Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Là một nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cánh mạng tháng Tám, Nam Cao đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ với hai mảng đề tài chính là người tri thức và người nông dân. Nếu như những Hộ, Điền, Thứ, San... trở thành điển hình cho số phận người tri thức Việt Nam thời bấy giờ thì với đề tài người nông dân, bên cạnh những Lão Hạc, Lang Rận... ta bắt gặp một Chí Phèo “ngất ngưỡng bước ra từ trang sách”, trở thành điển hình cho số phận người nông dân bị bần cùng hoá, bị tha hoá. Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc biết bao thế hệ.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo cho thấy cái tâm cái tài của Nam Cao

Có thể nói, trước Nam Cao, người ta chưa gặp một nhân vật nào mà lại đặc biệt như Chí Phèo: Đặc biệt từ số phận, từ hình dáng, từ chuyện yêu đương, từ cách ăn vạ và ngay cả cách chửi cũng vô cùng đặc biệt. Hãy xem cách Nam Cao để cho nhân vật xuất hiện:

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó chừa mình ra!” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ơ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này”. Cách mở đầu độc đáo như vậy đã tạo ấn tượng trong bạn đọc về nhân vật chính, vừa quen lại vừa lạ. Việc chửi của một kẻ say rượu, đó là cái quen. Nhưng trong cách chửi không giống ai lại chất chứa biết bao uất hận, biết bao xót xa, nó khiến cho người đọc phải tự đặt câu hỏi: Con người đó là ai mà lại có những lời chửi người và chửi đời cay độc, oán hận như vậy? Và tại sao những người xung quanh lại thờ ơ với lời chửi của hắn đến thế? Ngay từ đầu, tác giả đã tạo nên ấn tượng từ nhân vật bởi một đoạn văn đa giọng điệu. Đằng sau những câu chửi, người ta nhìn thấy một Chí Phèo lảo đảo, khật khưỡng. Nhưng không chỉ vậy, đó còn là tiếng chửi như một sự phản ứng của một người đang đau đớn, bất mãn trước cuộc đời. Có lẽ đù say nhưng hắn cũng đã ít nhiều ý thức được cái bạc bẽo, phũ phàng của đời cũng như những bất hạnh mà hắn gặp phải. Chửi nhưng lại không có một ai thèm đáp lại lời chửi ấy, Chí Phèo đã rơi vào một trạng thái cô độc đến tội nghiệp. Có lẽ, với hắn, không còn cách nào khác thì chửi cũng là một cách duy nhất để hắn giao tiếp với loài người mà không được. Chỉ có một thằng say rượu với mấy con chó đáp lại. Ngay từ khi xuất hiện Nam Cao đã thấp thoáng làm cho người đọc hiểu rằng, có một lí do nào đó khiến cho con người ấy đã bị chính cộng đồng của mình loại ra khỏi xã hội của họ.

Từ tiếng chửi, Nam Cao đưa người đọc đến với những nét sơ lược về cuộc đời của Chí Phèo. Hắn là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Từ khi còn nhỏ hắn đã bị chuyển hết từ tay người này sang tay người khác và cuôì cùng làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Rồi Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào tù. Và cuộc đời hắn ngoặt sang hướng khác từ đó. Trở về làng Vũ Đại không phải là anh Chí ngày xưa “hiền như cục đất” mà là một thằng Chí Phèo. “Hắn về lớp này trông khác hẵn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen thì rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh ra đầy những chạm trổ rồng phượng với một ông tuớng cầm chuỳ. Trông gớm chết!”. Nhà tù đã biến hắn thành một người khác hẳn. Đó là dáng hình của một thằng lưu manh. Cái khác người trong ngoại hình và trang phục dự báo cho một sự thay đổi lớn lao trong tính cách. Và quả thực là như vậy. “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thây ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”, “rồi say khưởt, hắn xách một vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi”. Rồi hắn đánh nhau với Lí Cường, đập cái chai đánh choang vào cột cổng, lăn lộn dưới đất lấy vỏ chai cào vào mặt mà ãn vạ... Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào nhà tù thực dân để nơi này biến hắn thành một thằng lưu manh làm “nghề” rạch mặt ăn vạ. Và chỉ không lâu sau đó, Bá Kiến lại hoàn thành nốt quá trình tha hoá thằng lưu manh ấy thành “con quỉ dữ” của làng Vũ Đại. Quá trình tha hoá diễn ra ngày càng thê thảm hơn. Sau lần ăn vạ thứ hai, Chí Phào bị Bá kiến lợi dụng, lừa gạt biến thành chân tay mới của hắn. Kể từ đó, Chí Phèo triền miên trong những cơn say. Và “hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì mà người ta sai hắn làm”, “hắn đã phá đi bao nhiêu cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm đổ máu và nước mắt của biết bao người lương thiện”. Hắn trở thành cọn quỉ dữ trong mắt mọi người. Chí Phèo trở thành nạn nhân của những mưu mô xảo quyệt, thành nạn nhân của chính xã hội ấy. Vì hắn say nên hắn gây tội ác. Và cũng chính vì hắn say nên hắn làm tất cả những điều đó một cách vô thức. Hắn trở thành một công cụ trong tay người khác, càng đáng sợ bao nhiêu hắn lại càng đáng thương bấy nhiêu. Nếu như trước Nam Cao, Chị Dậu của Ngô Tất Tố vì hoàn cảnh mà rơi vào bi kịch bị bần cùng hoá, phải lao đao, lận đận, bán con, bán chó nhng vẫn giữ được nhân cách và phẩm giá của mình thì đây Chí Phèo đã đánh mất tất cả, Không còn hình hài của một con người và cũng đang hành động như một con quỉ. Chí Phèo quằn quại trong bi kịch của một kẻ bị bần cùng hoá, bị tha hoá.

Nam Cao

Cứ tưởng rằng Chí Phèo cứ thế, sống mãi kiếp thú vật để rồi chết vạ vật ở một bờ bụi nào đó. Nhưng không, một bước ngoặt lớn đã diễn ra trong cuộc đời Chí. Không ai có thể tin hay nghĩ rằng con quỉ dữ ấy có thế một lần lột xác trở lại làm người. Vậy mà một điều ki diệu đã xảy ra, dù ngắn ngủi, dù bất thường nhưng là một điều kì diệu vĩ đại, điều kì diệu có thể thay đổi một con người. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở không chỉ đơn giản là một cuộc đụng chạm về xác thịt. Đó chỉ là khởi đầu. Buổi tối bên bờ sông trong cái rười rượi của trăng chỉ làm khơi dậy thứ tình yêu mang tính bản năng cơn người. Trận ốm lúc nửa đêm mới thực sự bắt đầu cho những dấu hiệu của sự thức tỉnh. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu lâu không rõ, Chí Phèo không say. Lần đầu tiên, hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sông: “Mặt trời đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. (...) Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chẳng có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy..”. Và cũng lần đầu tiên, sau bao ngày chìm trong men say, hắn biết thế nào là buồn. Một người bắt đầu biết suy nghĩ về cuộc sống có nghĩa là cũng đã biết tự chiêm nghiêm về mình. Và hắn đau đớn khi nhận ra rằng: Hắn là một kẻ trắng tay. Đứng ở bên kia dô'c cuộc đời, hắn biết mình đã già, “Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dầu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn, rằng những ước mơ lương thiện từng có ở một anh nông dân lương thiện đã không thể nào thực hiện được, dù chỉ là một phần rất nhỏ. Và rồi, Thị Nở lại sang. Thị sang mang theo cho hắn bát cháo hành, mang cho hắn sự quan tâm chăm sóc chân thành, mang cho hắn tình yêu và từ đó nhen nhóm lại trong hắn giấc mơ được trở lại kiếp người lương thiện. Tình người cùng với hương cháo hành đã dẫn dắt tính người quay lại trong hình hài của một con quỉ dữ, đánh thức khát khao, đánh thức ước mơ, đánh thức niềm mong muốn được trở về với xã hội loài người. Và hắn hi vọng: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại ai. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Chí Phèo đâu có hoàn toàn đáng sợ như người ta tưởng. Hắn đáng sợ chỉ vì bởi người ta đã lợi dụng để biến hắn thành như vậy. Bản tính lương thiện vẫn tồn tại trong con người Chí Phèo và giờ đây, khi được một tình người chân thành cảm hoá, nó được khơi dậy thành một khát khao mãnh liệt. Nhưng đáng thương thay, cánh cửa được mở ra bởi tình yêu thương con người, nhưng lại là của một người đàn bà dở người, người duy nhất có thể trao đi yêu thương một cách không vụ lợi lại không thể giúp cho hắn trong cái xã hội tối tăm thối nát, nên đã vội vàng đóng chặt. Và Qhí Phèo lại rơi vào một bi kịch khác còn đau đớn hơn bi kịch ban đầu gấp nhiều lần. Đó là bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Đến đây, khi lương thiện và ý thức về cuộc đời đã quay trổ lại, Chí không thể tiếp tục cuộc đời của một con quỉ dữ nhưng cũng không thể trở lại làm người. Bi kịch được đẩy lên đỉnh điểm chỉ còn cách giải quyết cuối cùng là cái chết. Và Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Bằng tấm lòng yêu th­ương cao cả và ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của mình, Nam Cao đã diễn tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ hi vọng, đến thất vọng đau đớn, phẫn uất và cuối cùng là tuyệt vọng. Chí Phèo quằn quại trong vũng máu cũng chính là quằn quại trong bi kịch của chính mình. Đến đây, người ta thấy thương xót cho sô' phận Chí Phèo còn nhiều hơn là ghét, giận.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo cho thấy cái tâm cái tài của Nam Cao. Bằng một cái nhìn tinh tế, một trí tuệ sâu sắc và tinh thần sáng tạo của người nghệ sĩ, nhà văn đã khắc hoạ thành một Chí Phèo trở thành điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bị bần cùng hoá, tha hoá. Hình tượng nhân vật ấy có sức tố cáo xã hội sâu sắc đồng thời thể hiện niềm tin của ông vào con người và bản tính lương thiện của họ. Gióng lên tiếng kêu: hãy cứu lấy nhân phẩm của con người đồng thời Nam Cao nhà văn cũng kêu gọi: Hãy tin con người, tìm và đánh thức bản năng lương thiện của họ. Tác phẩm vì vậy không chỉ phản ánh một cách chân thực hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo và nhân văn cao cả.

Viết bình luận