Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nếu như dòng sông Đà được Nguyễn Tuân lưu vào sử sách trong những trang văn đầy tài hoa vừa hùng tráng nhưng cũng đậm chất trữ tình thì dòng sông Hương thơ mộng của mảnh đất Huế lại ghi dấu ấn của mình trong những trang văn xuôi cũng thật uyên bác và hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không còn là nỗi buồn của cảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” như trong thơ Hàn Mạc Tử, dòng sông Hương trong “Ai đặt tên cho dòng sông” đã vươn mình dậy đế’ mang một màu sắc, hình hài mới.

sông Hương

Cũng giống như mạch văn của Nguyễn Tuân khi viết về sông Đà: miêu tả con sông theo dòng chảy của nó, nhưng với cá tính dịu đàng của con người xứ Huế, bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng Hương Giang lại gợi cho người đọc một cảm giác khác: Cảm giác của một cái gì đó dịu nhẹ, cứ len lỏi miên man rồi từ từ thâm vào hồn người, từ từ làm trỗi dậy một cách-trầm tĩnh cái tình yêu mê man, say đắm đối với một dòng sông mang nét văn hoá xứ sở - con sông đã đi vào thi ca với vẻ đẹp quyến rũ kì lạ:

“Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ”

Sông Hương được miêu tả một cách chân thực, sinh động và hết sức tỉ mỉ trong những tình cảm yêu thương chân thành, đằm thắm của nhà văn. Đó cũng là những quãng sông “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Dòng sông không được miêu tả tỉ mỉ ở những đoạn ghềnh thác hùng vĩ hiểm trở như cách của Nguyễn Tuân. Cái dữ dội của nó chỉ được cô đọng ngắn gọn trong một hình ảnh so sánh thật sống động: “Giữa lòng Trường Sơn, con sông Hương đã sống nửa cuộc đời như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại'. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Sông Đà là kẻ thù thách thức con người, suốt năm như “gùn ghè” đòi nợ suýt bất cứ một người bơi thuyền nào qua đó còn sông Hương được miêu tả trong hình hài của một cô gái Di-gan, vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính. Sự chuyển mình trong dòng sông được miêu tả như một “cuộc kiếm tìm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Sông Hương chuyển dòng liên tục để đẹp hơn ở những đoạn khúc quanh “uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Dòng sông như một sinh thể có hồn, biết hoang dại, mạnh mẽ, rực lửa, nhưng cũng biết hành trình để kiếm tìm vẻ đẹp vốn có của mình. Và có lẽ, vẻ đẹp ấy đâ được tìm thấy khi nó về đến mảnh đất Huế thơ mộng: “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Nằm giữa Huế thơ mộng, dòng sông là một con người đầy ý thức, dường như cố kìm hãm bớt bản tính phóng khoáng của một cô gái Di-gan trong mình trở thành một cô thiếu nữ Huế dịu dàng. Nó cũng chất chứa tình yêu dành cho Huế cũng như người dân xứ Huế vậy. Và cái êm đềm, lững lờ trôi thật chậm trong lòng thành phố như một món quà mà sông Hương giành riêng cho Huế. “Đấy là điệu slow tình cảm giành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muôn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”... vẻ trữ tình của dòng sông không thiên về việc tập trung ngòi bút miêu tả màu sắc, đường nét, như sông Đà của Nguyễn Tuân mà chú ý ở đời sống tâm hồn của nó. vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng vẫn toát lên đằng sau dáng vẻ của những khúc quanh, những cái “ôm tình tứ” đối với mảnh đất nơi nó đi qua nhưng nhiều nhất và được tập trung nhất là ở việc nó biến thành một dòng sông văn hoá. Văn hoá trong cách khuôn mình cho phù hợp với những mảnh đất mà mình đi qua, văn hoá cho phù hợp với mảnh đất Huế đầy mơ mộng. Sông Hương không phải là một dòng sông nữa mà đã trở thành một linh hồn sông thực sự. Và bởi vậy, người ta mới nhìn thấy cái lưu luyến của dòng sông khi ra khỏi đất Huế mà liên tưởng tới nỗi niềm của Thuý Kiều: “Có một cái gì rất lạ vớị tự nhiên và rất giống con người ở đây. Và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vân vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giông như nàng Kiều trong đêm tự tình, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ.”.. Lời thề ấy vang vọng khấp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”. Đây chỉ là một trong số rất nhiều những câu văn so sánh đầy ấn tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Tất cả chúng hội tụ với nhau để làm nên vẻ đẹp của một dòng sông văn hoá, chảy tràn theo thời gian của lịch sử và không gian của địa lí.

Miêu tả con sông Hương trong hành trình của nó từ rừng già, qua những dãy đồi sừng sững như thành quách, đến vùng Kim Long, chảy vào trong thành phô' và cái gặp nhau lưu luyến lần cuối vđi thành phố ở góc thị trấn. Bao Vinh xưa cổ là hành trình con sông của thực tại mang một màu sắc đậm chất thơ. Phẩm chất dòng sông đã được khắc hoạ giờ đây lại tiếp tục được tô đậm khi nhà văn đến với nó trong lịch sử thơ ca. Trong lịch sử thơ ca, sông Hương là một đòng giàu truyền thông từng ghi dấu hình ảnh của nhiều văn nhân tắi tử cũng như trở thành nguồn dề tài của nhiều tác phẩm thi ca. Nhìn sông Hương ở góc độ này, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp nên thơ, nét hữu tình duyên dáng của dòng sông cũng như sức hấp dẫn muôn đời của người thiếu nữ bất tử này.

Đã có rất nhiều những tác phẩm nhìn sông Hương dưới cái nhìn lịch sử dân tộc

Đã có rất nhiều những tác phẩm nhìn sông Hương dưới cái nhìn lịch sử dân tộc, lịch sử hình thành dòng sông. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện khi nhìn dòng sông cả dưới góc độ lịch sử và lịch sử thơ ca. Theo chiều dài lịch sử dân tộc qua những thế kỉ trung đại; bước vào thời kì cách mạng bằng những chiến công rung chuyển... Tình yêu mến và tự hào đã khiến nhà thơ phải thô't lên: “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”. Niềm kiêu hãnh về dòng sông còn ngân lên rất nhiều khi nói đến dòng sông Hương của thi ca. Chỉ riêng việc tác giả thường liên hệ đến “Truyện Kiều” cũng đã đủ minh chứng cho sự độc đáo mang tính phát hiện ấy. “Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này... với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, vào một buổi tối ngồi nghe con gái mình đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thô't lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh”. Nhà thơ đã không ngần ngại mà đưa ra lời khẳng định: “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thớ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ: “Dòng sông trắng / Lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lẽn “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát.; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu.”.., Và nhà thơ mượn câu hỏi của một nhà thơ người Hà Nội mà gieo vào lòng người nỗi bâng khuâng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Chắc chắn rằng đó không phải là một câu hỏi bắt vào lịch sử. Người hỏi thế bởi trước cái lững lờ, hiền dịu của dòng sông chảy qua nghìn đời nay nghe cũng thơ mộng như tên gọi Hương Giang của nó người ta thấy lòng mình dịu nhẹ...

“Quê hương, ai cũng có một dòng sông bên nhà. Riêng tôi, tôi cũng có một dòng sông đời tôi.”...Câu hát ấy cứ mãi váng lên trong lòng mỗi người dân đất Việt về hình ảnh những dòng sông Đà, dòng sông Hồng, dòng Hương Giang... ngàn đời chảy mãi. Dòng Hương Giang trong “Ai đặt tên cho dòng sông” đâu chỉ là một dòng sông của địa lí. Nó chảy dài theo chiều của lịch sử, trở thành một dòng sông văn hoà mang vẻ đẹp và tâm hồn con người xứ Huế. Dòng sông ấy đã chảy trên những trang văn, chảy mãi trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam...

Viết bình luận