“Mỗi ngày trôi qua tôi đều tự xét mình ba điều: Làm việc cho ai đó đã hết lòng chưa? Đối xử với bạn bè đã xứng đáng chưa? Tôi có nhờ người khác những việc mà tôi chưa cố gắng hết sức mình không?”. Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên của Tăng Tử

Cuộc sống là cả một hành trình dài đang chờ chúng ta khám phá, ở đó có những điều kỳ diệu mà bạn đang mong chờ nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách mà bạn không hể ngờ tới. Trong hành trình ấy, thật sự ta cần có những giây phút để nhìn nhận và đánh giá lại chính bản thân mình, điều đó giúp ta có thê vượt qua được những khó khăn, trở ngại để đạt được những thành công và hạnh phúc thật sự trong cuộc sống như câu nói của Tăng Tử: “Mỗi ngày trôi qua tôi đều tự xét mình ba điều: Làm việc cho ai đó đã hết lòng chưa? Đối xử với bạn bè đã xứng đáng chưa? Tôi có nhờ người khác những việc mà tôi chưa cố gắng hết sức mình không?”.

Hạnh phúc là gì? Là khi yêu thương và được yêu thương

Vậy thì tại sao Tăng tử lại cho rằng phải đặt vấn đề nhìn nhận bản thân lên hàng đầu và tại sao ba điều “hết lòng với mọi người”, “đối xử với bạn bè” và “sự giúp đỡ, nhờ vả người khác” lại là những tiêu chí quan trọng nhất để nhìn nhận bản thân?

Điều tự xét thứ nhất là “làm việc choa ai đó đã hết lòng chưa” có nghĩa là tự suy ngẫm, nhìn lại việc mình làm cho ai đó, mình giúp ai đó đã thực sự nhiệt tình, hết mình tận tâm.

“Đối xử với bận bè đã xứng đáng chưa” đó là sự nhìn lại về cách ứng xử của bản thân đối với bạn bè, rộng hơn là những người thân, với mọi người xung quanh đã đúng mực, có làm người khác tổn thương không và quan trọng hơn là có đúng với nhân cách của mình không. Điều cuối cùng mà tôi tự xét sau mỗi ngày trôi qua là “có nhờ người khầc những việc mà tôi chưa cố gắng hết sức mình không” - thực chất là đánh giá nỗ lực, sự cố gắng và năng lực cũng như tính cách của mình trong công việc, trong cuộc sống. Rõ ràng cả 3 điều trên đều thật quan trọng thể hiện rõ nhân cách, văn hóa và ý chí của một con người.

Cuộc sống hối hả có những lúc cần hướng về phía trước, suy nghĩ và chuyển động nhanh nhưng cũng có lúc cần tĩnh lặng, nhìn lại và điều chỉnh. Mọi thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống đều bắt nguồn từ ánh sáng nội tâm. Cuộc sống là những mối quan hệ, đó có thể là mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình - họ hàng, đôi khi cũng là những mối quan hệ xã giao giữa người với người trong cùng một cộng đồng. Chính chúng ta tạo nên xã hội và cuộc sống nên phải chăng vì thế mà vấn đề tự nhìn lại mình giữa những mốì quan hệ trong xã hội là một vấn đề quan trọng?

Có thể nói, phút nhìn lại mình hay tự suy xét bản thân là một khoảng lặng trong nhịp sống hối hả. Khoảng lặng đó sẽ giúp bạn hoặc là nhận ra được giá trị và ước mơ của bản thân hoặc sẽ giúp bạn điều chỉnh được nhân cách của mình. Đây là một cách tư duy có giá trị như một chân lý rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Khi thành công và hạnh phúc cuộc sống có lúc mâu thuẫn với nhau. Khi áp lực công việc và những lo toan, những nghịch cảnh, những suy nghĩ đa chiều đã khiến chúng ta di chuyển quá nhanh trong cuộc sống. Để rồi đến một lúc chúng ta thực sự muốn tìm lại được sự thanh thản của tâm hồn, tìm được sự tĩnh lặng của nội tâm, giúp chúng ta khơi gợi cảm hứng và sức mạnh tiềm ẩn để tìm được hạnh phúc trong tình yêu, ý nghĩa, niềm vui của cuộc sống và thành công trong công việc.

Hạnh phúc là gì? Là khi yêu thương và được yêu thương. Là khi bạn còn có việc gì đó để làm, còn có ai đó để quan tâm và chăm sóc. Chính vì vậy, để có được hạnh phúc của mình hãy hết lòng khi được giúp đỡ mọi người, được quan tâm và chăm sóc những người thân yêu của mình, chúng ta thường được nhiều hơn mất khi quan tâm, giúp đỡ một ai đó, càng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, bạn sẽ càng nhận ra cuộc sống có ý nghĩa hơn biết nhường nào.

Với tôi, việc nhìn nhận lại bản thân sau mỗi một ngày quan trọng nhất bởi nó giúp tôi có được hạnh phúc và thành công. Bạn sẽ không bao giờ cố gắng nếu như không biết mình đang ở vị trí nào trong cuộc hành trình, và như vậy bạn sẽ không có được thành công. Nếu như việc nghĩ xém mình sẽ làm gì vào mỗi sáng thức dậy giống như lên một bản kế hoạch thì tự suy xét và nhìn lại bản thân vào mỗi tối trước khi đi ngủ giống như một bản tổng kết đánh giá lại những gì bạn đã và chưa làm được, từ đó ta có thể rút ra được những bài học, kinh nghiệm đế dần dần hoàn thiện bản thân và hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống có mục đích trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. “Bạn có thể tưởng tượng được là bạn sẽ chỉ cần 365 phút dành cho mình trong một năm có ý nghĩa? Bạn nghĩ bạn có thể làm được gì cho chính mình với sáu mươi giây trong tĩnh lặng bình yên? Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ không tin rằng với thời gian ngắn ngủi đó có thể làm cuộc sống bạn thật sự thay đổi và khác đi?... Nhưng đó là sự thật!

Cuộc sống có mục đích trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều

“Cuộc hành trình lớn nhất của một đời người là đi tìm chính bản thân mình, trải nghiệm và thử thách tất cả để tìm ra mình là ai”. Và đôi khi, chỉ vài phút ngắn ngủi lại giúp ta tìm ra được ra đường đi đúng đắn của cuộc hành trinh ấy. Hãy dành cho bạn “phút nhìn lại mình”, nhìn lại những gì bạn đang làm hay đang suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi điều gì là ý nghĩa và tốt nhất cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự quý giá. Khi nhìn lại được mình, tìm được sự tĩnh lặng, chiêm nghiệm về những giá trị của thất bại và thành công, của điều được điều mất, của sự cho và nhận, bạn sẽ cảm thây nhẹ nhàng, tự tin hơn trên chặng đường sắp tới. Và tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn.

Thế nhưng, đôi lúc trong cuộc sống, người ta tự... bịt mắt mình lại. Cuộc sống lại quá bận rộn khiến tiếng nói nội tâm trở nên rất yếu ớt. “Một phút” rất ngắn, nhưng lại là chiếc chìa khóa giúp khám phá thế giới nội tâm - thế giới của cái tôi phức tạp. “Một phút tĩnh lặng dành riêng để quan tâm đến cái tòi đem lại cho mình rất nhiều điều... Những ai biết dành một phút nhìn lại mình sẽ có cơ hội điều chỉnh và giúp hiện tại của mình tốt hơn lên”. “Phút nhìn lại mình” sẽ rất hữu ích về cách nhìn lại, tự điều chỉnh mình để vượt qua những khó khăn, trở ngại... Sự nghiệp thành công - có thể là một mục đích mà hầu hết mọi người vươn tới. Nhưng đôi lúc, nếu cứ chăm chăm vào mục đích ấy mà không phân biệt được “đâu là cái mình muốn và đâu là cái mình thật sự cần”. “Phút nhìn lại mình” sẽ cho ta những hướng lựa chọn. Đôi lúc cần phải “đơn giản hóa mọi việc”. Lựa chọn thái độ sống và ước mơ là quyền của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cảm xúc: “yêu thương” hoặc “sợ hãi”. “Quyết định xuất phát từ sợ hãi đều tạo ra những ảnh hưởng không tốt”. Ngược lại, với “yêu thương”, bạn sẽ thấy mình thật vui vì đã sống thật với con người mình.

Bạn cũng như tôi, khi biết cách chăm sóc tốt cho mình cũng là lúc chúng ta đang gián tiếp thể hiện sự quan tâm đến người khác. Hãy dành ra cho bạn “một phút nhìn lại mình” bằng cách dừng lại, nhìn vào những gì bạn đang làm hay đang suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi điều gì và như thế nào là tốt nhất cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự đáng giá”. “Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh. Hãy thường xuyên dừng một phút để nhìn lại mình và điều chỉnh. Biết thay đổi khi cần, chấp nhận mạo hiểm và đừng bao giờ từ bỏ niềm tin và ước mơ. Cuộc sống là quá trình cho và nhận. Khi bạn cố gắng giữ lại, bạn chẳng còn bao nhiêu. Bạn cho đi sẽ được nhận lại rất nhiều từ con người, cuộc sống và từ chính bạn”. Trong cuộc sống, có những sai lầm và cũng có cơ hội để sữa chữa. Nhưng cũng có những lôi lầm không thể còn cơ hội để sữa chữa - chẳng lẽ lúc đó mọi người tuyệt vọng hết sao? Cách tốt nhât là chúng ta biết thành thật nhìn lại lỗi lầm của mình, để thấy lòng thanh thản hơn, rồi từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế quý báu, để tránh lặp lại sai lầm và cũng để nhìn lại mình rõ hơn.

Viết bình luận