Lập dàn ý để phân tích truyện Mùa lạc của Nguyễn Khải

I. TÁC GIẢ

- Tên thật là Nguyễn Mạnh Khải. Sinh năm 1930 ở Nam Định.

- Gia nhập quân đội từ hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1956, trở thành nhà văn quân đội. Thực sự có thành tựu và khẳng định được tài năng, tên tuổi của mình ở hai thập niên 60 và 70.

- Là nhà văn sáng tác đều, có nhiều tác phẩm hay, phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Đề tài chủ yếu: Người lính và cuộc sống mới của Đất Nước.

- Tác phẩm chính: Xung đột (1959, 1962), Mùa lạc (1960), Hãy đi xa hơn nữa (1963), Chủ tịch huyện (1972), Chiến sĩ (1973), Cách mạng (kịch - 1976).

II. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

- Truyện ngắn được viết trong chuyên đi thực tế ở Tây Bắc 1959 của nhà văn.

- Được in trong tập truyện ngắn cùng tên Mùa lạc năm 1960.

- Là một trong những truyện ngắn nổi trội của cả tập.

Mùa lạc

III. TÓM TẮT TÁC PHẨM: (HS Tự tóm tắt)

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN VẬT

1. Đào

- Là một cô công nhân ở nông trường Điện Biên. Đã từng có một quãng đời long đong, buồn khổ trong quá khứ và đang sống trong những niềm vui của cuộc sống mới, cuộc sống lao động xây dựng đất nước của con người mới hôm nay.

- Là một cô gái có số phận kém may mắn.

- Ngoại hình: Khuôn mặt có nhiều nét thô, thân hình sồ sề, cặp chân ngắn, ngón tay to, gò má cao, nhiều tàn nhang, qua năm tháng, nhan sắc càng tàn phai: tóc khô đỏ, gò má ngày càng cao, răng phai không buồn nhuộm...

—> Người đàn bà đã luống tuổi, ít duyên dáng.

- Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, không có ruộng, phải xoay đủ nghề để kiếm sống.

- Năm 17 tuổi cũng lấy được chồng. Tưởng có một mái ấm gia đình thì chồng lại cờ bạc, nợ nần, phải bỏ trốn vào Nam. Khi trở về, sống lại với nhau, có đứa con trai hai tuổi thì chồng chết, con chết —> Đào trở nên đơn độc, bơ vơ với tất cả những nỗi buồn đau, nghiệt ngã cay đắng của số phận.

- Phải bỏ quê hương, tha phương kiếm sống để tìm sự quên lãng (quên nỗi đau, quên đi khao khát về hạnh phúc trong đời).

- Cuộc sống bươn chải, nay đây mai đó là cả một chuỗi ngày vất vả, cơ cực, buông xuôi, liều lĩnh "đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường", không gia đình, không quê hương, không người thân thích, không quá khứ, không tương lai, một cuộc sống vô nghĩa "muốn chết mà chưa chết được, vì dời còn dài nên phải sống".

- Phiêu bạt lên Điện Biên, tìm nơi xa xôi hẻo lánh để quên đi tất cả.

- Đào trong quá khứ là những nỗi bất hạnh chồng chất, là một số phận cay đắng, nghiệt ngã.

- Là một cô gái thông minh, có cá tính sắc sảo, mạnh mẽ.

- Đôi mắt dài hẹp, đưa đi đưa lại rất nhanh, lóng lánh.

- Thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, dân ca, khi nói ưa vận thành lời —> Ngôn ngữ rất sắc sảo, ý tứ sâu xa, đối đáp rất lanh lẹ, làm thơ hay.

- Cuộc sống ngược xuôi buôn bán, vô gia cư, táo bạo, liều lĩnh đã in đậm lối sống của Đào. Có lúc cô trở thành một cô gái đáo để, chanh chua, ngang ngược "Huệ thơm bán một đồng mười, huệ tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán dâu anh Huân ạ".

- Không chịu thua bất cứ điều gì: đua đạp máy tuốt lạc với Huân, tự khẳng định mình bằng khả năng lao động và lối sống cởi mở "đến nông trường mới chỉ một tháng mà cô đã quen tất cả".

- Là một cô gái luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc.

- Quá khứ bất hạnh, long đong nhiều lúc khiến cô tự ti, mặc cảm về thân phận. Đào cố quên đi tất cả, cố dập tắt những ước mơ, khao khát ở trong lòng. Nhưng cô không thể quên. Cô đâm ra tủi hờn cho mình, hờn ghen ganh tị với mọi người.

- Sống cùng với những con người lao động mới ở Điện Biên, trước những câu đùa vui chọc ghẹo, đôi lúc ác ý của mọi người. Bao giờ Đào cũng thấy xót xa, thương cho thân mình "trâu quá xá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân". Song đằng sau những lời nói có vẻ nhún nhường, biết phận ấy, là cả một niềm khao khát ước mơ trỗi dậy ở trong Đào. Cô ước mình trẻ lại, ước không có quá khứ, ước chỉ có hiện tại và cô Đào của hôm nay để cô có quyền được yêu, được mơ ước hạnh phúc như những cô gái khác.

-> Niềm khao khát một mái ấm gia đình, hạnh phúc chưa bao giờ tắt ở trong Đào.

- Niềm khao khát ấy bừng thức dậy mạnh mẽ khi Đào nhận được lá thư ngỏ lời của Dịu - ông thiếu úy phụ trách lò gạch. Lá thư đã làm chấn động tâm hồn và cuộc sống của Đào. Lúc đầu, cô tức giận, muốn xé lá thư làm trăm nghìn mảnh, rồi bình tĩnh, cô cảm nhận được tâm tình chân thực của Dịu, cô xao xuyến, cảm động, suy nghĩ về cuộc sống của chính mình, cô đã quyết định chọn mảnh đất Điện Biên làm quê hương thứ hai và thay đổi cuộc sống của mình "không ai đi vất vưởng một mình mãi trong cuộc đời", "em sẽ ờ lại đây mãi với các anh".

Chính cuộc sống lao động vĩ đại và lòng nhân ái đã đưa con người xích lại gần nhau, đem niềm vui, hạnh phúc thực sự đến cho con người lao động.

- Sự biến đổi số phận của Đào chính là kết quả của cuộc sống lao động vĩ đại, của lối sống mới đầy trách nhiệm đối với mình, đối với đất nước, với người khác của những con người lao động mới.

- Qua sự đổi đời của Đào, nhà văn muốn khẳng định và bày tỏ niềm tin yêu của mình đối với nhân dân, đất nước, với cuộc sống lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Là bài học sâu sắc về nhân sinh, đạo đức; cuộc sống không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải có đủ ý chí, nghị lực và sức mạnh để vượt qua.

Cô gái Đào

2. Huân

- Là một thanh niên đẹp trai, tích cực, có một quá khứ đẹp đẽ, đáng tự hào.

- Ngoại hình: Mới 25 tuổi, rất khỏe, đẹp trai, cặp mắt nâu nhạt, đôi lông mày đen, mịn, hai hàm răng đều trắng lóa, lại giỏi văn nghệ: hát hay, thổi sáo giỏi.

- Là một đoàn viên tích cực, lao động giỏi, dẻo dai.

- Đã từng đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường thượng Lào vô cùng gian khổ, ác liệt. Hoàn thành nghĩa vụ trở về, lại tình nguyện đến với nông trường để góp bàn tay xây dựng.

- Là một thanh niên có tâm hồn cao thượng.

- Biết thông cảm, chia sẻ với Đào. Là niềm tin cậy của Đào.

- Rất trong sáng, cao thượng trong tình yêu với Duệ: Không đòi hỏi một điều gì ở Duệ, muốn nâng Duệ lên ngang tầm với mình.

Ở anh hội tụ tất cả những vẻ đẹp hoàn hảo cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Là mẫu người lí tưởng.

Viết bình luận