Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng: “ Nghệ thuật... mình” Hãy lựa chọn một phong cách tác giả đã học trong chương trình mà anh (chị) thích nhất để làm sáng tỏ nhận định trên
Đề bài:
Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng: “ Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật. tức là có cái gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong phong cách của mình”
Hãy lựa chọn một phong cách tác giả đã học trong chương trình mà anh (chị) thích nhất để làm sáng tỏ nhận định trên
Bài làm:
Nam Cao, trong một tác phẩm văn chương của mình đã viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nói đến nghệ thuật là nói đến lĩnh vực của sự sáng tạo mà bất cứ sự sáng tạo nào cũng không thể chấp nhấn sự dập khuôn, máy mớc. Nghệ thuật đòi hỏi rất cao ở người nghệ sĩ năng lực sáng tạo độc đáo, làm nên phong cách của riêng mình. Chính vì vậy mà khi nói đến tính độc đáo trong phong cách sáng tác văn học đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải cổ phong cách nổi bật, tức là có cái gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong phong cách của mình”. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyền Tuân, ta sẽ hiểu rõ thêm về ý kiến này.
Thế nào là phong cách nghệ thuật? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thế tựu chung lại trong những nét khái niệm cơ bản: đó là khuôn mặt riêng, là giọng điệu riêng, cách thức riêng của từng nghệ sĩ trong thế giới nghệ thuật; là những nét riêng biệt, chủ yếu của một tài năng nghệ thuật độc đáo khiến cho người ta nhận ra nhà vãn này và sản phạm tinh thần của họ mà không nhầm lẫn với một người nào khác. Nghệ thuật là lĩnh vực của những cái độc đáo, bởi vậy nó rất cần những nét riêng kia của các nhà văn để làm nên sự độc đáo, đa dạng và phong phú cho mình. Phong cách nghệ thuật thể hiện trong những nét riêng, cái mới lạ trong tác phẩm tức là những cái nhìn độc đáo đối với hiện thực cuộc sống thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá cuộc sống của nhà văn. Từ đó, nhà văn sáng tạo nên những cái mới mẻ trong tác phẩm của mình, từ việc lựa chọn hình ảnh đến các phương tiện hình thức nghệ thuật như lời văn, câu văn, giọng điệu, ngôn từ... Phong cách là vậy nhưng không phải muốn là có thể có phong cách cũng như tất cả những người sáng tác nghệ thuật đều có phong cách. Phong cách đòi hỏi một quá trình rèn luyện bền bỉ, lâu dài và công phu cùng với sự sáng tạo và tìm tòi không ngừng nghỉ. Nó phải là sự phát hiện, đổi mới trên cái nền đã ổn định để nhìn vào hàng loạt các tác phẩm, người ta vẫn nhận ra đó là tác phẩm của ai ở cái giọng điệu rất riêng nhưng lại không hề cảm thây sự lặp lại và nhàm chán trong từng tác phẩm riêng biệt. Nói như thế cũng đủ thấy để có được phong cách và lưu giữ được phong cách của bản. thân'mình đô'i với người nghệ sĩ là một việc không hề đơn giản. Phong cách, do vậy, xét đến cùng chính là bản lĩnh và tài nghệ xuất chúng của nhà văn.
Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam tạo nên được phong cách nghệ thuật độc đáo có thể nhắc đến Nguyễn Tuân như một trường hợp tiêu biểu. Nếu như Nam Cào, xuất hiện sau hàng loạt các bậc đàn anh có tên tuổi như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, vẫn tạo cho mình một phong cách văn chương hiện thực phê phán độc đáo khi viết về bi kịch của người nông dân bị cái đói làm cho tha hóa đến mất hết nhân hình và nhân tính, là tiếng kêu cứu đói, cứu lấy nhân phẩm; Vũ Trọng Phụng là một phong cách nghệ thuật trào phúng hiện thực xã hội chủ nghĩa sâu sắc thì Nguyễn Tuân lại thể hiện phong cách của mình là nhà văn xuất sắc trên một ninh diện khác. Cái mới lạ của ông thể hiện ngay từ mong muốn lúc nào cũng chơi ngông với đời cho đến hàng loạt các phương thức thể hiện và giọng điệu riêng. Là nhà văn ưu cái mới lạ, độc đáo, Nguyễn Tuân cũng bắt những độc giả của mình phải tham gia vào một thế giới nghệ thuật đầy thú vị, nhọc nhằn và lắm công phu.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ”. Nhận xét ấy quả thục không có. gì là quá đáng. Chính cáí ngông đó đã góp phần tạo nên một nét quan trong trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Vì ngông nên ông luôn đứng ngoài mọi thứ, chi hướng đến một điều duy nhất là sáng tạo sao cho thỏa mãn được cái tôi ngông đó của mình. Chính, nhà văn đã từng xác định: “Tôi quan niệm đã viết văn là phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì một lĩnh vực nào khác”. Với quan niệm ấy, cả cuộc đời viết văn của Nguyễn Tuân là một chặng đường dài để khám phá và thể hiện chữ ngông. Chất ngông của Nguyễn Tuân vừa mang mà của hiện đại dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu nhân của Nits-xơ lại vừa mang màu sắc cổ điển chịu ảnh hưởng của các nhà nho bất đắc chí kiểu Nguyễn Công Trử, Tú Xương, Tàn Đà; như Nguyễn Công Trứ đã từng nói:
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng giành để tháng ngày chơi"
Phong cách ngông, nét riêng trong sáng tác trước hết được thể hiện ở việc nhìn đời bằng con mắt mĩ thuật. Dưới ngòi bút của ông, những con người mà ông miêu tả, bất cứ ai; thuộc tầng lớp nào,... thì cũng phải là những người tài hoa. Cáì đẹp được nhà văn suốt đời tìm kiếm, phụng sự và tôn thờ. Trong “Chữ người tử tù” vẻ đẹp được tập trung chủ yếu vào trong hình ảnh nhân vật Huấn Cao, một kẻ tử tù đang chờ ngày xử chém. Chơi chữ là một thú chơi tao nhã của những người có thiên lương cao đẹp vậy mà ở đây, nó lại được đặt vào trong tay một người bị coi là tử tù.
Nguyễn Tuân đã không ngần ngại khi dành cho Huấn Cao một thái độ trân trọng, ưu ái đặc biệt. Thiên lương trở thành tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của con người. Quán ngục là thanh âm trong trẻo giữ bản nhạc mà nhạc luật đều xô bồ, náo loạn bởi ông có một thiên lương trong sáng, có một tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết yêu và trân trọng cái đẹp. Sự gặp nhau của hai tấm thiên lương ấy đã trồ thành môi trường cho cái đẹp sinh thành và tỏa sáng rực rỡ. Đó cũng chính là ông lái đò tài hoa trong “Người lái đò sông Đà” lái chiếc thuyền vượt qua bao ghềnh thác sông Đà như một ngựời nghệ sĩ thực thụ. Ông lái đò chỉ là một người lao động bình thường nhưng ông cũng là một tay lái tài hoa và dũng cảm nắm chắc binh pháp cùa thần sông, thần nước. Qua lại trên ghềnh thác sông Đà nguy hiểm, khó khăn là thê nhưng dường như đã trở thành nhịp sống bình thường-của nhà đò. Hình ảnh con người hiện lên đẹp hùng vĩ nhưng cũng, hết sức bình dị.
Viết về thiên nhiên, người ta cũng bắt gập ở Nguyễn Tuân một cách thể hiện rất riêng. Thiên nhiên của ông không có chỗ cho những bức tranh bằng bằng, nhàn nhạt. Đó phái là một bức tranh thiên nhiên tuyệt bích đẹp hùng vĩ, dữ dội hay hết sức nên thơ, trữ tình. Hình ảnh con sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” là một hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho nét riêng ặy trong phong cách Nguyễn tuân. Con sông Đà dữ dội .với vẻ hoang sơ chảy giữ điệp trùng của núi rừng Tây Bắc, ớ những quách thành dựng đứng, những hút nước khủng khiếp và đá như bày thạch trận.ở khía cạnh này, con sông hùng vi và hoang sơ trở thành kẻ thù số một cùa con người. Nhưng chảy qua thượng nguồn, dòng sông lại trở về với cái vẻ dịu hiền không thế’ ngờ tới của nó. Kẻ hung dữ đã trở thành người con gái dịu dàng “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong núi rừng Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Thiên nhiên mang một vẻ đẹp trữ tình đầy quỵến rũ.
Có thể nói, cả thiên nhiên và con người trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đều là sự thể hiện, là hình ảnh của cái đẹp. ông chọn lựa chúng bởi vì chúng đẹp và lại làm cho chúng đẹp hơn lên trong chính tác phẩm của mình, thậm chí ngay cả khi đó chi là những vẻ đẹp bình dị, tầm thường. Nếu không có một tài năng đặc biệt và một cá tính ngông độc đáo hẳn người ta sẽ không thể nào làm được điều đó. Cặp mắt thẩm mĩ lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn cho mọi sự miêu tả và đánh giá khiến cho thật dễ hiểu khi trong văn Nguyễn Tuân người ta thường hay bắt gặp màng uề tài về “xê dịch”, “Vang bóng một thời”, “trụy lạc”, hay miếng ăn nhưng tất cá đều được đấy lên thành Chủ nghĩa. Nhân vật “Nguyễn” đã từng ước mình được trớ thành một chiếc va-li thuộc da để có thể đi khắp đó đây. ồng lên đường đế’ tìm hiểu và kahsm phá những cái đẹp, để mang đến cho con người những nét khám phá và cám nhận mới về cuộc sông. Và chính nhờ đó mà ngày hôm nay ta mới có được sắc ngọc trại đáy biển, thấy được bức tranh của bầu trời trên đỉnh núi Mèo, của bông tuyết đầu mùa ở Lê-nin-grat, của hoa lan vương giả, của bông thủy tiên nở đúng đêm giao thừa và một cổng trời Hà giang hùng vĩ... Và cũng con người ấy, từng cho rằng mình là người “sinh lầm thế kỉ”, lạc lõng “giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm mất cả quan niệm cũ - mới, làm tiêu mất bao nhiêu giá trị tinh thần” nên quay lại tìm vẻ đẹp trong những cái xưa cũ. Trong nguồn cảm xúc hoài cổ, nguyễn Tuân về với những ông nghè, ông cử trong những thú chơi tao nhà ngày xưa: uống trà, ngắm trăng, thưởng hoa, chơi thơ..., tìm về những con người có thiên lương cao đẹp như Huấn Cao, quản ngục... họ là những đại diện tiêu biểu cho “Vang bóng một thời” sẽ còn “vang bóng” lâu dài trong lòng người đọc.
Như đã nói ở trên, với Nguyễn Tuân, tất cả ở mức độ bình thường chưa đủ mà còn phải được đẩy lên thành chủ nghĩa. Ăn chơi trụy lạc cũng trở thành một chủ nghĩa bởi tính nhân văn của người tham gia nó. Miếng ăn, nếu như trong tác phẩm của các nhà văn trước đó thường đi liền với cái đói khổ, cái nghèo, cái nhục làm mòn nhân cách thì vói Nguyễn Tuân, đó lại là một cách để ông thể hiện cái ngông với đời. Với nhà văn, con người trước cái ăn không những không hèn đi mà còn sang hơn bởi người ta biết “đối xử” với nó một cách có vãn hóa. Nguyễn Tuân viết về miếng ăn như là những sáng tạo tinh tế của dân tộc có hơn một nghìn năm văn hiến thậm chí là “đỉnh cao của một dạng nghệ thuật” (Giò lụa), ông tiếp xúc .với miếng ăn không chi là một loại thực phẩm mà cốn là một giá trị văn hóa của dân tộc (Hương cuội, Phở, Côm, giò lụa...), đó là niềm tự hào của người dân Việt Nam và người văn hóa trong ăn uống cũng là một người sang trọng...
Nhà văn là nhà nghệ sĩ ngộn từ nhưng ngôn từ trong tay Nguyễn Tuân lại có những thứ công năng và quyền năng riêng độc đáo. Ngôn ngữ của ông không chỉ thể hiện sự am tường ngôn ngữ dân tộc, am tường cuộc sống mà còn là một khả năng vận dụng tài tình những hiểu biết đó của mình vào trong văn chương. Có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới có thể quan sát để phát hiện con ong một ngày bay được 2.700.000 chuyến với 8.000.000 cây số, hiểu được quá trình hoài thai của ngọc, phát hiện ra. bông hồng xanh của em bé Nga hay bộ hương vòng ngự đụng của vua Lý. Và người ta cũng chỉ bắt gặp ở ông với sáng tác văn học nhưng là sự tập trung của nhiều ngành nghề khoa học nghệ thuật như địa lí, lịch sử, quân sự, mĩ thuật thậm chí cả hội họa, điện ảnh, âm nhạc... Những thế võ, thế đá như “đánh đòn âm”, “đánh đòn tia”, “đá trái”, “thúc gối”... với những cửa sinh, cửa tử, “trận đồ trường xa bát quái” mà Nguyễn Tuân gán cho thác đá sông Đà quả thực là những độc chiêu lạ lẫm còn bức tranh trong Tờ hoa thì khiến người ta ấn tượng bởi sự lịch lãm, sang trọng trong dáng vẻ kiêu bạc đến gai góc: “Bướm phù phiếm cũng bay vào hoa nhưng cặp cánh hào nhoáng chẳng để lại gì. Từ ngày có lịch sử tiến hóa của loài người chưa ai dám nói tới mật bướm bao giờ”.
'Xê dịch trên mọi miền đất cùng Nguyễn Tuân, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong các tác phẩm của ông, ta hiểu và thêm khâm phục về một tài năng, một một phong cách văn học lớn, độc đáo “vô song”. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức ìà có cái gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong phong cách của mình”. Và bởi Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc thể hiện cá tính riêng ấy của mình nên nhà văn cùng với các tác phẩm của mình sẽ tồn tại mãi cùng thời gian và trong lòng người đọc
Viết bình luận