Viết một bài văn bản nghị luận trình bày ý kiến, quan điểm của anh (chị) về nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn học)

Mùa thu muôn đời nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân: Văn học Việt Nam đã từng ghi nhận thu trong thơ Nguyễn Khuyến, thu trong thơ Bích Khê, thu trong thơ Xuân Diệu,... Và Hữu Thỉnh, sau bao nhiêu trang thơ thu đất nước cũng lặng lẽ góp cho đời một mùa thu bình dị của quê hương trong khoảnh khắc tinh tế êm dịu nhất của đất trời: sang thu. Trong khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Sang thu” nhà thơ đã có những ý tưởng rất độc đáo và đặc sắc. Điều đó thể hiện trong việc thi nhân lấy mùi hương ổi, lấy hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” để làm dấu hiện nhận biết mùa thu và lời thầm thì “Hình như thu đã về” đầy tinh tế:

“Bỗng nhận ra hương Ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về".

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên

“Sang thu” ra đời trong những năm thống nhất. Với tác giả là một con người mổi, hoàn cảnh ra đời là một thời kì mới, “Sang thu” cũng đã mang đến một cách nhìn, cách cảm mới về mùa thu của quê hương.

Bài thơ thể hiện những biến đổi của thiên nhiên đất trời và lòng người khi tất cả cùng sóng bước vào một thời khắc mời của vũ trụ: sang thu.

Mùa thu đến với hết thảy chúng ta thật bất ngờ:

“Bỗng nhận ra hương Ổi

Phả vào trong gió se”.

Chỉ một chữ “bỗng” mà đã đánh động cả bài thơ “Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác gian của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời.

Và biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là hương sắc gần gũi của quê nhà: "Bỗng nhận ra hương ổi”. Vậy là ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hay lâu nay thi nhân lơ đễnh mà đến giờ mới giật mình nhận ra hương thơm ấm nồng của trái chín. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “Phả vào trong gió se”. “Phả” là động từ chỉ sự lan toả rất mạnh. Ôi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Câu thơ gợi đến những trái ổi vàng ươm, ngon ngọt, đung đưa trên cao, lấp ló sau cành lá như gọi mời đầy hâ'p dẫn. Và nhất là thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mội dịp đầu thu làm tê tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Có lẽ mới chỉ là đầu thu hay vì cuộc sống nay đã đổi mới mà cảm nhận về gió se của Hữu Thỉnh khác hẳn cái cảm giác của Xuân Diệu gần nửa thế kỉ trước: “Những luồng run rẩy rung lá”. Nhưng dù là gì, câu thơ của Hữu Thỉnh cũng đã dắt mùa thu đến bên ta thật êm ái, dịu dàng.

Lại thêm một cảm nhận khác với người xưa về mùa thu. Trong “Thu hứng” Đỗ Phủ viết: “Lác đác rừng phong hạt móc sa”. Theo chân “Thu hứng” nhiều nhà thơ nước Việt đã hăng hái đưa hình ảnh “hạt móc sa” vào thơ thu một cách chẳng ngại ngùng. Nhưng câu thơ Hữu Thỉnh thì khác hẳn: “Sương chùng chình qua ngõ”. Phải rồi! Không thể là “hạt móc sa” vì đây là mùa thu quê hương xứ sở của ta. Ta chỉ có những làn sương mờ mờ nhẹ nhẹ mỏng manh qua ngõ nhà ta mỗi sớm chiều. Nhà thơ có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”, “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã thi vị hoá những làn sương biến chúng thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm cứ đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.

Chỉ bằng mấy nét điểm qua, nhưng với mỗi nét đưa bút nhẹ nhàng, Hữu Thỉnh đã buộc một giác quan của ta phải căng dậy. Này hương ổi nồng nàn trong gió - ai chẳng muốn khứu giác của mình được hít vào căng tràn mùi hương thanh tao ấy! Hay gió se nhè nhẹ ren rét, đã là người Việt Nam ai mà không yêu cái cảm giác làn da mình được gió heo may mơn trớn nhẹ nhàng. Và đây nữa, cái cảm giác bồng bềnh, nhìn quanh mình là sương trắng như lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh nào xa:..

Làng quê yêu mến

Giản dị thôi những mùi hương, những cơn gió và làn sương. Giản dị để dành cho tất ’cả mọi người, ai cũng được cảm nhận, ai cũng được tận hưởng. Làng quê Việt Nam nơi đâu mà chẳng có những gốc ổi bóng chắc. Người dân Việt Nam ai chẳng biết đến gió se, sương sớm... Giản dị để không sa vào lối mòn, khuôn sáo của văn chương. Và giản dị để chúng ta đi về tìm bản ngã. Đâu cứ phải lá ngô đồng rụng mới thành mùa thu? Với người xưa, thu về là khoảnh khắc chia xa đau xót, lá lìa cành, chim tan tổ. Còn vđi Hữu Thỉnh, thu là khoảnh khắc hương ngọt trái bùi, là khi con người được nhận về những thành quả của công sức lao động. Bản chất của cuộc sống là ở đó. Dân tộc ta đã trải qua gian lao và mất mát qua bao mùa thu “đìu hiu đứng chịu tang” vậy ngày hôm nay chúng ta xứng đáng được reo vui, nâng niu trên tay hoa thơm và trái ngọt.

Làng quê yêu mến dẫn bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến làn sương chùng chình qua ngõ ... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”.

Nếu chỉ là “thu đã về” thì có lẽ câu thơ thứ tư là thừa lắm. Bởi hương ổi, gió se, sương qua ngõ chùng chình mình mùa thu mới có. Cái hay, cái tinh tế của câu thơ nằm ở hai chữ “hình như”. Nó khe khẽ như một lời thì thầm nho nhỏ. Thì thầm vì không nén nổi xúc động phải bật ra thành lời. Thì thầm vì quá ngỡ ngàng, sung sướng, nói ra thành tiếng nhưng lòng vẫn còn e... Hai chữ “Hình như” mang tâm trạng mơ hồ, chưa rõ ràng. Phải, những cảnh vật trên là của mùa thu đấy nhưng chúng đến bất ngờ quá (khiến ta phải giật mình “bỗng” kia mà) ta như không tin được. Mơ hồ, “hình như” còn bởi những đấu hiệu ấy rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng khe khẽ đến bên ta. Chưa phải là hương ổi sực nức không gian, chưa phải là gió heo may làm lạnh run người, cũng chưa phải sương thu giăng mờ lối xóm... nên ta chưa thể reo lên “Đây mùa thu tới” như Xuân Diệu thuở nào. Và “hình như” còn bởi một điều có lẽ chính nhà thơ cũng không biết nữa. Tuổi tác thường khiến con người điềm tĩnh trước mọi biến đổi, vần xoay. Thăng trầm khiến ta ít reo lên trước niềm vui và thét lên trước nồi buồn. Cậu học trò thấy một bông phượng đỏ trên cây có thể sung sướng reo vui “hè đã về”. Chàng Xuân Diệu thuở xuân xanh có thể rộn ràng xao xuyến: “Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên/ Cây me ríu rít cặp chim chuyền”. Nhưng Hữu Thỉnh thì khác. Tuổi tác và những vang động của cuộc đời đã đủ để ông biết lăng mình trước sự sông. Chỉ ở một người từng trải mới có tiếng thầm thì như nói vđi chính tâm hồn xao động của mình: “Hình như thu đã về”.

Năm khổ đầu tiên của một bài thơ, những nét đặc sắc trên đã dạo những nốt nhạc nền đầu tiên tạo cảm xúc êm ái, dịu nhẹ, độc đáo cho một bài thơ hay về mùa thu.

Viết bình luận