Nhà văn lớn người Pháp, Mác-xen Pruts cho rằng: “Đối... biết đến”. Vận dụng phong cách nghệ thuật của một tác giả để phân tích và chứng minh ý kiến trên

Đề bài:

Nhà văn lớn người Pháp, Mác-xen Pruts cho rằng: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là sự khám phá mà người ta không thể làm một cách cố ý và trực tiếp, bởi đó là một cách khám phá về chất chỉ có được trong cách cảm nhận nếu không do nghệ thuật mang lại thì mãi mãi sẽ không ai biết đến”.

Vận dụng phong cách nghệ thuật của một tác giả để phân tích và chứng minh ý kiến trên.

Bàn về phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ trong văn học

Bài làm:

Bàn về phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ trong văn học, nhà văn lớn người Pháp, Mác-xen Pruts cho rằng: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là sự khám phá mà người ta không thể làm một cách cố ý và trực tiếp, bởi đó là một cách khám phá về chất chỉ có được trong cách cảm nhận nếu không do nghệ thuật mang lại thì mãi mãi sẽ không ai biết đến”. Vận dụng vào phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng ta sẽ hiểu thêm về nhận định này.

Bàn về phong cách, có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở điểm xem xét phong cách là cái nhìn độc đáo có tính phát hiện đối với cuộc sống, vừa đa dạng lại vừa thống nhất. Cái nhìn ấy không chỉ thể hiện ở lập trường, thái độ đối với đời sống mà quan trọng hơn còn là sự hiểu biết về tình cảm đối với cuộc đời. Mác-xen Pruts trong ý kiến của mình cũng nhấn mạnh đến vấn đề cái nhìn trở thành nét đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tác giả khẳng định: phong cách không phải là vấn đề của kĩ thuật mà là vấn đề của cách nhìn. Vấn đề kĩ thuật thường được hiểu là những kĩ năng, kĩ xảo người nghệ sĩ sử dụng để tạo nên hình thức tác phẩm. Đó cũng có thể là những mẹo vặt riêng mà họ sử dụng nhằm đạt được những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Nhưng một tác phẩm chỉ chú trọng đến mặt kĩ thuật thì người nghệ sĩ cũng chỉ trở thành những “người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho mà thôi”. Trong khi đó, vấn đề cách nhìn là thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả, là cách nhìn thế giới, cảm nhận về thế giới, cách suy ngẫm và sự hiểu biết, cách đánh giá về cuộc sống và con người rất riêng của mỗi người nghệ sĩ. Phong cách trước hết phải gắn với thế giới quan, gắn bó với phẩm chất và nhân cách của người nghệ sĩ chứ không phải chỉ là vấn đề của các thao tác kĩ thuật hay sự “làm xiếc về ngôn từ”.

Phong cách là sự khám phá về chất, khám phá về cả nội dung và hình thức chỉ có được trong cách cảm nhận về thế giới. Đã nói đến khám phá có nghĩa là phải tìm tòi cái mới mẻ của riêng mình, “không giống ai” và cũng không dẫm lên dấu chân của chính mình. Có thể nói, phong cách thực chất là con đường phát hiện, tìm thấy rồi thì phải thể nghiệm, củng cố, nâng lên trong mọi sáng tác, không được lặp lại mình nhưng từ những cái riêng ấy vẫn tạo nên điểm chụng trong sáng tác của mình, không lẫn với bất kì một người nào khác. Sự khám phá để đem đến những nét riêng độc đáo cho nghệ thuật là hết sức khó khăn, không phải ai và không phải muôn là sẽ có được phong cách của riêng mình.

Cũng trong ý kiến của mình, Mác-xen Pruts đặc biệt chú ý đến vấn đề tài năng của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ muốn sáng tác được, sáng tác hay, bên cạnh cái tâm trong sáng còn phải có những tư chất, tài năng nhất định. Người ta không thể “cố ý hay trực tiếp” tạo ra phong cách mà phải là cách cảm nhận do nghệ thuật mang lại tức phải là những rung động chân thành và thực sự của một tài năng nghệ thuật. Chỉ có như thế thì sáng tác nghệ thuật mới có thể tồn tại mãi cũng với thời gian.

Quan niệm của Mác-xen Pruts cũng nằm trong những quan niệm chung về phong cách nghệ thuật của các nhà nghiên cứu. Nó nhấn mạnh tới tính riêng, cá biệt, độc đáo của mỗi nhà vãn bắt nguồn từ vấn đề cách nhìn, từ những cảm nhận do nghệ thuật mang lại. Soi chiếu vào trường hợp của Vũ Trọng Phụng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề phong cách trong nhận định này.

cái nhìn độc đáo có tính phát hiện đối với cuộc sống

Là một trong những nhà văn của trào lưu văn học hiện thực phê phán nhưng không giống như các nhà văn hiện thực khác, Vũ Trọng Phụng đã chọn đi cho mình một con đường riêng: trở thành nhà văn hiện thực trào phúng. Và cũng chính vì lẽ đó, ông để lại cho nền văn học hiện thực Việt Nam một bức chân dung về phong cách hết sức độc đáo. Có thể thấy, nét chính nổi bật trong phong cách của Vũ Trọng Phụng là khả năng chiếm lĩnh cuộc sống tầm khái quát, tổng hợp ít có ở những nhà văn, nhà tiểu thuyết cùng thời. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ mở ra một mảng nào đó trong cuộc sống, một phía nào đó của cuộc đời mà còn có khả năng thâu tóm và bao quát rộng lớn. Nếu như ở sáng tác của Nguyễn Công Hoan, người ta bắt gặp hình ảnh người nông dân nông thôn trong bi kịch bần cũng hóa, bị địa chủ phong kiến lừa gạt, bóc lột; trong truyện ngắn Ngô Tất Tố là số phận của những người nông dân bất hạnh vì sưu thuế; Nam Cao là cuộc sống của người nông dân bị bần cùng hóa, tha hóa về nhân phẩm vì cái đói, cái nghèo, là ngưòi trí thức thành thị trong bi kịch đau đớn về mặt tinh thần thì trong tác phẩm -Vũ Trọng Phụng người ta bắt gặp cả một không gian rộng lớn cả từ thành thị đến nông thôn. Thành thị thì là những kẻ như Xuân tóc đỏ, như vợ chồng Văn Minh, cụ cố Hồng, cô Tuyết... Nông thôn thì có những Thị Mịch, ông bà Đồ uẩn, dạng phú nông học đòi lối sống tư sản thì có Nghị Hách... Đọc “Giông tô” người ta bắt gặp sự trải rộng của không gian từ làng Quỳnh Thôn xơ xác đến dinh thự tổng đốc công sứ; từ Tiểu vạn lí trường thành của Nghị Hách đến phố xá Hà Nội với dử mọi tầng lớp: sang - hèn, trí thức - vô học, quan lính ta, tây các nhà chính trị đủ màu, đủ kiểu... Tất cả chủng đều là những sản phẩm của một xã hội nửa Tây nửa Ta đang trên con đường Âu hóa với tất cả những xấu xa, đồi bại. Cả một xã hội, từ thành thị đến nông thôn đều rặt một màu xám xịt ảm đạm đủ sức để Vũ Trọng Phụng khái quát lên thành một xã hội “khôn nạn”, “chó đểu”. Cùng là miêu tả về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, nếu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan chú ý nhiều hơn đến cái đói, cái nghèo của họ; Nam Cao phát triển hơn một bước khi từ cái đói, cái nghèo đó ông phát hiện và miêu tả những tấn bi kịch tính thần của người nông dân: bi kịch của người bị bần cùng hóa, tha hóa cả về nhân hình và nhân tính; Vũ Trọng Phụng với cái nhìn có phần bi quan về cuộc sống cũng nhìn thấy cái nghèo khổ của người nông dân nhưng trên hết, ông phát hiện ra sự tha hóa đến mức không thể cứu vãn được của họ do những ảnh hưởng của xã hội. Viết về cuộc sống thành thị, cũng không giống như Thạch Lam hay Nguyên Hồng miêu tả về số phận nhỏ bé, bất hạnh của những con người nghèo khổ nợi thành thị thì con người thành thị trong con mắt Vũ Trọng Phụng là một sự tha hóa một cách tuyệt đốì, không có cách nào cứu vãn được. Tất cả họ đều là những kẻ lố bịch, nhố nhăng, chạy theo con đường Âu hóa, đều là những kẻ có khả năng tha hóa nhân phẩm của mình một cách nhanh chóng để thích nghi với hoàn cảnh mà Xuân tóc đỏ là một nhân vật điển hình.

Sức tổng hợp hết sức mạnh mẽ của nhà văn có thiên hướng tái hiện cuộc sống trong trạng thái đầy biến động khiến nhân vật trong tiểu thuyết luôn luôn hoạt động ồn ào, quyết liệt, đan chéo xen cài nhau trong xung đột hết sức gay gắt làm bộc lộ bản chất, sáng tạo được những điển hình, những mẫu người, thể hiện nhiều tình huống, hoàn chỉnh bộ mặt của một xã hội đầy tính kịch, giàu yếu tố bi hài. Điều này rất khác với các nhà văn cùng thời. Cuộc sống trong những sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan cũng xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt nhưng sự triển khai có phần giản đơn hơn. Nam Cao khi miêu tả thường chú ý những bi kịch tinh thần của nhân vật. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ràng và sinh động trong bi kịch của người trí thức - bi kịch của những ngựời ý thức được về tài năng và nhân phẩm của mình nhưng lại bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, để cho cuộc sống của mình ngày càng mốc lên, rỉ ra, mòn đi. Còn với Vũ Trọng Phụng, nhân vật của ông luôn luôn vận động trong sự vận động nghiêng ngả của cuộc sống. Trong “Số đỏ”, nhà văn đã khiến cho nhân vật đưa người đọc hết từ bất ngờ thú vị này đến bất ngờ thú vị khác: từ một thằng ma cà bông chuyên đi trèo sấu, quảng .cáo thuôc rởm thành kẻ được mụ phó Đoan, vợ chồng Vãn Minh trọng dụng đưa vào thành công cụ trong công cuộc Âu hóa. Rồi cũng nhờ lừa gạt, hắn có tình yêu của Tuyết, trở thành ân nhân của gia đình cụ cố Hồng khi góp phần đắc lực vào cái chết của cụ cố Tổ. Rồi cuối cùng, nhờ sự gian lận xấu xa bỉ ổi trong cuộc thi đấu quần vợt, hắn trở thành vĩ nhân của thời đại, trở thành anh hùng cứu quốc, được thưởng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Nực cười thay khi một thằng lưu manh, vô học, chỉ bằng con đường lừa gạt cuối cùng lại trở thành một người được cả xã hội tôn thờ, trọng vọng. Chính cái xã hội “chó đểu” vốn tồn tại biết bao bất công ngang trái đó đã trở thành đận bẩy nâng đỡ cho những thành - công của Xuân, trong xã hội đó, với những kẻ ngu dốt, học đòi nhố nhăng đó, Xuân tóc đỏ, với sự lưu manh, tha hóa, bắt kịp nhanh với thời đại cựa mình thì thăng tiến cũng là một điều dễ hiểu.

Sáng tác của Vũ Trọng Phụng còn để lại dấu ấn riêng bởi nghệ thuật châm biếm có tính châm biếm, đả kích mãnh liệt. Cùng với những tình huo'ng truyện đầy kịch tính, sáng tác của ông xây dựng nên những bức chân dung hí họa hết sức độc đáo mà ở đó nhân vật hiện lên vừa chân thực, sinh động. Đó là hình tượng “Xuân tóc đỏ” ngay cả khi đã trở thành vị anh hùng cứu quốc cũng không mất đi dáng hình của một kẻ “ma cà bông”; là cụ cố Hồng trong dáng vẻ lụ khu, “khạc nhổ ầm ĩ” trong đám ma của cụ cố Tổ; là cô Tuyết lẳng lơ nhưng lúc nào cũng muốn chứng tỏ là mình ngây thơ, trong trắng. Tất cả họ đã góp phần làm nên một vở bi hài kịch cười ra nước mắt. Thủ pháp phóng đại khiến cho ngôn ngữ và cử chỉ trở thành đặc trưng cho một tính cách nhân vật (Em cha!..; mẹ kiếp...; nước mẹ gì....; biết rồi khổ lắm nói mãi...). Với tất cả những điều đó, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên những điển hình nghệ thuật sống động: Xuân tóc đỏ trở thành điển hình cho những tên tư sản rởm đời leo lên nhờ sự lưu manh lọc lõi; Nghị Hách trở thành điển hình cho những kẻ phú nông học đòi tư sản gian ác, trắng trợn; những thành thị, nông thôn trở thành điển hình cho một xã hội nông thôn Việt Nam nửa Tây nửa Ta, trắng đen lẫn lộn.

Những khám phá riêng đó của Vũ Trọng Phụng có ảnh hưởng từ cuộc sống thành thị mà ông gắn bó suốt cả cuộc đời, nơi đã cung cấp cho ông cái nhìn chân thực về tất cả những điều nhố nhăng, xấu xa đang diễn ra xung quanh từng giờ, từng phút. Hiện thực đó ảnh hưởng đến cái nhìn của Vũ Trọng Phụng về cuộc sống, về con người. Một tài năng nghệ thuật độc đáo với khả năng phát hiện, miêu tả, châm biếm một cách trào phúng, hài hước từ đó khát khao thay đổi con người thay đổi xã hội đã khiến cho các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đằng sau những tiếng cười sảng khoái còn mang lại cho người ta rất nhiều suy ngẫm. Sự khám phá bắt nguồn từ nghệ thuật, bắt nguồn từ cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ đã khẳng định được giá trị và sức sống của mình cùng với thời gian.

“Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là sự khám phá mà người ta không thể làm một cách cố ý và trực tiếp, bởi đó là một cách khám phá về chất chỉ có được trong cách cảm nhận nếu không do nghệ thuật mang lại thì mãi mãi sẽ không ai biết đến” (Mác-xen Pruts).

Viết bình luận