Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà” (trích Việc làng - Ngô Tất Tố)

Xã hội phong kiến nửa thực dân xưa với bao hủ tục lạc hậu, nặng nề đã hành hạ người nông dân không thương xót: ma chay, cỗ bàn... Dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 đã phản ánh khá rõ những bóng ma vô hình nơi thôn làng ấy. Tiêu biểu có thể kể đến “Việc làng” của Ngô Tất Tố. Đặc biệt, qua đoạn trích “Nghệ thuật băm thịt gà”, nhà văn đã gửi vào đó một ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Nghệ thuật băm thịt gà

“Chứa hàng xóm” là một tục lệ xưa ỏ nông thôn. Theo định lệ của làng, gia, đình nhà “chứa hàng xóm” phải giữ nhiều người hàng xóm trong nhà mình và làm cỗ thết đãi. Thực tế, có những gia đình quá túng bấn miếng ăn trong gia đình còn không lo đủ nói gì đến chuyện mời cả làng lại còn mời cả làng ăn cỗ? Vì vậy, nhiều gia đình sau ngày “chứa hàng xóm” phải chịu tan cửa nát nhà vì nợ nân, thậm chí phải tự tử vì không có tiền trả nợ.

Nhà nhân vật Lăng Vân trong tác phẩm cũng phải “chứa hàng xóm” như thế. Nhà văn không bình luận, nhận xét chỉ hóa thân vào nhân vật “tôi” để kể lại buổi cỗ. Qua đó, ý nghĩa phê phán tự bộc lộ một cách sâu kín.

Đúng như nhan đề của đoạn trích, trong đoạn trích này nhà văn đã dành rất nhiều bút lực cho việc tả việc băm thịt gà của anh Mõ mới. Anh ta có nhiệm vụ chia một con gà “cũng không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết” và một mâm xôi thành tám mươi ba suất cho cũng ngẩn ấy người trong làng. Chao ôi! Một miếng ăn nhỏ xíu, nát vụn nhưng là “miếng ăn giữa làng” nên ai cũng cố giành cho được. Không ai muốn bỏ, mà có bỏ nhất định phải có phần “mười ba cỗ lăm phần”. Sự tủn mủn, làm thối rữa con người, khiến họ trở nên ti tiện đến thế.

Vậy làm sao có thể chia cỗ tài tình đến thế?

Việc băm chặt của anh Mõ mới có cả một “hệ thống lý luận” hẳn hoi. “Băm thịt gà cần dao phải sắc, thớt phẳng. Nếu mà dao cùn thớt trũng thì thịt sẽ bong hết da”. Có vậy anh ta mới “nhà nghề” trong việc thử đao thử thớt thế. “sờ ngón tay vào lưỡi con dao xem có bén không”. Chỉ riêng những thủ tục này đã thấy anh ta đầy kinh nghiệm.

Đi sâu vào nghệ thuật băm thịt gà, ta thấy Mõ mới thực sự là một nghệ sĩ!

Anh có nhiệm vụ pha mỏ và phao gà “mỏ gà pha năm, phao gà pha bôn”. Cái đầu gà nhỏ xíu những xương xẩu, cái phao gà bằng nửa thì toàn mỡ toàn da... khó có thể hình dung nổi! Nhưng kỹ thuật của Mõ mới có thể nói đã thành kỹ xảo “ghè dao vào giữa hai miếng mỏ gà, để cắt sỏ thành hai mảnh... úp cả đôi mảnh xuống thớt, chặt mảnh mỏ dưới làm đôi..”.. Nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ để thể hiện sự thành thục nhuần nhuyễn trong thao tác nhân vật. Kết quả thật tuyệt vời năm miếng đầu “miếng nào cũng có dính một tí mỏ” bôn miếng phao câu “miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn”. Các miếng không hơn không kém nhau chút nào. Có lẽ khác đi các cụ “chiếu trên” sẽ nạnh tị nhau, mất lòng nhau. Vì điều ấy mà Mỏ mới phải rèn “tay nghề đến vậy?”.

Xong cái đầu, cái phao - hai cái ngon nhất cho các cụ, các “đàn anh” đúng như câu “nhất thủ nhì vĩ”. “Bây giờ thì đến mình gà”. Sự thành thục đáng nề’ tiếp tục làm người đọc tròn mắt: “lách lưỡi dao” “lật ngửa” “ ướm dao” “chém luôn”... Ta có cảm giác các động tác ấy đã được lập trình sẵn, chỉ chờ có dịp là tự động thi hành. Có thế nên dù “băm lia lịa như không chú ý' gì hết” nhưng hàng chục nhát dao đều nhau tăm tắp “không nhát nào cao, không nhát nào thấp” “chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang”. Tài tình đến mức âm thanh phát ra tất cả cũng giống hệt nhau “cốc", mấy chục miếng thịt gà “miếng nào như miếng ấy” “không dập, không nát, không bong dạ”... mỏng manh như cánh bướm. Đặc biệt, chỉ nghe qua sự ước tính sơ sơ của một “cụ” nào đó, anh đã tính toán, phân chia và băm chặt chính xác “92 miếng” như nhau không hơn không kém. Có lẽ đến quỷ thần cũng không thể hơn.

Việc làng

Quả đúng như Ngô Tất Tố ca ngợi, Mõ mới xứng đáng là một “nghệ sĩ”. Nghệ thuật là gì nếu không phải là sự tinh tế, tài hoa, khéo léo. Và còn ai tinh tế, tài hoa, khéo léo hơn Mõ mới trong việc băm thịt gà? Thế nên anh xứng đáng với “cái chức nghệ sĩ” vì đã nâng việc chặt thịt gà lên thành nghệ thuật.

Khâm phục, gật gù trước “nghệ thuật băm thịt gà” của Mõ mới ta cũng thoáng qua nỗi buồn thời thế. Có lẽ Nam Cao nói đúng “Miếng ăn là miếng nhục”. Gái “miếng ăn giữa làng” trong đoạn trích sao nó nặng nề khổ nhục thế. Chỉ vì mỗi người được ti tí xôi “véo ra từng tí” được miếng thịt gà có thể thổi “bay” được vậy mà trút lo toan, cực nhục lên một gia đình. Sau cái cỗ chứa ấy biết gia đình khốn khổ kia đi đâu về đâu? Cũng chỉ vì “miếng ăn” ấy, người ta bất châp trời mưa sụt sùi, nhà chủ hẹp nhỏ không tránh được ướt, chen chúc nhau cực nhục. Sự tài tình trong băm chặt của anh Mõ còn phản ánh một thực tế: Cả làng, từ to đến nhỏ chẳng ai chịu kém ai miếng nào; trăm miếng phải như một, dù nó mỏng manh tội nghiệp quá. Kỹ xảo của việc bãm chặt còn chứng tỏ Mõ mới đã phải băm chặt, thực hành nhiều. Thế cũng có nghĩa, những buổi cỗ chứa như thế nhiều vô kế. Nhiều đến mức phát ngán “Hắn dạ một tiếng thở dài” (dẫu trong đám cỗ hãn cũng có phần to). Một thằng mõ làng - tận đáy xã hội còn biết thở dài chán ngán sao bao kẻ mũ cao áo rộng vẫn trơ trẽn đến thế?

Những buổi “chứa cỗ” như vậy hủ lậu, tốn kém, nhục nhằn. Nó chỉ là cái “việc làng” nhỏ xíu. “Việc làng” nên dẫu có thế nào xấu xa, ti tiện... nó vẫn thắng “phép vua”. Mặc kệ luật pháp, quay lưng dư luận, những “việc làng” như trên vẫn như bóng ma làm chết dần chết mòn sự sống và nhân cách người nông dân.

Không chửi bới, không mỉa mai bình luận, “việc làng” nói chung và “nghê thuật băm thịt gà” nói riêng vẫn kín đáo phê phán hủ tục nơi làng thôn xưa.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, trang văn Ngô Tất Tố vẫn có ý nghĩa phê phán mang giá trị tố cáo sâu sắc. Nó nhắc nhở con người hôm nay biết trân trọng những gì mình đang có.

Viết bình luận