Phân tích cảm hứng về quê hương đất nước qua bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Bài thơ Bên kia sông Đuống đưa ta về sống với hiện thực đau thương của vùng Kinh Bắc, quê hương của thi sĩ trong những ngày mưa bom bão đạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hoàng Cầm viết Bên kia sông Đuống với một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu đã được một sự kiện làm cho bùng cháy: khi ông nghe tin giặc đánh phá quê hương mình.

2. Thân bài

a. Hoàng Cầm viết về Bên kia sông Đuống với một tình yêu mãnh liệt: khi ông nghe tin giặc đánh phá quê hương mình. Cái dồn nén của tình cảm vỡ ra thành những dòng chữ nghẹn ngào thấm máu và nước mắt, những dòng chữ như cắt ra từ trái tim nhà thơ với bao nhiêu xúc động mạnh mẽ, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu tình yêu, trân trọng, nâng niu, bao nhiêu nuối tiếc, nhớ nhung, bao nhiêu xót xa, căm uất trào ra từ đầu ngọn bút.

b. Hai luồng cảm hứng chủ đạo sẽ xuyên suốt bài thơ Bên kia sông Đuống, đó là: yêu thương, nuối tiếc và đau thương, căm uất.

- Phần đầu, Hoàng Cầm nhắc đến những hình ảnh bình yên, thơ mộng của vùng quê trù phú: vùng quan họ Bắc Ninh.

- Phần sau, nhà thơ nhớ về những nét văn hóa của vùng quê Kinh Bắc, những nét truyền thống đặc sắc, bắt rề sâu kín trong tâm hồn mình. Vừa nhớ về những ngày thanh bình xưa kia, Hoàng Cầm dã đưa ta sống trong bể căm hờn ngùn ngụt của ông, ngày giặc tới. Có thể nói cảm hứng yêu thương đã đan vào cảm hứng căm uất khiến cho mỗi lời thơ có sức cuốn hút mãnh liệt.

c. Đánh giá

Cảm hứng của bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là một tình cảm bật ra từ trái tim yêu quê hương đất nước mặn nồng, tha thiết, một tình cảm lắng đọng, trào lên mãnh liệt, nó là sự đan cài, xen lẫn của quá khứ và hiện tại, của nhớ nhung và nuối tiếc, của yêu thương và căm giận, nó bàng bạc như huyền thoại, nó tuôn ra như thác lũ.

3. Kết bài

Với bài thơ Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm đã thể hiện sự chín muồi về cảm xúc, có sự hiểu biết tinh tế quê hương mình và cao hơn, có một tình yêu quê hương sâu sắc.

Bài thơ Bên kia sông Đuống đưa ta về sống với hiện thực đau thương của vùng Kinh Bắc

B. BÀI LÀM

Đất nước - với nhừng hàng tre xanh, những cánh đồng lúa, những con đường, nơi mà chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi chúng ta đã bảo vệ đến hơi thở cuối cùng để giữ lấy từng tấc đất, không quản “sáng ngăn bão dông, chiều ngăn nắng lửa”, nơi đó mãi mãi là niềm tự hào vô biên, mãi mãi là nguồn thơ không bao giờ cạn.

Nghĩ về đất nước, có biết bao nhà thơ đã từng xúc động nghẹn ngào, khi bình yên, họ nghe lòng rộn ràng với niềm vui xây dựng quê hương mình; khi giặc đến, họ đau đớn, xót thương quê hương bị gót giày xâm lược tàn phá, lại căm giận lũ giặc bạo tàn. Những tình cảm yêu thương, căm giận như những đợt sóng ào ào lớn lên thành một dòng cảm hứng mạnh mẽ bật lên thành thơ. Đó là bài Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm.

Bài thơ Bên kia sông Đuống đưa ta về sống với hiện thực đau thương của vùng Kinh Bắc, quê hương của thi sĩ trong những ngày mưa bom bão đạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ cổ chí kim, đã có bao nhiêu bài thơ thể hiện cảm hứng về quê hương đất nước, đó là Thăng Long thành hoài cổ với nỗi đau khắc sâu muôn kiếp:

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương.

Là sự khẳng định sự trường tồn của đất nước Việt Nam trong Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt là nét màu đỏ thắm của sự hi sinh cao cả vì tự do dân tộc trong Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mỹ... Tất cả những cám hứng yêu nước ấy đều xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương đất nước cúa nhà thơ, từ truyền trống “lưng đeo gươm, tay mài bút lửa” của dân tộc: Trong từng hoàn cảnh, ở mỗi thời đại, nhà thơ lại tìm cho mình một cách biểu hiện riêng.

Khác với những bậc tiền bối xa xưa, Hoàng Cầm viết Bên kia sông Đuống với một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu đã được một sự kiện làm cho bùng cháy: khi ông nghe tin giặc đánh phá quê hương mình. Cái dồn

nén của tình cảm vỡ ra thành những dòng chữ nghẹn ngào thấm máu và nước mắt, những dòng chữ như cắt ra từ trái tim nhà thơ với bao nhiêu xúc động mạnh mẽ, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu tình yêu, trân trọng, nâng niu, bao nhiêu nuối tiếc, nhớ nhung, bao nhiêu xót xa, cãm uất trào ra từ đầu ngọn bút. Đó phải chăng là cảm hứng lớn để ông viết lên những dòng thơ có sức lay động ghê gớm lòng người?

Cảm hứng về quê hương đất nước qua bài thơ Bên kia sông Đuống

“Thơ chỉ tràn trong tim ta khi cuộc sống đã tràn dầy”. Thơ Hoàng Cầm đã tràn ra khi những yêu thương căm uất trong lòng nhà thơ đã lên tới đỉnh điểm.

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì.

Nỗi đau ấy bật lên khi nghe tin quê hương bị giặc tàn phá khiến cho nhà thơ nức nở bởi bao nhiêu tình cảm ngổn ngang lẫn lộn. Và khi đã tỉnh lại, nhà thơ nghe như đâu đây xa xôi trong tiềm thức giấc mơ hi vọng vì tiếng hát dân ca vùng Kinh Bắc và những câu thơ đầu tiên đã tuôn trào. Hoàng Cầm đưa ta nhớ lại “ngày xưa” - những ngày của vùng Kinh Bắc yên bình, ấm no, hạnh phúc, với tấm lòng hoài niệm xót xa, nuối tiếc với những câu thơ khắc khoải nỗi niềm. Cái cảm hứng về vẻ đẹp của quê hương là niềm tự hào ngân nga trong từng câu chữ:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Bên này, bên kia - sao mà đau xót! Một dòng sông mà hai khoảng trời ngăn cách - Bên kia sông Đuống,

“Ngô khoai biêng biếc”, “xanh xanh bãi mía bờ dâu” vậy mà chiến tranh đã nổ ra những câu thơ thật đẹp nhưng đọc lên mà đau đớn:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Hình ảnh “sao như rụng bàn tay” là nỗi đau được cụ thể hóa, nỗi đau của chết chóc, chia lìa. Mấy câu đầu bài thơ đã nói lên hai luồng cảm hứng chủ đạo sẽ xuyên suốt bài thơ Bên kia sông Đuống, đó là: yêu thương, nuối tiếc và đau đớn, căm uất. Những câu thơ nhói giữa tim ta và tan ra trong một biển tình cảm mênh mông. Mấy đoạn thơ kế tiếp nhau với một cảm hứng hoài miệm tự hào đã dựng lên trước mắt ta một vùng quê, một Kinh Bắc với những nét đẹp của truyền thống văn hóa với sự cổ kính ngàn đời, vùng quê Kinh Bắc với nỗi đau bị tàn phá lại càng nhân lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gắn bó, yêu quê mặn mà, sâu sắc.

Nếu ở phần đầu, Hoàng Cầm hay nhắc đến những hình ảnh bình yên, thơ mộng của vùng quê trù phú vùng quan họ thì đến phần sau, ông lại hoài nhớ về những nét văn hóa của vùng quê Kinh Bắc, những nét truyền thống đặc sắc, bắt rễ sâu kín trong tâm hồn ông.

Phải chăng, khi nhớ về đất nước, đầu tiên đã nghĩ đến “giọt đàn bầu” “xoa dịu nỗi đau của mẹ” và sau đó mới nhớ đến mình là vì vậy? Nỗi nhớ đầu tiên phải là nỗi nhớ tới hương vị quê hương Việt Nam: đó là lúa nếp thơm nồng, là tranh Đông Hồ nét bút tươi trong, là tấm the đen may ác mẹ già, là hội hè đình đám, là bến chợ người dâng tơ nghẽn lối... tất cả mang màu sắc dân tộc rõ nét, rất đỗi tự hào.

Rất tự nhiên, tác giả lồng hình ảnh quê hương vào trong hình ảnh những truyền thông văn hóa, những hình ảnh con người xứ Kinh Bắc duyên dáng, dễ thương, những cô hàng xén răng đen, cắn chỉ môi trầu, những cụ bà tóc trắng, những khuôn mặt búp sen, “cười như mùa thu tỏa nắng” - Dưới ngòi bút nhớ thương, trân trọng của Hoàng Cầm, lại nhiều hình ảnh về con người và xứ sở Kinh Bắc hiện lên duyên dáng đến kì ảo, thơ mộng đến ngọt ngào và không chỉ là nét thơ mà trở thành nét họa. Ta yêu sao những khuôn mặt của thiếu nữ ngây thơ trong trắng, kiều diễm ẩn dưới những chiếc khăn trùm đầu, như những búp sen, ta yêu sao cái cười trong sáng, hồn nhiên, trẻ trung như “mùa thu tỏa nắng”! Xứ sở Kinh Bắc đẹp đến thế, say đắm lòng người đến thế! Đúng là nét họa “màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”!

Một tình yêu quê hương sâu sắc

Vừa nhớ về những ngày thanh bình xưa kia, đau đớn với cái hiện thực phũ phàng, tan nát lòng người, Hoàng Cầm đã đưa ta sống trong bể căm hờn ngùn ngụt của ông, ngày giặc tới. Có thể nói cảm ứng yêu thương đã đan vào cảm hứng căm uất khiến cho mỗi lời thơ có sức cuốn hút mãnh liệt; nhà thơ lặp đi lặp lại: “bên kia sông Đuống, Ai về bên kia sông Đuông” - những câu hỏi như có những tiếng vọng vang vào lòng người, có nỗi đau xót của đứa con xa quê hương về quê mẹ.

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy.

Ai đã từng lớn lên từ những vùng quê “xanh xanh bãi mía bờ dâu”, “ngô khoai biêng biếc” thì mới thấy đau đớn trước màu xám xịt, toàn khói ngút trời của vùng Kinh Bắc. Đau xót biết bao khi những làn dân ca quan họ bị át đi và ruộng khoai biêng biếc cũng cháy khô với bom đạn chiến tranh - công sức, mồ hôi nước mắt người lao động cháy theo ngô khoai. Tác giả chọn nhvững hình ảnh đặc trưng của vùng quê Kinh Bắc với sự chia lìa, ngăn cách: “mẹ con đàn lợn âm dương”, “đám cưới chuột”, gửi tấm the đen không biết may áo cho ai... Những điệp khúc lại được nhắc đi nhắc lại: “Bâảy giờ tan tác về đâu” đầy nhức nhối thương đau

Dùng thủ pháp tương phản, tác giả đã tạo nên sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, xưa và nay để nỗi đau càng thêm giằng xé, để yêu thương càng mãnh liệt và nhờ thế, căm hận cũng ngút trời, căm hận “lũ quỷ mắt xanh trừng trợn, đạp gãy quán gầy teo” thương mẹ già “Bước cao thấp trên bờ tre hun hút”. Một hình loang trước mắt ta báo hiệu sự chết chóc, sự thảm khốc của chiến tranh:

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.

Cái vết máu loang ấy đập vào mắt ta với lòng căm hờn tột độ. Vết máu ấy của ai? Đó là máu của những khuôn mặt búp sen “Nhừng em thơ sột soạt quần nâu”, những mẹ, những cụ già, những con người của xứ sở Kinh Bắc! Đau đớn bao nhiêu! Căm giận bấy nhiêu!

Cả một đoạn thơ dài tuôn trào lai láng những xúc cảm mãnh liệt. Bao trùm những cung bậc tình cảm thiết tha, sâu lắng về nỗi đau quê hương bị giặc tàn phá, tàn phá những truyền thống văn hóa cổ truyền, đảo lộn tất cả những sinh hoạt bình dị của con người Kinh Bắc. Phải chăng, cái đau của “đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngã”, của đám cưới chuột tan tác trên bức tranh Đông Hồ xưa đã thôi thúc những người con của quê hương cầm lấy súng:

Bộ đội bên sông đã trở về

Con đến giờ xuất kích

Trại giặc bắt đầu rung trong sương.

Cái khát khao muốn giữ gìn sự sum họp của đám cưới chuột, của đàn lợn âm dương, giữ gìn quê hương nghìn năm văn hiến, giữ gìn truyẻn thống nghìn đời của dân tộc phải trả lời bằng tiếng súng giết giặc ngoại xâm... Ta phải chiến đấu để giành lại cho ta tất cả.

Khi quê hương có bóng giặc thù là lúc ấy ta hiểu con người đúng nhất. Ta sẵn sàng đứng lên cầm súng đuổi giặc, mặc dù có thể đổ máu mình để được độc lập tự do, Hoàng Cầm ước mơ một ngày:

Sông Đuống cuồn cuộn trôi

Để nó cuốn phăng ra biển

Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiêu nước mắt

Bao nhiêu mồ hôi

Bao nhiêu bóng tối

Bao nhiêu nỗi đời...

Thì ta lại “về Bên kia sông Đuống”. Một ước mơ chân thành và giản dị như người Kinh Bắc nhưng đau đáu một nỗi niềm và lấp lánh niềm tin vào sự thắng lợi của dân tộc với kẻ thù hung bạo nhất. Tình yêu đất nước của

Hoàng Cầm là luồng ánh sáng của niềm tin và hi vọng - ta phải chiến thắng, phải được trở về bên kia sông Đuống, tìm em, em lại thắt lụa hồng, mặc yếm thắm như những cô gái Kinh Bắc ngày xưa cùng “trẩy hội non sông”:

Bài thơ Bên kia sông Đuống khép lại trong nụ cười cô gái Kinh Bắc duyên dáng “Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” nhưng lại mở ra bằng chân trời của mơ ước, của niềm tin yêu mãnh liệt.

Cảm hứng, đối với thơ còn mạnh hơn nhiều, đôi khi là “thần hứng” (Platôn). Cảm hứng của bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là tình cảm bật ra từ trái tim yêu quê hương đất nước mặn nồng, tha thiết, một tình cảm lắng đọng, trào lên mãnh liệt, nó không có nét hoài cổ như trong Thăng Long thành hoài cổ, cũng không có cái đau rõ ràng trước mắt, rõ như Quê hương của Giang Nam; nó là sự đan cài, xen lẫn của quá khứ và hiện tại, của nhớ nhung và nuối tiếc, của yêu thương và căm giận, nó bàng bạc như huyền thoại, nó tuôn ra như thác lũ với những điệp từ, điệp ngữ dội vào lòng ta đau nhói... “đi đâu, về đầu”.

Đất nước luôn là thi hứng, là đề tài muôn thưở của nhà thơ. Nhưng mỗi khi có những sự kiện vĩ đại, cảm hứng ấy vụt lớn lên và nhờ thế sẽ biến tác phẩm của nhà thơ thành những kiệt tác. Ta đừng để cho thơ thành ngẫu hứng; thần hứng khởi nguồn tự đáy lòng mình, là tiếng nói bay cao, vút lên từ nhịp tim xúc động đập gấp gáp, từ con tim đã tràn đầy tình yêu.

Có được thành công ấy ở bài thơ Bên kia sông Đuống, phải chăng Hoàng Cầm đã có sự chín muồi về cảm xúc, có sự hiểu biết tinh tế quê hương mình và cao hơn, có một tình yêu quê hương sâu sắc?

Viết bình luận