Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào cả nước... không ai chối cãi dược". Hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện: nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Ngày 2-9-1945, trước đông đảo đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đoạn văn trích trên khẳng định những quyền tự do cơ bản của con người được ghi trong tuyên ngôn của Mỹ và tuyên ngôn của Pháp.

2. Thân bài

a. Nội dung tư tưởng cơ bản của đoạn văn

«- Khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những quyền này được Hồ Chí Minh khẳng định bằng cách trích dẫn nguyên văn một số câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

- Trên cơ sở những quyền cơ bản đó của con người, Hồ Chí Minh tiếp tục nâng lên thành quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của tất cả các dân tộc trên thế giới.

b. Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh ở đoạn văn trên

- Thiết lập phần định đề:

+ Đưa ra những chân lí có ý nghĩa khái quát, không thể chối cãi được. NhiTug bài vín iniu 12 - Tâp 2 93

+ Lập luận khách quan bằng cách trích dẫn hai đoạn văn trong hai bản tuyên ngôn bất hủ, có giá trị tương đồng về tư tưởng, theo trình tự thời gian tăng tiến.

+ Từ cơ sở pháp lí vững vàng ấy, Hồ Chí Minh tiến đến khẳng định quyền của các dân tộc bằng ngôn ngữ biến hóa, cô đọng, hàm súc.

+ “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

+ “Đó là nhừng lẽ phải không ai chối cãi được”.

Tác dụng của nghệ thuật lập luận: phù hợp với mọi đối tượng nghe, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.

Văn phong ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu phù hợp với trình độ văn hóa còn hạn chế của đại đa số đồng bào.

3. Kết bài

Cùng với bài thơ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), bản Tuyên ngôn Độc lập của Hô Chí Minh xứng đáng là áng hùng văn, là kết tinh của trí tuệ, linh hồn, kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới của những người Việt Nam yêu nước: kỉ nguyên độc lập, tự do.

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng

B. BÀI LÀM

Ngay từ những ngày đầu tháng 8-1945, một không khí gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa đã sục sôi trong cả nước. Tiếp sau Hà Nội, Huế - thành lũy hàng trăm năm của phong kiến triều Nguyễn và thủ phủ của chính quyền bù nhìn trung ương - cũng lọt vào tay nhân dân (23-8). Ngày 25-8, đến lượt Sài Gòn - thành luỹ cuối cùng của chế độ thực dân cũng về tay nhân dân. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong phạm vi cả nước. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8), cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Ngày 28-8, trên căn gác số 2 của nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Bác Hồ bắt đầu dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Sáng 30-8, cũng trên căn gác ấy, Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh để thông qua bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập mà Bác vừa hoàn thành. Đúng 14 giờ ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong đó có đoạn:

“Hỡi dồng bào cả nước!

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đảng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ. Suy rộng ra, câu có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bỉnh đẳng, dân tộc nào cũng C.Ó quyển sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1701 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn dược tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Trên đây là đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn, có giá trị nổi bật ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luân.

Thứ nhất là nội dung tư tưởng cơ bản của đoạn văn. Hồ Chí Minh khẳng định nhiều quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những quyền này đã được Hồ Chí Minh khẳng định bằng cách trích dẫn nguyên văn một số câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp:

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thề xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đây là hai trích đoạn rất nổi tiếng.

Trên cơ sở những quyền cơ bản đó của con người, Hồ Chí Minh tiếp tục nâng lên thành quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Thứ hai là nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh, Người dày công thiết lập phần định đề. Một mặt Người đưa ra những chân lí có ý nghĩa khái quát, không thể chối cãi được. Mặt khác, Người lập luận khách quan bằng cách trích dẫn hai đoạn văn trong hai bản tuyên ngôn bất hủ, có giá trị tương đồng về tư tưởng, theo trình tự thời gian tăng tiến. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ trước rồi đến bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Chính nghệ thuật này đã tạo nền tảng pháp lí vững chắc của cả bản Tuyên ngôn: những quyền đó của con người là chân lí khách quan bởi vì được khẳng định ở những thời gian lịch sử khác nhau, không gian khác nhau, dân tộc khác nhau.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi dược

Từ cơ sở pháp lí vững vàng ấy, Hồ Chí Minh tiến đến khẳng định quyền của các dân tộc bằng ngôn ngữ biến hóa, cô đọng, hàm súc:

“Suy rộng ra, câu có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Nhìn chung, nghệ thuật lập luận này phù hợp với mọi đối tượng nghe bản Tuyên ngôn Độc lập vì phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Đối với nhân dân ta, Người củng cố niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, phù hợp trào lưu tiến bộ của lịch sử. Chính cuộc cách mạng thành công đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật hơn 5 năm, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm; đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà; đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử dân tộc; đã mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là thắng lợi đầu tiên trong thế kỉ mới của dân tộc nhược tiểu đã tự đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân; cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước châu Á và châu Phi.

Đối với bọn thực dân đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ) - những kẻ đang muốn hợp pháp hóa cuộc xâm lược của chúng trước dư luận quốc tế và đang lăm le tái chiếm nước ta để đè đầu cưỡi cổ dân ta thì cách viết đó vừa khéo léo, vừa kiên quyết; hàm ý nhắc nhở và cảnh báo bọn thực dân đế quốc rằng chúng có ý định sẽ tiếp tục xâm lược Việt Nam cũng chính là phản bội lại những tư tưởng tốt đẹp mà chúng đã nêu ra, làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của các cuộc cách mạng vĩ đại của họ.

Tóm lại, cùng với bài thơ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh xứng đáng là áng hùng văn muôn thuở; là kết tinh của trí tuệ, linh hồn, kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới của những người Việt Nam yêu nước: kỉ nguyên độc lập, tự do.

Viết bình luận