Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (đoạn trích được học) của Nguyễn Thi

Nguyễn Thi (1928 - 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quầng Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Sớm mồ côi cha mẹ, Nguyễn Thi chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, một người anh đưa ông vào Sài Gòn. Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh nhiều éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thủy chung ân nghĩa và ông đã trút tất cả những tình cảm đó vào những trang viết của mình. Có thể nói, Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ • trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ hồn nhiên, vui đời, bộc trực nhưng có lòng căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước; họ cũng rất gan góc, sẵn sàng cầm súng giết giặc và sẵn sàng hi sinh vì quê hương, đất nước. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi, viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt năm 1966. Trong tác phẩm, Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất, hiện lên trước mắt người đọc vừa sinh động vừa cụ thể; vừa là một cậu con trai lộc ngộc, vô tư mới lớn vừa là một chiến sĩ dũng cảm kiên cường.

Truyện ngắn xuất sắc

Việt là một cậu con trai lộc ngộc, vô tư mới lớn. Việt là một chú bé hiếu thắng, hay tranh giành với chị Chiến từ chuyện bắt ếch, chuyện bắn tỉa Mĩ trên sông Định Thủy đến chuyện ghi tên tòng quân,... Vốn được má cưng chiều, biết chị hay nhường nhịn nên chú mới hay tranh giành như thế. Chiếc ná thun bằng lạng ổi đã gắn bó với tâm hồn Việt. Thuở nhỏ, Việt để đầu trần, lội tắt trong vườn, xách chiếc ná thun đi bắn chim. Lúc trở thành một chiến sĩ Giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lê thì cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo của Việt. Chiếc ná thun là kỉ vật tuổi thơ, là một phần đời thân thiết của Việt nên bất kì lúc nào cậu cũng mang nó theo mình. Mọi công việc ở nhà Việt đều phó thác cho chị Chiến. Đêm trước ngày lên đường, Việt vô tư lăn kềnh ra ván cười khi khì, mắt dõi theo những con đom đóm rồi chụp lấy một con, úp vào hai lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết. Việt đúng là người vô tư, hồn nhiên, vẫn thích đùa chơi với mấy con đom đóm. Đêm trước ngày ra trận vẫn còn cười khi khì rồi ngủ quên lúc nào không biết. Các nét hồn nhiên, vô tư ấy lại cho ta nhớ đến những gì là chất phác, giản dị của anh vệ quốc ngày nào, trước lúc ra trận mà vẫn còn cãi cọ về chuyện cào cào, châu chấu,... Nhưng trước lúc lên đường ra trận thì cậu cũng đã biết chia sẻ công việc với người chị cùng lên đường với mình. Nếu như Chiến xuống bếp nấu cơm thì Việt đi câu ít cá về làm bữa cúng má rồi Việt lại cùng khiêng bàn thờ với chị Chiến để rồi nghe bước chân chị ở phía sau. Việt đã sống trong một cảm xác đặc biệt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Ta không quên Việt là người sống rất vô tư, hồn nhiên. Chị hỏi gì cũng cười khì khì rồi vẫn còn hay đùa nghịch (chụp đom đóm áp vào lòng bàn tay). Thế mà bây giờ Việt lại sông trong cảm xúc thương người chị. Trước lúc ra trận, Việt đã lớn thêm lên ý thức về bổn phận, trách nhiệm và cũng lớn lên trong tình cảm. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con. Việt tin cậy đồng đội biết bao, nhất là anh Tánh nhưng Việt không cho ai biết chú có chị gái tên là Chiến mà giấu chị như giấu của riêng vì sợ mất chị trước những lời tán tỉnh đùa tếu của anh em,..,

Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư

Việt không chỉ là một cậu con trai lộc ngộc, vô tư mới lớn mà Việt còn là một chiến sĩ dũng cảm kiên cường. Việt đã hăng hái lên đường tòng quân giết giặc đế trả thù cho ba má. Chuyện lên đường để trả thù cho người thân đã đến với Việt rất tự nhiên như không thể khác được: bộ mình chị biết đi trả thù à ? Phải xem đây là biểu hiện của ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm. Việt lên đường tòng quân đấy không phải là chuyện xung phong theo phong trào mà là một ý thức sâu thẳm trong tâm tư: từ ngày má chết rồi, ý nghĩ đi bộ đội đã thôi thúc Việt. Có thể nói, tiếng gọi trả thù với Việt đã thật sự chuyển hóa thành sức mạnh giục giã Việt lên đường. Trước những câu căn dặn, những câu quan tâm của chú Năm về việc trả thù cho ba má, Việt đã khẳng định quyết tâm ra trận giết giặc theo cách nói của một chàng trai đã 18 tuổi. Việt đã cười khì khì; Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị - một cách nói tỉnh queo, tưởng như đùa nhưng lại thể hiện một ý chí sắt đá, thù cha mẹ chưa trả được thì Việt nhất quyết không trở về. Người chiến sĩ ấy đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, có những tình cảm thật chan hòa, đằm thắm với đồng đội. Ở đơn vị, mọi người gọi Việt là cậu Tư, không chỉ vì Việt là người nhỏ nhất đơn vị mà còn vì những tình cảm đặc biệt thân thiết. Tình cảm với đồng chí, đồng đội ở Việt sâu sắc đến mức bị thương ngất đi tỉnh lại, Việt không chỉ nhớ đến mẹ, đến gia đình mà còn nhớ đến anh em, đồng chí. Việt nhớ kĩ lưỡng khuôn mặt, dáng vẻ của từng con người trong tiểu đội đủ thấy tình cảm ấy thật sâu sắc. Việt nghĩ đến anh Tánh với cái cằm nhọn hoắt, nghĩ đến cái nheo mắt của anh Công,... Từ đây ta mới hiểu thêm vì sao khi Việt bị thương nằm lại ở chiến trường thì anh Tánh cùng tiểu đội đã đi ba ngày để tìm bằng được Việt. Chính tình cảm mới mẻ, sâu sắc này; tình đồng chí, đồng đội, tình cảm của những con người cùng chung lí tưởng mới khiến cho họ luôn ở bên nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi Việt bị thương chín ngón tay mà ngón tay còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Điều này lại làm cho ta nhớ đến nhân vật Tnú bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, bàn tay đầy thương tích chi còn có hai đốt vẫn lên đường cầm súng giết giặc. Dù hoàn cảnh có thể khác, tác giả có thể khác, họ cũng khác nhau về dân tộc nhưng trước sau ta vẫn thấy người chiến sĩ Việt Nam cháy bỏng khát khao diệt giặc. Người chiến sĩ ấy bị thương nặng, chỉ có một mình trên chiến trường nhưng vẫn cứ là chiến sĩ Việt đã đẩy cây súng, lấy cùi tay lôi người theo bò về nơi có tiếng súng mà trận đánh đang gọi tới. Người chiến sĩ bị thương, bàn tay còn chẳng lành lặn nhưng ý chí diệt thù, lòng quả cảm thì vẫn vẹn nguyên. Việt bị thương mà vẫn ngoan cường, vẫn bám trụ, vẫn đứng ở đầu mũi nhọn của cuộc chiến, Việt chẳng hề nghĩ đến thương tích cũng như chẳng bận tâm đến việc anh đã kiệt sức, lòng hướng về những mùi lê nhọn hoắt đang bắt đầu xung phong. Tấm lòng khát khao chiến đấu như vẫn cùng đồng đội trong đêm xung phong. Cho tới ba ngày sau, đồng đội tìm được Việt, anh đã ngất đi nhưng ngón tay vẫn đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng. Dáng vẻ của người chiến sĩ Việt cùng bao người chiến sĩ khác đã góp phần tạc vào thế kỉ dáng đứng Việt Nam.

Nhân vật Việt đã nêu cao truyền thống gia đình, đi tiếp con đường cách mạng của ba má, một lòng theo Đảng, hăm hở ra trận với quyết tâm đi trả thù mà không sợ dài lâu (Nguyễn Khoa Điềm). Việt là niềm tự hào và hi vọng của gia đình, là hình bóng thân thiết của quê hương. Có thể nói, nhân vật Việt tiêu biểu cho tình yêu quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí phách anh hùng của những chàng trai miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Điều này đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nguyễn Thi thật xứng đáng với danh hiệu: nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Viết bình luận