Văn nghị luận: Văn học và tình thương

Đại thi hào M. Gorki từng nói: "Văn học là nhân học". Học tập và tìm hiểu những giá trị văn chuơng đích thực tức là chúng ta đang học làm người. Cái đẹp nhất, làm nên giá trị cao nhất của con người chính là tấm lòng yêu thương, là nhân ái, nhân đạo. Văn chương của dân tộc nào cũng đề cao lẽ sống yêu thương và căm thù thổ phỉ những kẻ chà đạp nên phẩm giá con người... Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thông nhân đạo cao cả, sâu sắc, vốn lấy triết lí "Thương người như thể thương thân" làm lẽ sống cho nên tiếng nói của văn học cũng phản ánh truyền thông và lẽ sống sâu sắc.

Văn học và tình thương

Hiểu một cách tổng quát thì câu tục ngữ trên muôn chỉ mối quan hệ yêu thương người khác, cảm thông được với những sướng khổ buồn vui của người khác. Quan tâm và hiểu người ta như chính mình thì mới có những hành động tích cực để giúp đỡ người ta cả về vật chất và tinh thần, vượt qua nỗi đau, vượt qua hoàn cảnh éo le.

Thực ra, nếu hiểu sâu câu tục ngữ này thì tình thương người được xuất phát từ bản thân chính người yêu thương. Khi thân mình có bầm giập, có ê chề, có sự trả giá trước đó thì hôm nay mới "ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm". Mình đã từng gặp những nỗi đau, những hoàn cảnh như người ta đau thì hôm nay mình mới thấm thíìa, mới chia sẻ không chỉ bằng vật chất mà còn bằng cả tấm lòng. Có những trái tim nhân đạo bao la chưa hẳn đã lầm lũi trong nỗi đau nhưng cái chất người luôn thường trực. Thấy người ta đau ta không nỡ an lòng.

Nền văn học dân gian Việt Nam có không ít những dẫn chứng nói về thái độ yêu ghét rõ ràng của nhân dân. Truyện cổ tích gợi cho ta những số phận tháp cổ bé họng. Càng nhân hậu, càng hiền từ bao nhiêu thì các nhân vật càng bị đọa đày đau khổ bấy nhiêu.

Tinh thần học tập của các em

Trong quan hệ gia đình, ca dao dạy chúng ta phải thờ cha kính mẹ:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Hơn thế nữa phải biết:

Người ta có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn.

Anh em phải yêu thương nhau, bởi:

Anh em như thể chân với tay

Chị em thì phải chia bùi sẻ ngọt: "Chị ngã em nâng".

Rất nhiều bài ca dao nói với ta quân hệ cộng đồng:

Nhiễu điều phủ lẩy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Và đây là lời yêu thương với ngụ ý thấm thía:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Người Việt Nam rất đề cao những giá trị chung thuỷ, những giá trị này bắt nguồn từ những ngày tháng đồng cam cộng khổ:

Tay nâng đĩa muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ca dao là lời yêu thương nhưng cũng là thái độ không khoan nhượng với những con người tán tận lương tâm, luôn ích kỉ chỉ lo cho cái thân mình. Hình ảnh lũ cà cuông, chim trĩ, chào mào, chim chích chòe hạnh phúc khi "Con cò chết rũ trên cây" thật đáng khinh bỉ.

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần

Chào mào thì đánh trống quăn

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

Nền văn học cổ điển Việt Nam đã để lại bao nhiêu kiệt tác của những nhà văn, nhà thơ lớn. Có thể thấy đỉnh cao cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương Việt Nam là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

Nền văn học hiện đại Việt Nam có vô vàn những dẫn chứng nói về những con người thương yêu người khác như yêu thân mình.

Phải có tấm lòng một người mẹ, Bác Hồ ở trong tù mới nghe lời con trẻ khóc và hiểu tiếng khóc ấy là sự phân bua:

Cha cháu trốn không đi lính cứu quốc gia

Vì thế cháu vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ cháu tới ở nhà pha

Phải yêu thương những kẻ cùng hoạn nạn sâu sắc tới mức nào mới nghe được khúc nhạc nhớ quê hương của người bạn tù:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu

Khúc nhạc đồng quê chuyển điệu sầu

Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi

Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

Mỗi độ Trung Thu ta lại nhớ thư của Bác:

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh.

Với nhân dân, với giai cấp cần lao, trái tim của Bác "ôm cả non sông mọi kiếp người". Nhưng với kẻ thù Bác cho ta sự căm ghét và kinh tởm.

Quà động viên các em

Đọc lại Những trò lố của Va-ren và Phan Bội Châu ta thương yêu kính trọng với "Đấng xả thân vì độc lập" của tổ quốc bao nhiêu thì ta cũng muốn nhổ vào mặt tên toàn quyền Pháp đã phản bội đồng chí để cơ hội leo cao chức quyền. Thật trơ trẽn khi Phan Bội Châu im lặng rồi cười ruồi mà Va-ren thì cứ thao thao khoe cái "lí tưởng" phản bội và sự đạo đức giả lợm giọng!

Văn học dân tộc Việt Nam có bao nhiêu sông suối đều đổ về biển cả yêu thương. Tiếp xúc với một vài tác phẩm ta đã thấy lấp lánh nhiều những giá trị nhân đạo. Vâng, lật những trang văn dân tộc, ta luôn thấy thái độ ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân". Tác giả của những áng văn ấy không chỉ có yêu mà cho ta biết ghét. Chúng ta rất kinh tởm những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước nỗi đau của con người. Đó là những kẻ chỉ biết quay lưng với đồng loại, luôn lo liếm láp cho bộ lông của chính mình...

Viết bình luận