Văn kể chuyện: Tự giới thiệu

1.Trả lời câu hỏi:

- Tên em là gì?

- Quê em ở đâu?

- Em học lớp nào, trường nào?

- Em thích những môn học nào?

- Em thích làm những việc gì?

1.1. Hướng dẫn:

Em cần đọc kĩ các câu hỏi, xác định nội dung câu hỏi. Câu hỏi yêu cầu em trả lời nội dung gì, suy nghĩ để tìm nội dung tra lời ngắn gọn, đầy đủ.

1.2.Gợi ý:

- Lê Phúc Tấn (hoặc Trần Hồng Hà, Nguyễn Bích Ngọc...)

- Xóm Sơn Để, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tình Thanh Hóa.

- Lớp 2A, Trường Tiểu học Thành Vân

- Em thích môn Tiếng Việt và môn Toán ( )

- Em thích đọc sách nhât là các truyện tranh ( )

văn tự giới thiệu của học sinh

2. Nghe các bạn trong lớp trả lời ở bài tập 1, nói lại những điêu em biết về bạn.

2.1. Hướng dẫn:

Căn cứ vào nội dung yêu cầu của bài tập, em biết những điều gì về bạn, nói ra theo trình tự hợp lí từ: họ, tên, quê quán, học lớp, trường nào, đến những môn học bạn thích, việc làm hàng ngày bạn thích.

Đó chính là nội dung mà bài tập yêu cầu.

2.2. Gợi ý:

Ví dụ: Trường hợp về bạn “Lê Phúc Tấn”

- Bạn của em tên là Lê Phúc Tấn.

- Quê bạn ở xóm Sơn Để, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

- Bạn học lớp 2A Trường Tiểu học Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

- Bạn thích nhất môn Tiếng Việt và môn Toán.

- Bạn thích nhất là đọc sách, nhất là đọc truyện tranh.

(Những trường hợp khác, em cũng trình bày theo một trình tự như bài gợi ý ở trên. Riêng phần quê bạn (có thể không cùng xóm) nhưng xã, huyện, tinh thì phải giông nhau, trừ trường hợp bạn của em từ nơi khác mới chuyến về.

Nội dung lớp nào, trường nào phải giống nhau. Nội dung thích học môn nào, thích làm việc gì thì phải tùy thuộc vào những điều mà bạn nói ra ở bài tập 1 mà em nghe được để nói lại cho đúng sự thật về bạn ấy).

Văn tự giới thiệu

3. Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyên (1 bức tranh có thể 3-4 câu).

3.1. Hướng dẫn:

Em hãy nhìn vào từng bức tranh một, quan sát bức tranh vẽ cảnh gì? Trong cảnh có những ai, những cảnh vật gì? Những người trong cảnh đang làm gì? Suy nghĩ rồi dùng từ ngữ của mình tái hiện lại cảnh vật đó thành những câu văn hoàn chỉnh. Cuối cùng em liên kết (nối lại) các câu văn để tạo thành một câu chuyện.

3.2. Gợi ý:

a. Bức tranh 1: Vào một buổi đẹp trời, các bạn nhỏ rủ nhau ra vườn hoa ở công viên thuộc trung tâm thị xã (thị trấn) gần nhà để dạo mát. Cả một vườn hoa đang nở rộ. Đẹp nhất vẫn là những đóa hồng nhung đang đung đưa trước làn gió nhẹ. Một tốp gồm sáu bạn đang vui vẻ chuyện trò với nhau về một điều gì đó, trông có vẻ thích thú lắm. Cạnh khóm hồng nhung, có hai bạn trai và gái đang đưa tay chỉ những bông hồng trước mặt có vẻ khoái chí lắm.

b. Bức tranh 2: Trước vẻ đẹp và sự hấp dẫn của hoa hồng - bà chúa của những loài hoa, người bạn gái bước lại gần những khóm hồng đang nghiêng mình rung rinh trong nắng sớm. Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kiêu kì của loài hoa, người bạn gái dường như không ghìm được sự ham thích của mình định đưa tay ra bẻ một bông hồng.

c. Bức tranh 3: Người bạn gái đang định ngắt một bông hồng thì người bạn trai vội vàng chạy đến ngăn lại: “Đừng! Đừng hái!”

d. Bức tranh 4: Rồi bạn trai giải thích nhỏ nhẹ với bạn gái của mình: “Bữa trước mình cũng đã ngắt một bông hồng khi đi dạo cùng với mẹ nhưng bị mẹ phê bình. Mẹ nói: “Quy định của công viên là không được ngắt hoa và nghịch ngợm làm hỏng cảnh vật ở công viên, phải có ý thức giữ gìn bảo vệ vườn hoa của công viên, cho sạch, đẹp”.

Viết bình luận