Phân tích hình tượng sông Hương qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? để làm nổi bật phong cách nghệ thuật độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Con sông đám cưới Huyền Trân

Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn

Hèn chi thơm thảo nỗi buồn

Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ

Con sông nửa thực nửa mơ

Nửa mong Lý Bạch nữa chờ Khuất Nguyên.

(Con sông huyền thoại - Nguyễn Trọng Tạo)

Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh/ Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì. Và rồi khi lật tới Tùy bút người lái đò Sông Đà ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng Đà giang độc bắc lưu qua những trang “nở hoa" xuất sắc của Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với dòng sông Hương - dòng sông chỉ thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Trong những gương mặt viết kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý với một phong cách vừa trữ tình, lãng mạn. vừa thâm trầm, triết lí, vừa độc đáo, tài hoa. Những tác phẩm kí của ông đã khẳng định được vị trí của mình theo thời gian, gây được sự chú ý lớn của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học và công chúng, tiêu biểu là bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

dòng sông hương

Khi nhắc đến kí, người ta thường nhắc đến một thể loại phản ánh chân thực nhất, khách quan nhất về hiện thực cuộc sống, mang tính chân thực cao. Có lẽ với cách hiểu khiên cường như vậy, một số nhà nghiên cứu cho rang trong kí không nhất thiết phải sử dụng yếu tố hư cấu, vì cho rang hư cấu sẽ phá vỡ tính chân thực lịch sư và cà tính chân thực nghệ thuật cùa tác phâm (Tâm Dương). Theo tôi, cách hiểu như vậy chưa thật toàn diện, bởi vì kí là một thể loại văn học, cho nên bên cạnh sự thực nhất thiết phải có, kí cũng cần có sự hư cấu. Chính điều này đã góp phần đẩy tác phẩm lên tới đinh cao về chất lưọng nghệ thuật.

Hư cấu là phương thức xây dựng điển hình qua việc sáng tạo những giá trị mới, những yếu tố mới như sự kiện, cảnh vật. nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Đây là một yếu tố không thể thiếu của sáng tác văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không sao chép nguyên nó. Từ những chất liệu thực tế, nghệ sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động, rõ nét và điển hình hơn, tùy thuộc chủ đề của tác phẩm. Giá trị của hư cấu nằm ở tính tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tài năng khái quát hiện thực của nhà văn. Tuy nhiên, hư cấu trong kí khác với hư cấu trong các thể loại khác, hư cấu trong kí không phải là nhằm tạo nên những hình ảnh. sự kiện, hiện tượng hoàn toàn mới mẻ vốn không có trong thực tế mà mục đích cuối cùng cùa việc hư cấu là nhàm tái hiện lại người thực, việc thực.

Đi sâu vào bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta thấy đâu đó những hình ảnh, sự vật được tác giả hư cấu nhàm tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm. Trong tác phẩm, có rất nhiều yếu tố được tác giả hư cẩu, nhưng nổi bật nhất là hình ảnh dòng sông Hương của xứ Huế thơ mộng. Sông Hương hiện lên trong trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là con sông của thực tại mà qua con măt nhìn đậm tính hư câu còn trở thành một dòng sông với những diễn biến nội tâm vô cùng phức tạp. Ở đây, dòng sông Hương đã được hiện lên qua sự hư cấu trên rất nhiều phương diện, song có lẽ nổi bật và trọng tâm hơn cả là sự hư cấu về nội tâm của "nhân vật” - dòng sông Hương.

Dòng sông Hương hiện lên giống như một con người có những tâm tư, tình cảm và tính cách lúc dịu dàng, say đắm, nhẹ nhàng và trí tuệ, có lúc lại ồn ào, rầm rộ và phóng khoáng. Ta bắt gặp một sông Hương đậm chất nữ tính, Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đò cùa hoa đỗ quyên rừng. Có khi, sông Hương là một cô gái Di-gan phóng khoảng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng. Khi khác, sông Hương lại là người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại để chờ đợi người tình bao the kì. Có khi, nó trở thành người con gái dịu dàng cùa đất nước sau khi đã anh dũng đứng lên chong giặc ngoại xâm với bao chiến công hiển hách: Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu dã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân cùa người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sổng hết lịch sử bi tráng với máu cùa những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy, sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyến. Cuối cùng, sông Hương lại là người mẹ phù sa cùa một vùng văn hóa xứ sở với một sac đẹp dịu dàng, trí tuệ, đó là một sác áo cưới ngày xưa. rất xưa, mang màu sắc sông nước, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng sông. Dù ở bất kì trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính. Nữ tính không chỉ ở vẻ đẹp hiền hòa hay ở tâm hồn trong sáng mạnh mẽ mà còn nằm trong chính đời sống tình cảm rất riêng của nó để trờ thành con sông rất mực đa tình.

Phân tích hình tượng sông Hương qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông

Với cái nhìn đắm say của Hoàng Phủ Ngọc Tường, với cách hư cấu khá mới mẻ trong bút kí, nhà văn đã cho người đọc thấy được hình ảnh của dòng sông Hương, một sự biến đôi linh hoạt của tự nhiên đê làm hiện lên con sông xinh đẹp trước bao nhân tình. Có lẽ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đã gặp nhau khi cùng miêu tả về những dòng sông của đất nước, Sông Đà cũng vậy, cũng thơ mộng, trữ tình, xinh đẹp như một áng tóc trữ tình, cũng dữ dội. mãnh liệt như những thạch trận, có thể nuốt trôi bất kì con thuyền nào lỡ sa chân vào.

Với vẻ đẹp rất riêng ấy, sông Hương đã trở thành người tinh chung thủy cùa xứ Huế thơ mộng. Sông Hương trong quan hệ với thành phố Huế - đó là quan hệ của một cặp tình nhân lí tưởng trong Truyện Kiều “tìm kiếm và đuổi bắt. hào hoa và dam mê, thi ca và âm nhạc”. Trải qua những chặng đường đầy gian truân để đến với người tình mong đợi, sông Hương lúc trầm mặc, dịu dàng, lúc mãnh liệt, mạnh mẽ. Song nó chì thực “vui tươi” khi đến ngoại ô thành phố, chi yên tâm khi thấy chiếc cầu trang của thành phố in ngần trên nền trời. Gặp được thành phô - người tình mong đợi rồi. con sông trở nên duyên dáng ý nhị trong cái cách uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến, cái đường cong như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Cũng như nàng Kiều khi gặp Kim Trọng, sông Hương qua Huế bồng ngập ngừng như muốn đi muốn ờ để ánh hoa đăng trao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương cùa một noi lòng. Và cũng như nàng Kiều trong đêm tự tình với Kim Trọng, sông Hương đã đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây đế gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cố. Cái khúc quanh bất ngờ ấy trong cảm nhận đầy lẵng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành nỗi vấn vương, thành chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, là hành động chí tình của người con gái để gặp lại người tình, nói lời thề chưa kịp nói mà âm vang lời thề ấy đến bây giờ vẫn ngân nga vang vọng trên mặt sông thành những câu hò Còn non, còn nước, còn dài, còn vê, còn nhớ... cần hiểu ràng, đây không thuần tủy là trí tưởng tượng lãng mạn của một tâm hồn nghệ sĩ vốn rất say những trang Kiều. Đây còn là cách nhìn của một trí thức vốn hiểu thấu cả dòng sông và con người của xứ sờ mình. Đó là cách nhìn bời con măt hư câu đậm đà tính nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khi con sông được hiểu là mang trong nó linh hồn của con người thì lời thề của dòng sông với thành phố chính là tấm lòng của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

Không những thế, sông Hương còn hiện lên thật đằm tham và sâu lắng. Ta bắt gặp ở đây dòng sông với một nét cốt cách văn hóa rất riêng. Sông Hương trong cách nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là dòng sông của thi ca, là nàng thơ trong tâm hồn các thi sĩ. Sự phong phú của diện mạo và cốt cách văn hóa đã khiến sông Hương trong thơ ca được khám phá và rung động theo một cách rất riêng, không bao giờ lặp lại: Từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, Dòng sông trắng — lá cây xanh trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên như kiếm dựng trời xanh trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bàng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi sinh thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Và ở đây. sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Sông Hương mang nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với Một sắc ảo cưới cùa Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ân hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ẩy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đó chính là màu của sương khói trên sông Hương.

Sông Hương qua những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là dòng sông kiên cường và mạnh mẽ, anh hùng mà bất khuất. Đó là dòng sông của sử thi ngân vang với những chiến công oanh liệt bảo vệ Tổ quốc. Sông Hương không chỉ in dấu ấn lịch sử, song hành cùng lịch sử mà còn chứa đựng lịch sử của riêng nó - một lịch sử hào hùng và dừ dội, bất khuất và đớn đau. Và cái hay ở đây không chỉ có vậy, bởi lịch sử được nhà văn viết lại đã trở thành một hình ảnh hào hùng của dòng sông Hương. Nó không đơn thuần chỉ là một câu chuyện lịch sử bình thường mà đã được ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường làm nên một lịch sử sống động, như đang diễn ra trước mắt chúng ta vậy. Chồ tinh tường của nhà văn là đã tìm thấy chất thơ trong lịch sử để chưng cất thành sử thi như một vẻ đẹp riêng của sông Hương. Sông Hương trong lịch sử và trong cảm nhận của nhà văn đã trở thành dòng sông cùa thời gian ngân vang, cũa sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Trong dòng chảy thời gian, sông Hương đã đi trọn vẹn cuộc sống và lịch sử của dân tộc, cùa đất nước. Chính diện mạo và chiều sâu của lịch sử dân tộc khi in bóng xuống dòng sông đã mang lại cho sông Hương một tầm vóc kì vĩ, lớn lao, một ý nghĩa thiêng liêng và một tinh thần bất diệt.

Rõ ràng ở đây, ta đã bắt gặp thủ pháp hư cấu mà tác giả sử dụng khi viết về sông Hương. Trên thực tể, sông Hương đúng là rất đẹp. nó có những khung cảnh nên thơ, trữ tình, có điệu chảy lững lờ trôi chậm, thực chậm, có cái cuộn xoáy của những ngạch đá sâu thẳm. Xét trên góc độ địa lí, dòng sông với cái dáng vẻ của nó đã bao quanh, ôm trọn thành phố Huế. Và đêm đêm, trên khúc sông ấy, những bản đàn. những áng thơ đã được cất lên tạo thành dòng sông của thi ca. Nhưng trong cái nhìn tinh tế của một nhà văn tài hoa, pha chút hư cấu nghệ thuật, sông Hương hiện lên thật sinh động. Người ta bắt gặp một người con gái chứ không đơn giản là một dòng sông, đó là người con gái dịu dàng và phóng khoáng như cô gái Di-gan, nhưng cũng rất mạnh mẽ, mãnh liệt khi vượt qua những ghềnh thác, những đáy vực bí ẩn, kiên trì vượt qua những chặng đường đầy gian truân, khó khăn, thừ thách để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Sông Hương còn là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với cốt cách văn hóa rất riêng mà không một dòng sông nào giống được. Và cũng như nàng Kiều, người con gái ấy rất mực chung tình, trải qua hàng thế kỉ, sông Hương uốn mình trở về với Huế. Và khi về với người tình mong đợi, nó vui tươi hẳn lên, nó trôi chậm, thực chậm giống như điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế. Sông Hương là người khơi gợi niềm cảm hứng cho bao tâm hồn thi sĩ và không bao giờ lặp lại. Khi đất nước lâm nguy, nó đã đứng lên thành người con gái kiên cường, chống lại giặc ngoại xâm. Chiến tranh qua đi, sông Hương lại trở về làm người con gái dịu dàng của đất nước, núp mình dưới sắc áo cưới ngày xưa rất xưa...

Ai đặt tên cho dòng sông

Như vậy, nếu không có sự hư cấu trong cách cảm nhận của nhà văn, sông Hương sẽ chỉ là một dòng sông vô tri vô giác với những đặc điểm lịch sử, địa lí chứ không mang những nét nội tâm phong phú và đa dạng, trữ tình và thơ mộng. Có thể thấy rằng thật thiếu đúng đắn khi có một số ý kiến cho rằng trong kí tuyệt nhiên không có hư cấu vì sự bịa đặt thêm thắt sẽ tác hại đến cùm xúc thẩm mĩ và lòng tin đến người đọc (Hà Minh Đức). Vậy tại sao trong bài bút kí này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sừ dụng hư cấu mà vẫn luôn đảm bảo được tính chân thực lịch sử và tính chân thực nghệ thuật. Tác giả từ đó vẫn đạt đến đỉnh cao và làm say lòng bao thế hệ độc giả. Có lẽ, qua bút kí này, chúng ta nên có một cái nhìn mới về hư cấu, đặc biệt là hư cấu trong kí để có những đánh giá khách quan về một tác phẩm văn học.

Dựa trên căn cứ vào thứ ngôn ngữ có nhịp điệu vốn là đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ thơ ca mà ta có thể ví bài bút kí như một bài thơ. Thứ nữa là ngôn từ của tác phâm rất giàu giá trị tạo hình được biểu hiện qua một thế giới tính từ được dùng hết sức phóng túng. Có cảm tưởng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một ông chủ ngôn ngữ vừa sở hữu một lượng tính từ giàu có lại vừa giàu có vốn cảm xúc vốn đã tinh tế. Có câu văn đầy tính từ. những tính từ vừa lấp lánh sắc màu vừa ấm áp cảm xúc: Trước khi về đến vùng châu thô êm đềm, nó đã là một bàn trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qĩia những ghểnh thác, cuộn xoáy như cơn loe vào những đáy vực bí ẩn, và cùng có lúc nó trở lại dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa dỗ quyên rìmg. Vì tuân theo quy luật cảm xúc mà câu văn thường dài, nhiều mệnh đề, nhiều bổ ngữ như những lớp sóng ngôn từ xao động để diễn đạt những lớp sóng hưng phấn cảm xúc mà tôi cứ hình dung đó là những lớp sóng của dòng sông Hương đang dập dềnh trong tâm trí bạn đọc.

Đoạn trích bài bút kí mang đậm phong cách của thể tùy bút vì chất tự do phong túng và hình tượng cái “tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một hồn thơ thực sự trong văn xuôi với trí tưởng tượng lãng mạn và những xúc cảm sâu lắng. Từ tình yêu say đắm với dòng sông quê hương, từ những hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương trong một văn phong tao nhã, hướng nội. qua đó người đọc nhận ra tình yêu và sự gắn bó tha thiết của một trí thức yêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc.

Viết bình luận