Đọc đoạn văn dưới đây và sau đó làm theo yêu cầu

Đọc đoạn văn dưới đây và sau đó làm theo yêu cầu.

Làng ở trong tầm đại bác cùa đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sarm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi đần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sói nảy nớ khôe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên. ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lẽn rất nhanh đê tiếp lấy ánh nang, thứ ánh nang trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thang tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã mọc lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chitng, những vết thương cùa chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tâm ngực lớn của mình ra che chở cho làng...

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(SGK Ngữ văn 12, Tập hai - NXB Giáo dục năm 2016, tr.38) Qua đoạn văn vừa đọc, anh (chị) hãy bình giảng đoạn văn trên.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Ngược dòng thời gian để phiêu bồng với hồn thơ Chế Lan Viên ta sẽ biết thêm về mảnh đất Tây Bắc trong khúc ca Tiếng hát con tàu; và ta lại được đắm mình trong Tùy bút người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân; tận hưởng mùi hương thơm ngào ngạt hương vị đất và người trong truyện Mùa lạc của Nguyễn Khải và nhất là Tô Hoài với tập Truyện Tây Bắc,... và rồi xuôi về mảnh đất Nam Bộ - nơi ấy có dòng sông Định Thủy ghi lại những chiến công hiển hách của nhân dân miền Nam thành đồng Tổ quốc làm nên lên tuôi của nhà văn Nguyễn Thi, thì mảnh đất Tây Nguyên lại là mảnh đất của nhà văn Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành.

Lần đầu tiên mở cánh cửa sáng tác vào mảnh đất Tây Nguyên năm 1954. nhà văn đã xây lên đó một lâu đài Việt cộng tráng lệ nguy nga với tiêu thuyết Đất nước đứng lên. Tác phẩm viết về cuộc nổi dậy của buôn làng Công Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khố. Truyện được giải thưởng văn nghệ năm 1954 - 1955 cùng với Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Thông qua tác phẩm này, Nguyên Ngọc hứa hẹn trở thành một cây bút viết về Tầy Nguyên xuất sắc bởi ông rất am hiểu về con người, phong tục tập quán ở nơi đây. Mười năm sau, khi có dịp trở lại chiến trường Nam Trung Bộ, nhà văn Nguyễn Trung Thành lại ‘‘trung thành” với mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang và hạt bụi vàng long lánh để gieo trên đó một Rừng xà nu xanh tốt bạt ngàn chạy tít tắp đến tận chân trời. Rừng xà nu được viết năm 1965 và được xem là linh hồn của tập truyện Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình giảng dạy như một kiệt tác cùa Nguyễn Trung Thành nói riêng, của văn học Việt Nam thời kì ‘‘Lửa cháy” nói chung.

Với tình yêu thiết tha, nồng nàn Nguyễn Trung Thành đã viết tên cho tác phẩm, đứa con tinh thần của mình cái tên Rừng xà nu. Câu truyện trong tác phấm là sự lồng quyện của hai cuộc đời lớn: Tnú và làng Xô Man. nhưng bao trùm lên mạch văn, hơi văn lại là hình tượng cây rừng xà nu. như một sợi chỉ xanh liền mạch, xuyên suốt... Kết nối vòng tròn, đâu cuối tương ứng đều là hình tượng cây rừng xà nu tạo nên một kết họp hoàn hảo, như một khúc vĩ thanh tươi đẹp, quyện hòa trong bản anh hùng ca.

bình giảng đoạn văn trong bài rừng xà nu

Đặt đoạn văn vào toàn tác phẩm, ta nhận thấy Rừng xà nu có một kết cấu hay nói đúng hơn là một lối vào đề rất mới lạ: Làng ờ tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, môi ngày hai lần, hoặc buôi sáng sớm và xế chiểu, hoặc đứng bóng và sâm tôi. hoặc nữa đêm và trờ gà gáy. Nếu như giới thiệu theo lối cổ điển, Nguyễn Trung Thành sẽ giới thiệu tên làng, nguồn gốc, rồi mới nói đến vấn đề ông muốn nói. Nhưng không, vào đề ông nói ngay đên vị trí nguy hiểm trong tầm đại bác cùa đồn giặc của dân làng Xô Man mà không hề nhắc đến tên địa danh của làng. Trong cách kể của nhà vàn, dường như chúng ta đều biêt cái làng đó ròi, như người đi xa lâu ngày không gặp chỉ náo nức muốn biết tình trạng sức khòe của người thân giờ này ra sao. Và làng Xô Man trong tiềm thức mồi chúng ta, dù có thể chưa một lần đặt chân đến, vẫn sao thấy có chút gì thân quen, gần gũi. Trong chiến tranh đâu chỉ có làng Xô Man mới nằm trong tầm đại bác của đồn giặc? Tất cả làng, các xóm trên đất nước Việt Nam này đêu chịu chung nỗi đau thương đó. Ta cũng thấy lòng mình có chút gì đồng điệu.

Nhưng đây không phải làng quê cùa ta! Nếu như Hoàng cầm nhớ thiết tha vùng đất Kinh Bắc với Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, nếu như Nguyễn Đình Thi mơ màng về Hà Nội, Hà Nội thương nhớ với gió thổi mùa thu hương cốm mới, thì làng Xô Man lại kiêu hãnh và gan góc với ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Ta nhận ra đây chính là làng Xô Man chứ không phải bất kì một làng nào trên mọi miền đất nước. Có lẽ chính vì tính chất rất “riêng”, “mới lạ”, “đặc sắc”, có tính đại diện, phổ quát cao cho các dân tộc Tây Nguyên nên rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành miêu tả thật là sinh động, gan góc như một sinh thể có hồn.

Tính chất tàn phá mãnh liệt của chiến tranh in đậm trên mồi thân cây: Cả rừng xà nu hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nừa thân mình đô ào ào như một trận bão. Ờ chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt. rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Chỉ cần ba câu văn thôi nhưng ta có thể thấy trước mắt mình cả một khu rừng xà nu sau mỗi lần chúng nó bắn. Nhưng nét đẹp và sự gợi cảm của mồi câu văn không chỉ là nói lên một hiện tượng tàn khốc mang tính tàn phá huỷ diệt như thế. Một túc phẩm sẽ chết nếu nó miêu tà chi đê miêu tà, nếu nó không phài là sự thôi thúc mạnh mẽ sẽ mang tính chù quan cùa tinh thần thời đại (M. Goor-ki). Những vết thương của cây xà nu không chỉ là sự phản quang tội ác của giặc, không chỉ là sự mất mát hoàn toàn. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả những cây xà nu không chỉ là loại cây thông thường mà dưới góc độ khác, góc độ như một con người, con người Tầy Nguyên gan góc, dũng mãnh, đầy quả cảm. Cây xà nu hiên ngang từ dáng đứng thẳng tap dám hứng hầu hết đạn đại hác, đến phẩm chất thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt. Tác giả không miêu tả một cây, ông miêu tả cả một rừng cây. Phải chăng một chi tiết nhỏ đó thôi cũng bao hàm một sức chứa lớn. Đó là sự khái quát cao độ của hình tượng cây xà nu đông đảo, toàn diện và có phần chung chung nhưng lại không vô nghĩa, và đặc biệt không hề nhạt nhòa, bé nhỏ. Nó cũng như con người: bị thương và chết đi, nhựa của nó chảy ra đần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành timg cục máu lớn. Đây không phải là một phép so sánh giàn đơn mà dường như trong tiềm thức của người nghệ sĩ, cây xà nu gần gũi thân yêu thực sự không phải là vật vô tri vô giác, ông tin đó là một sinh thể. là một con người. Lẽ dĩ nhiên trong văn chương có những điều "bất khả giải”, chỉ có thể càm nhận bằng cảm giác, đôi khi rất khó tin, thậm chí không có sự trùng khít giữa cái miêu tà và cái được miêu tà nhưng cái tài của Nguyễn Trung Thành chính là ông đã tạo ra được ào tường giống như thiệt (Fêdine) của sự vật được phản ánh. Ông đã truyền sự rung cảm từ con tim chù quan người nghệ sĩ sang mồi chúng ta là người tiếp nhận, khiến chúng ta không chỉ yêu mà còn tin vào sức sống cũng như vẻ đẹp rất "người” tiềm ẩn trong mỗi cây xà nu tưởng hết sức thân thuộc, bình dị. Sức sống mãnh liệt của cây xà nu chính nằm trong sự nối tiếp cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đúng như Nguyễn Trung Thành nói trong rừng ít có loại cây sinh sôi này nờ khoẻ như vậy, sức sống và sự kế tiếp của cây rừng xà nu không khỏi khiến ta cảm phục, dường như có chút gì rạo rực, bâng khuâng... Ta chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:

Lớp cha trước lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

(Tiếng hát sang xuân)

phân tích đoạn văn trong bài rừng xà nu

Có thể Nguyễn Trung Thành cũng đâu chỉ viết về sự tiếp nối mạnh mẽ của cây rừng xà nu? Phải chăng đằng sau sức sống và sự sinh sôi nảy nơ khỏe như vậy. còn có một sức sống tiềm ẩn khác của con người Tây Nguyên, của dân làng Xô Man trong kháng chiến. Họ cũng dũng mãnh như cây xà nu với hình nhọn mũi tên lao thắng lén bầu trời. Sức mạnh ngòi bút Nguyễn Trung Thành có lẽ chính là ở ông đã nắm bắt nhuần nhuyễn đặc biệt đó, miêu tả tài hoa và tinh tế sự hòa họp giữa con người và thiên nhiên Tây Nguyên, khiến ta thấy thấp thoáng ẩn hiện sau mỗi cây xà nu là sự gan góc. sức sống mạnh mẽ và nụ cười cởi mở của dân làng Xô Man. Sự hoà nhập đó tạo nên sức gợi cũng như sức sống tiềm tàng của mỗi câu chữ mà Nguyễn Trung Thành sử dụng. Tuy nhiên, cái khéo chính là ông đã miêu tả cây xà nu tuy trong góc độ như một con người nhưng lại không phải là con người. Ông không biến một sinh vật thành một con người đơn giản để cuối cùng mất đi bản sắc của riêng nó. Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời. Nó phóng lén rat nhanh đê tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ cao xuống từng luồng lớn thăng tap, lóng lánh vố so hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chat dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lén được cao hon đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã dù lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chủng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã. Thật là quật cường và cũng thật là diệu kì. Có lẽ bản thân những câu văn trên cũng nói lên sức sống cùng phẩm chất ham sống tuyệt vời của cây xà nu. Nhà văn không miêu tả phiến diện đến nỗi khó tin là tất cả các loại cây dưới tầm đại bác đều còn sống và đều vươn lên với sức mạnh kì diệu. Cây xà nu là như vậy, đẹp đẽ và kiêu hãnh biết bao. Tấm ngực lớn của nó không chỉ thể hiện sức tráng kiện, dũng mãnh đến gai góc của một loại cây ở thời kì trưởng thành đang hòa nhập trong sức mạnh cộng đồng như cả dân làng Xô Man mà còn thê hiện chút chân thực đến say lòng người, cùng niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của chính mình.

Cái hay và đặc sắc của đoạn văn chính là ở chỗ nhà văn đã nhìn rừng xà nu như một sinh thể có hồn hoà nhập vào đời sống nhiệt tình của con người Tây Nguyên nói chung, của dân làng Xô Man nói riêng. Khép lại đoạn văn và cũng là toàn tác phẩm là một câu văn đầy sức gợi: Đứng trển đồi xà nu trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nôi tiếp tới chăn trời, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Trung Thanh sử dụng câu văn này hai lần, ở đoạn này và đoạn cuối tác phẩm. Rừng xà nu dường như đã lớn lên đến sức sống căng tràn nhất, trải dài khắp nẻo đường. Ta như cảm giác cánh tay rừng xà nu đang vươn dài ôm lây làng Xô Man vào lồng ngực lớn của mình, yêu thương, che chở và bảo vệ. Sức mạnh của khu rừng, của làng Xô Man và của cả một chút gì bí ẩn, hoang sơ gợi sự khát khao, kiếm tìm với người biết yêu thương và sự đe dọa dữ dội đối với kẻ thù xâm lược: Chừng nào chúng ta còn tồn tại thỉ các người đừng hòng xâm nhập vào đây phả tan cuộc sổng yên hình nơi đây.

soạn bài rừng xà nu

Thật là đẹp và cũng thật kì vĩ! Ta cảm giác như choáng ngợp, mỗi lời văn ngập tràn không khí sử thi hoang dã, dũng mãnh, gan góc và đầy bí mật như trong những lời kể về khu rừng già đại ngàn và đời sống của chàng Đăm San thuở xưa rực rỡ. Chính sức sống hoang dã, mãnh liệt này là một nét đặc sắc và vô cùng độc đáo của vùng đất Tây Nguyên mà con người dù có viêt nhiều về nó mãi mãi không thế nào khám phá hết chiều sâu tận cùng.

Rừng xà nu là cầu chuyện của cả đời được kể trong một đêm do đó những cảm xúc vê cây xà nu chính là những rung cảm mãnh liệt nhất của người nghệ sĩ được viết ra khi càm xúc tràn đầy (Tố Hữu). Theo lời tác giả kể, câu chuyện được viết ra chỉ trong vòng hai tiếng rưỡi nhưng lại được thai nghén hàng chục năm. Ta chợt hiểu sâu sắc đằng sau những dòng chữ kia là tấm lòng yêu thương chất chứa, dồn nén của người nghệ sĩ. Có lẽ ông đã dồn rất nhiều tâm huyết để dựng lên hình tượng cây xà nu đẹp, đầy gợi cảm và mang sức chứa, khái quát cao độ. Nó xứng đáng là kết tinh của thiên nhiên của con người Tây Nguyên dũng mãnh, gan góc và quật cường. Thành công lớn của đoạn văn chính là hình tượng cây xà nu đã diễn tả sâu sắc và tinh tế nội dung toàn tác phẩm cũng như điều mà nhà văn gửi gắm.

Viết bình luận