Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang) của Nguyễn sưởng (bản dịch): "Mồ thù như núi, cỏ cây tươi... Nửa do sông núi, nửa do người."

Đề bài:

Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang) của Nguyễn sưởng (bản dịch):

Mồ thù như núi, cỏ cây tươi

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời

Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết

Nửa do sông núi, nửa do người.

Bạch Đằng là dòng sông ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc

Bài làm:

Bạch Đằng là dòng sông ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Trên Bạch Đằng giang, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng bao kẻ thù xâm lược những tên đế quốc sừng sỏ nhất thời phong hiến. Cũng từ dòng sông ấy, cảm hứng văn chương được khơi dậy ở nhiều thi nhân: Trần Minh Tông (Bạch Đằng giang), Nguyễn Trãi (Bạch Đằng hải khẩu), Nguyễn Mộng Tuân (Hậu Bạch Đằng giang phú)... Với Trương Hán Siêu và Nguyễn Sưởng, viết về sông Bạch Đằng là ngợi ca sông núi, những con người đã làm nên bao chiến tích oanh liệt. Đó chính là nguồn cảm hứng chủ dạo của Bạch Đằng giang phúBạch Đằng giang.

Binh pháp cổ quan niệm trong chiến tranh, muốn chiến thắng cần ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trời cho thời cơ, đất cho thế hiểm và lòng người hoà hợp thì bách chiến bách thắng là lẽ đương nhiên. Đó là lí do hai lần đế quốc Nguyên Mông xâm lược nước ta là hai lần chúng thất bại thảm hại trước sức mạnh vô song của quân dân nhà Trần.

Khởi nguồn từ chiến công của Trần Quốc Tuấn trên sông Bạch Đằng năm 1288, bài phú của Trương Hán Siêu và bài thơ của Nguyễn Sưởng đều thể hiện lòng tự hào, kiêu hãnh về chiến thắng oanh liệt đó. Bằng sự chiêm nghiêm, các nhà văn đã đồng thanh những lời bình luận chính xác về chiến tích oai hùng của thời đại mình.

Lời ca của nhân vật “khách” cuối bài Phú song Bạch Đằng và bài thơ Sông Bạch Đằng có sự thống nhất trong cách đánh giá căn nguyên thắng lợi của cuộc trận đánh trên sông Bạch Đằng. Cả ba yếu tố thiên - địa - nhân đều được hai nhà văn kể đến trong sáng tác của mình như một cách lí giải nguyên nhân thắng lợi của lịch sử:

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

Mồ thù như núi, cỏ cây tươi

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời

Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết

Nửa do sông núi, nửa do người

Tuy nhiên, từ hai bài thơ, dễ dàng cảm nhận được quan điểm của Trương Hán Siêu và Nguyễn Sưởng không hoàn toàn trùng khít nhau trong cách đánh giá vị trí cũa từng yếu tố. Hai câu đầu bài thơ Nguyễn Sưởng cho thấy cảm hứng trữ tình của tác giả thiên về cảnh sắc thiên nhiên. Sông Bạch Đằng trong cái nhìn thi nhân có một địa thế hùng vĩ, oai linh. Hình ảnh so sánh mồ thù như núi gợi niềm tự hào về chiến thắng của nhân dân, dân tộc. Đây là hình ảnh mang dấu tích chiến công năm xưa và hiện tại, Bạch Đằng giang mang một dáng hình đầy sức sống: cỏ cây tươi tốt. Nguyễn Sưởng đã ngầm định một lôgic trong câu thơ thứ nhất này: chiến thắng năm xưa là cội nguồn của sự sống tươi đẹp hôm nay, sức sống của hiện tại bắt nguồn từ chiến công trong quá khứ. Nhưng mặc cho thời gian, trời đất biến thiên, Bạch Đằng vẫn giữ khí phách oai hùng của mình:

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời

bài Phú sông Bạch Đằng

Tư thế của Bạch Đằng là tư thế sẵn sàng xung trận đầy thách thức. Trong lòng sông như vẫn tiềm tàng sức mạnh vô song. Ngợi ca địa thế hùng vĩ của dòng sông, cũng là cách Nguyễn Sưởng khẳng định vai trò của yếu tố địa linh trong chiến trận. Theo ông, địa linh, nhân kiệt là hai yếu tố làm nên một chiến thắng. Sở dĩ quân đội nhà Trần có thể thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng là bởi sông núi (địa linh) và người (nhân kiệt) cùng hài hoà tác chiến. Không phủ nhận vai trò của con người - yếu tố nhân kiệt, thậm chí Nguyễn Sưởng đã cân bằng vị trí của cả hai yếu tố (Nửa do sông núi, nửa do người) nhưng rõ ràng cách ngợi ca hình thê' sông núi ở những câu phía trước chứng tỏ Nguyễn Sưởng có phần nhấn mạnh yếu tố địa linh hơn.

Trương Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú cũng thể hiện rất rõ niềm tự hào của mình về sông núi, về chiến thắng của đội quân thời đại mình trên dòng sông lịch sử. Nhưng khi kết thúc bài ca, cảnạ hứng của nhà văn lại qui tụ về những vị anh hùng vĩ đại đã làm nên chiến thắng cho dân tộc. Trong bài ca tác giả đã khẳng định vai trò, vị trí của các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” một cách công bằng:

Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an

Sau này Nguyễn Trãi, trong bài thơ Bạch Đằng hải khẩu cũng có cái nhìn tương tự Quan hà bách nhị do thiên thiết Hào kiệt công danh thử địa từng

Và khi kết thúc bài phú, nhân vật “khách” lại một lần nữa cất lời ca ngợi núi sông, con người. Tuy nhiên, không như Nguyễn Sưởng, lời ngợi ca của “khách” lại nghiêng về phía yếu tố nhân kiệt. Lời ca được khởi hứng từ công lao của hai vị vua Trần (Anh minh hai vị thánh quân), sau đó mới nhắc đến sông núi (Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh). Và khi kết thúc lời ca, yếu tố con người được nhấn mạnh một cách rõ ràng (Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao). Thái độ khẳng định vai trò của nhân tố con người được thể hiện đậm nét trong cách nói của nhân vật “khách”. Yếu tố nhân kiệt, nhân hoà được tôn lên vị trí đầu tiên, gần như duy nhất. Cảm hứng trữ tình của Trương Hán Siêu gắn với tinh thần nhân văn. Trong cái nhìn của ông, con người, yếu tố con người mới là quyết định. “Thiên thời, địa lợi” nhưng “nhân” không “hoà” thì không thể có chiến thắng. Trong cuộc chiến đấu chống tên đế quốc sừng sỏ nhất thời đại bấy giờ nếu vua tôi triều Trần không đồng lòng, hoà mục, không cùng gắng sức, liệu rằng đất nước có sạch bóng quân thù. Trận Bạch Đằng do Trần Quốc Tuấn chỉ huy đã giáng một đòn chí mạng vào đạo quân vốn vẫn huênh hoang ỷ thế quân đông sức mạnh. Chính tài trí con người mới là nhân tố mang đến chiến thắng cho dân tộc, Nêu cao vai trò, vị trí của con người, Trương Hán Siêu đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng nhân văn của mình. Và có lẽ, chính điều đó làm nên thành công nổi bật cho bài phú này.

Từ bài ca của nhân vật “khách” trong Bạch Đằng giang phú và bài thơ Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng, có thể thấy những chiến thắng lịch sử trên dòng sông này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương. Cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử của các nhà thơ cho thấy quan điểm, tư tưởng của họ. Mỗi nhận định có một lập trường riêng và việc cảm nhận, đồng tình hay không là thuộc về mỗi chúng ta.

Viết bình luận