhưng mỗi người lại những cách tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống khác nhau. Thông qua việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của hai ông, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự khác nhau này.

Văn học hiện thực phê phán là trào lưu văn học hướng tới việc phơi bày hiện thực cuộc sống một cách chân thực với thái độ phê phán, tố cáo sâu sắc. Đó là hiện thực cuộc sống nghèo khổ, bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam, là cuộc sống của người trí thức nghèo trong sáng tác của Nam Cao, là cuộc sống xa đọa, tha hóa, của đời sống thị thành trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Đó là những hiện thực xã hội đau thương, suy đồi biến chất... tiêu biểu và nổi trội trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thời kỳ bây giờ. Tất cả những hiện thực đi vào trong sáng tác của hai nhà văn một cách chân thực, với nhiều góc độ khác nhau nhưng vẫn mang màu sắc, phong cách riêng để người ta có thể nhận ra đó là những tác phẩm hiện thực của người này mà không phải của người khác. Có điều này trước hết bởi họ có cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.

Có thể coi Vũ Trong Phụng là môt nhà văn thi thành. Ông sinh ra ở thành phố và sống cả cuộc đời mình ở thành phố, tai nơi đươc coi là trung tâm ăn chơi xa hoa bâc nhất Hà thành: phố hàng Bác. Chính nơi đâv, Vũ Trong Phung đã đươc chứng kiến tất cả những gì gọi là ăn chơi nhất, truy lạc nhất, biến chất nhất... của đời sống thi thành, của những cảnh gái điếm, cô đầu, tham nhũng, cờ bạc, con sen, con ở, của những kẻ trí thức Tây giả nửa mùa kêch cỡm, những me Tây dâm đãng, những kẻ ngoi lên nhờ lừa loc, nhờ biết giỏi nâng theo thời thế... Tất cả những cái đó đã có măt trong tác phẩm của Vũ Trong Phung dưới môt cái cười hài hước, mỉa mai nhưng thấm thía. Cười cợt cũng là một hình thức để phô bày và mong muốn tống tiễn những cái xấu xa, thay đổi hiên thưc. Bằng cái nhìn hiên thưc mỉa mai, hài hước, không phủ nhân rằng có phần hằn hoc, nhà văn đã giáng những cái tát thật manh vào măt trái của xã hội, của thời đai đó, dùng tiếng cười của mình để phê phán cái xấu, cái ác theo môt cách riêng. Vũ Trong Phung tiếp cận hiện thực bằng căp mắt sắc lanh, bằng thái độ châm biếm hài hước sâu cay và một trái tim vì vướng phải thất vong quá nhiều nên khiến cho người ta có cảm giác dường như đã trở nên lanh lùng, băng giá. Nguyên nhân sâu xa của thái độ đối với cuộc sống này là do những ám ảnh của hiện thực xung quanh nhà văn, từ đó nó dẫn tới hình thành trong tư tưởng của nhà văn hai yếu tố cơ bản: tâm trang, thái độ phẫn uất đối với thế lưc đồng tiền và cuộc sống bất công, giả dối và tư tưởng bi quan đinh mênh. Cũng giống như những gì ta sẽ nói ở Nam Cao sau này, đó là thái đô phẫn uất, là tư tưởng bi quan mang tính thời đai khi người ta mới chỉ nhận thức đươc hiện thưc bất công ngang trái nhưng lai chưa thể tìm ra cách để thay đổi hiên thưc ấy, chưa nhìn thấy đươc ánh sáng và những gam màu sáng sủa từ bức tranh hiện thưc xám xịt một màu. Vũ Trong Phụng qua đời trước khi cuộc Cách mang tháng Tám nổ ra, qua đời quá sớm mà không thể chứng kiến sư đổi thay của đất nước dưới ánh sáng cách mang, thế nên ở trong tác phẩm của ông, cách tiếp cận hiện thực cuộc sống vẫn chỉ ở trong những giới hạn đó mà thôi.

Là môt nhà văn hiên thưc nhưng Nam Cao lai tiếp cân hiên thưc theo môt cách khác với nhà văn hiện thưc trào phúng đi trước ông. Trước Cánh mang tháng Tám, hai mảng đề tài lớn của Nam Cao là người nông dân và người trí thức nghèo tiểu tư sản. Đó có thể là cuôc sống của người nông dân ở nông thôn hay cuộc sống của người trí thức ở cả nông thôn lẫn thành thi. Tiếp cận hiện thưc với kinh nghiêm của môt người từng sống ở nông thôn, với trải nghiêm của chính bản thân về cuộc sống của những người trí thức nghèo, sáng tác của Nam Cao thể hiện thái độ phê phán những thế lưc chà đap lên cuôc sống của con người, đày đoa họ, đồng thời thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc của ông đối với bi kích của những kiếp người bất hanh. Nếu như có một lúc nào đó Nam Cao tỏ ra cay nghiệt, đó là sư cay nghiêt, mỉa mai dành cho chính bản thân mình, cho những nhân vật xung “tôi”, những nhân vật là hiện thân của chính tác giả, sư cay nghiệt bộc lộ một thái đô đau đớn, nhận thức đươc nhưng đành bất lưc trước thực tai. Còn nhìn chung, đối với tất cả những nhân vật của mình, đăc biệt là người nông dân, đằng sau ngòi bút miêu tả sắc lạnh là một tấm lòng xót thương, đồng cảm tha thiết. Có lẽ bản tính con người vốn hiền lành, nhút nhát, trầm lăng (theo như lời nhân xét của ban bè, đồng nghiệp nhà văn), lai cộng thêm việc sống, gắn bó sâu sắc và đồng cảm với cuôc sống của người nông dân cũng như chính giới mình, không giống như Vũ Trong Phung, nên dường như cách tiếp cận cuộc sống của Nam Cao có vẻ hiền hơn, không trào phúng sâu cay như nhà văn ho Vũ. Nói như thế không có nghĩa là để so sánh giữa người này so với người kia. Mỗi người đều có những cách tiếp cận cuôc sống riêng, do những quan niệm, và ảnh hưởng riêng từ chủ quan cũng như khách quan nhưng những giá trị từ các tác phẩm mà họ mang lại đều không thể phủ nhận hay so sánh hơn kém.

Sư khác nhau trong thái đô tiếp cận hiện thưc dẫn tới sư khác nhau trong cách thức phản ánh hiện thực đó. Vũ Trong Phung tiếp cận hiên thưc bằng một cặp mắt bi quan, bằng môt ngon bút trào phúng và môt thái đô mỉa mai, phê phán sâu cay nên hiện thực trong tác phẩm của ông là môt gam màu xám với đầy rẫy những bất công, ngang trái. Diện mao xã hôi đương thời đươc phản ánh ở tất cả những măt trái của nó, từ một xã hôi muc ruỗng, thối nát từ trong ra ngoài đến một xã hội của đầy rẫy những tệ nan, những sự tha hóa, biến chất. Nguyễn Du, hàng trăm năm trước đã thốt lên rằng:

“Trong tay có sẵn đồng tiền

Dần lòng đổi trắng thay đen khó gì”

Vũ Trong Phung đã đươc chứng kiến tất cả những gì gọi là ăn chơi nhất

Thì nay, ta lại bắt gặp những đau đớn, ám ảnh về một xã hội chịu sự chi phối của sức mạnh đồng tiền. Đồng tiền có quyền lực tối cao, có sức mạnh vạn năng chi phối và làm khuynh đảo cuộc sống, lẽ sống, các giá trị đạo đức của con người. Đáng sợ hơn nữa, đồng tiền còn được tôn vinh trở thành động lực, nguyên nhân, mục đích sống của con người trong xã hội đó. Vì tiền, người ta có thể làm bất cứ việc gì, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Trong “Giông tố”, Nghị Hách sẵn sàng làm mọi thứ vì tiền (bỏ rượu lậu vào ruộng người khác, giết người quăng xác xuống giếng, coi “nén bạc đâm toạc tờ giấy”...). Chưa đủ, đồng tiền còn là thế lực dung túng, bao che cho tội ác, làm tha hóa nhân phẩm của con người. Vì đồng tiền, con cháu của cụ cố Hồng mong chờ cụ chết từng ngày từng giờ, “Xuân tóc đỏ” từ một thằng “ma cà bông” có thể trở thành kẻ được cả xã hội tôn vinh, trọng vọng. Xã hội bất công đã khiến cho mọi giá trị bị đảo lộn và người ta có thể bắt gặp ở đó hàng trăm, hàng nghìn điều chướng ta gai mắt nhưng vẫn ngang nhiên diễn ra: người ta có thể thản nhiên “rao bán” những người nghèo khổ, cùng đường như những món hàng để biến họ thành con sen, con đũi (Cơm thày cơm cô); Xã hội mà nạn cờ bạc bịp lan tràn, hiện lên như một thứ cạm bẫy khiến cho nhiều kẻ khuynh gia bại sản, làm khuynh hại đaọ đức trong xã hội, con người sống với nhau bằng những mối quan hệ gian dối, lừa lọc; Là xã hội mà nạn mại dâm trở thành quốc nạn làm suy đồi, phong hóa đạo đức và lốì sống, có thêm một thứ kỹ nghệ quái gở đó là “Kỹ nghệ lấy Tây” - một mảng hiện thực đắng cay chĩ xuât hiệnxã hội thuộc địa;... Thái độ bi quan và tư tưởng định mệnh đã khiến cho trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, hiện tượng tha hóa trong xã hội trở thành phổ biến, cả nhân loại tha hóa. ông khẳng định: Con người không thể sống được như mình 'mong muôn trong xã hội ấy. Họ bị xã hội tước đi mất những bản chất tốt đẹp, bản chất Người vốn có. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng khi đã biến chất dường như cứ thế trượt dài trên con đường tha hóa một cách vô thức và không nhân vật nào tỏ ra băn khoăn, day dứt cả. Ông bi quan khẳng định một điều rằng: sự tha hóa đang diễn ra trên cả bề rộng và bề sâu mà con người, trong xã hội đó, khó có ai có thể thoát được. Điều này khác với Nam Cao. Các nhân vật của Nam Cao thường vật lộn trong cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa lẽ sống, tình thương, trách nhiệm với hiện thực. Đó là tấn bi kịch vỡ mộng của người trí thức nghèo, say mê nghệ thuật, khát khao cống hiến cho nghệ thuật nhưng lại bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất. Là bi kịch của người muôn sống ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình, sống ý nghĩa bằng lẽ sống và ý nghĩa về nghề nghiệp mà mình tôn thờ nhưng không thể được. Họ luôn bị lâm vào cuộc đấu tranh nội tâm day dứt, dằn vặt, đau khổ, hoài nghi về chính mình. Không ít lần Thứ (sống mòn) cảm thấy chán nản về cuộc sống đang ngày càng mòn đi, mốc ra, rỉ lên của bản thân mình, về lối sống nhỏ nhặt, vụn vặt, tèm nhèm mà mình đang sóng. Còn Hộ (Đời thừa) thì đau đớn tự nhận mình là một thằng khôn nạn: khôn nạn vì vi phạm chính lẽ sống tình thương mà mình đặt ra, mình tôn thờ, khốn nạn vì đã không có cách nào để có thể thực hiện được những mộng ước của chính bản thân mình. Những nhân vật tự xưng “tôi” đã không biêt bao lần tự dằn vặt, xâu hổ bởi nhận thức được nhân cách của mình đang ngày bị tha hóa mà không có cách nào có thể cứu vãn nổi.

Vũ Trong Phụng cũng không phải là nhà văn của nông dân, ông sống ở thành thi, am hiểu thành thi và những thói hư tât xấu ở thành thi và những gì ông hiểu về người nông dân cũng chỉ là ở những khía canh đươc phản ảnh qua lăng kính của cuộc sống thành thi. Thế nên đó là cô Mích có thể dễ dàng bi tha hóa, biến chất, từ một cô gái hồn nhiên, trong sáng thành người đàn bà thi thành lẳng lơ, dâm đãng, là bà đồ uẩn trước cái nhìn khinh bỉ của hàng xóm biên ngay vào trong bung những kẻ đó để sau này con bà lây chồng giàu thì trả thù... Cũng không thoát khỏi vòng quay “chó đểu”, “khôn nan” của xã hội đương thời, ho đều là những kẻ đáng chê trách, ông dồn tất cả nỗi thất vong có phần hàn hoc xã hôi vào trong ngòi bút trào phúng sâu cay. Tất cả các hiên tương đó đều hiên ra dưới những hình thức đáng cười, đáng phê phán, đáng chê trách, và không có lấy một chút màu sắc tươi sáng. Có thể nói, Vũ Trong Phung đã không ngần ngai thể hiên ho ở những khía canh tha hóa không thể cứu vãn, không đáng đươc xót thương. Vũ Trong Phung đã không có đươc cái nhìn đồng cảm như Nam Cao để phát hiên ra cả những bất hạnh, bi kích mà người nông dân phải gánh chiu. Đằng sau môt Chí Phèo là con quỷ dữ làng Vũ Đai bị mọi người khinh bỉ, xa lánh, Nam Cao vẫn nhìn thấy những khát khao lương thiên: có môt gia đình hanh phúc: vơ dêt vải, chồng cày thuê cuốc mướn, khá hơn nữa thì bỏ vốn nuôi con lơn... Chí Phèo bi tha hóa bởi xã hôi đó có những kẻ bóc lôt gian hùng, loc lõi như Bá Kiến, tìm moi cách để bóc lôt người nông dân và đẩy ho vào con đường tôi lỗi. Thế nhưng ngay cả trong hình dáng của một con quỷ thì Nam Cao vẫn nhận ra bản chất người, tính hgười tiềm ẩn. Đươc tình người của Thi Nở cảm hóa, tính người đã trỗ về với Chí. Hắn khát khao lương thiện, hắn khát khao đươc làm hòa với moi người và đươc moi người đón nhân trở lai vào cái xã hôi bằng lăng của ho. Chỉ tiếc rằng, cánh cửa đó đã đóng sập. Chí Phèo chỉ còn một cách thức duy nhất để giải phóng chính mình: giết Bá Kiến và tư kết liễu đời mình. Lão Hac lai hiện lên trong hình ảnh của môt người nông dân bất hanh nhưng đầy lòng tư trong. Trải qua những lẫn hiểu lầm rồi vỡ lẽ để cuối cùng nhà văn để cho nhân vât ông giáo nhận ra rằng: đó là môt con người mà nhân cách và lòng tư trong không bi làm lu mờ, thay đổi bởi hoàn cảnh. Những nhân vât như bà cái Tí, người bố trong "Trẻ con không đươc ăn thit chó", anh Mõ trong "Tư cách mõ"... rút cuộc cũng chỉ là một thứ nan nhân của xã hôi, bi xã hôi làm cho tha hóa. Với ngòi bút sắc lanh nhưng bằng một trái tim nóng ấm tràn ngập tình yêu thương và sư cảm thông, Nam Cao đã khiến cho người ta phải xót xa trước tấn bi kích của người nông dân, bi kich của người bi xã hôi làm bần cùng hóa, tha hóa, cướp mất cả nhân hình và nhân tính. Trong tác phẩm của Nam Cao, môt vấn đề có thể coi là cơ bản và xuyên suốt là vấn đề về đôi mắt (Nguyễn Đăng Manh). Nam Cao luôn trăn trở để có đươc cái nhìn, một thế giới quan đúng đắn. Và với đôi mắt đó, ông nhìn nhận, phản ánh hiên thưc những khía canh đầy đủ, phong phú, và đó cũng chính là cơ sở để ông thể hiện thái độ trước bất kỳ một hiện tượng nào đó trong cuộc sống một cách tình cảm và có phần toàn điên hơn Vũ Trong Phung. Nói như thế không phải là để so sánh hơn, kém, bởi mỗi người sẽ có những cách thể hiện cuộc sống và bôc lộ tình cảm môt cách khác nhau nhưng giá tri hiên thưc, nhân đao của các tác phẩm mà các ông mang lai là không thể phủ nhận và tất nhiên với Nam Cao điều này dễ được người ta nhận thấy và thừa nhận hơn.

Sư khác nhau trong cách tiếp cân và phản ánh hiên thưc giữa Nam Cao và Vũ Trong Phung không những chứng minh cho nét riêng làm nên phong cách nghệ thuật của môi nhà văn mà còn làm nên sư phong phú và những giá tri tồn tai mãi cùng thời gian của văn hoc hiên thưc phê phán trước Cách mạng tháng Tám nói riêng, cho nền văn học Việt Nam nói chung.

Viết bình luận