Yếu tố thời gian và vai trò của thời gian trong “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Nhắc đến Xuân Diệu, người ta nhớ ngay đến nhà thơ của tình yêu, nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Đọc thơ ông, có thể bắt gặp một thế giới quan, nhân sinh quan hết sức tiến bộ có ý nghĩa đối với văn học cũng như trong đời sống con người. Một trong những nét lớn trong thơ Xuân Diệu là cảm thức về thời gian. Người ta có thể nhận thấy điều này một cách rất rõ ở “Vội vàng”, bài thơ được coi như một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu.

Nếu trang sách có động mình tuyết bạch

Thời gian tự nhiên, thời gian khách quan thì muôn đời vẫn thế nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi cá nhân là khác nhau. Từ xa xưa, văn thơ trung đại vẫn hay than thở về sự dài ngắn của kiếp người. Người ta gọi đó là “áng phù vần”, là “bóng câu qua cửa sổ”..., thoắt cái người ta đã đứng bên dốc bên kia của cuộc đời. Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên nhiều nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu. Thời ấy, cá nhân còn chưa tách khỏi cộng đồng, con người gắn với vũ trụ nên người ta quan niệm thời gian là tuần hoàn, theo quy luật chu kì, luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, tuần hoàn cùng với vòng quay của đất trời. Ớ thế hệ các nhà thơ Mới, do được thức tỉnh về ý thức cá nhân, quan niệm thời gian đã có sự thay đổi. Điều này thể hiện tiêu biểu nhất trong thơ Xuân Diệu. Sự cảm nhận thời gian của Xuân Diệu khác với thời gian luân hồi, tuần hoàn của người xưa. Với nhà thơ, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi phút trôi qua là mỗi phút mất đi vĩnh viễn:

“Cái bay không đợi cái trời

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

Thời gian qua đi không chờ đợi. Chỉ một khoảnh khắc, một phút giây thôi con người ta cũng đã có sự thay đổi. Quan niệm này bắt nguồn từ cái nhìn rất động và biện chứng về thời gian và vũ trụ. Theo Đỗ Lai Thúy, thời gian trong thơ Xuân Diệu mang tính “lưỡng giá”, một mặt nó đem tuổi trẻ, tình yêu đến nhưng mặt khác cũng mang theo bao sự phôi pha, úa héo. Thê nên, Xuân Diệu cũng mắc một thứ bệnh chung của thời đại, “bệnh tiếc thời gian”:

“Thong thả chiều vàng, thong thả lại

Rồi đi... đêm xám tới dần dần

Cứ thế mà bay cho đến hết

Những ngày những tháng, những mùa xuân...”

Thời gian trôi đi trong nhịp đếm vừa đề níu giữ vừa là tiếc nuối nhưng cũng là bất lực, bởi nó cứ đến, “rồi đi”, “cứ thê” mà con người đâu thể kiểm soát được. Mỗi giờ khắc của thời gian trôi đi mang đến nỗi ám ảnh về vỡ vụn không thể nào lấy lại được:

“Hết ngày, hết tháng, hết! em ôi!

Kinh hãi không gian quặn tiếng còi

Anh ngóng tìm em, tuy thấy đó,

Sắp xa thôi cũng tựa xa rồi!

(...) Khắc giờ tan lụn, dạ chon von”

Nhận thức được sự tuần hoàn của thời gian, Xuân Diệu còn thấy trước những bước đi của thời gian mà lo lắng:

“Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm, là mùa của sức sống và sự sống, vậy mà ngay từ trong tốt tươi, Xuân Diệu đã nhìn thấy tương lai héo úa, nhìn thấy bước đi của thời gian ngay từ khi nó đến. Rất nhạy cảm trước sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ Mới” đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy quãng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Xuân Diệu say sưa tranh luận với quan niệm cũ về thời gian, ông nói ra một sự thực làm chính bản thân ông cũng phải đau lòng nhưng không thể nào tránh được:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Do ý thức sâu sắc về sự chảy trôi một đi không trỏ lại của thời gian, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mang đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc trôi qua đều là một sự mất mát, chia lìa:

“Mùi tháng năm đểu rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Mỗi sự vật đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia li, tiễn biệt một phần của đời mình:

“Con gió xinh thỉ thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Cách cảm nhận thời gian như vậy, xét đến cùng là do sự thức tỉnh sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng phút giây của cuộc đời nhất là những tháng năm của tuổi trẻ. Không thể níu giữ được thời gian, vậy thì chỉ còn một cách duy nhất: sống vội vàng để tận hiến, tận hưởng. Nhận thức và quan niệm về thời gian đã mang đến cho Xuân Diệu một thái độ sống tích cực: sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn và thức nhọn những giác quan, như ông đã nói đến trong “Trường ca”: Thời gian là sự cử động. Nếu tôi đứng, máu tôi ngừng,., thời gian của tôi sẽ không còn nữa. Bởi vậy, để thời gian không mất đi, con người phải không ngừng vận động, phải lẫn với đời quay. Xuân Diệu ao ước đi ngang được tốc độ ngọn gió thời gian bởi chỉ như thế thì mới chế ngự được sự tàn phai của đường nét, màu sắc, âm thanh và lòng người:

“Đi mau! Trốn nét! Trốn màu

Trốn hơi! Trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình!”

Ấy là tôi dào dạt bởi âm thanh

Con người muôn đoạt quyền tạo hóa bởi thế giới này là một thiên đường trên mặt đất, một mâm tiệc đang lên hương mà đó là cách duy nhất để níu giữ những thời khắc tươi đẹp:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Nhưng đó cũng chỉ là ảo tưởng, người ta không thể làm thay công việc của tạo hóa, và khi ấy, “vội vàng” là một triết lí sông, một ứng xử nghệ thuật của nhà thơ. Thế giới thơ Xuân Diệu đầy những giục giã, vội vàng, mau, gấp... bởi thi nhân rát sợ sự lỡ làng, muộn màng, lỡ thì..

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

Tình thổi gió màu yêu lên phấp phới

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa

Gấp đi em anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”

Phải gấp gáp, vội vàng bởi không có những phút giây vĩnh cửu và những cái đẹp thì lại càng dễ tàn phai. Phải “Mau đi thôi!” khi “mùa chưa ngả chiều hôm” để ra sức tận hưởng niềm lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu thật đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. Khát khao ấy được thể hiện trong một loạt những hành động rất mãnh liệt (ôm, riết, say, thâu, cắn) và sự đã đầy, say mê trong tận hưởng (chếnh choáng, đã đầy, no nê). “Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. “Vội vàng” là cách đến hạnh phúc, là chính hạnh phúc. Đó là cái giá phải trả cho hạnh phúc. Ta hiểu vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện là hạnh phúc lập tức thuộc về tuổi trẻ” (Chu Văn Sơn).

“Vội vàng” là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút trong cuộc mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Đó là một nhận thức và quan niệm mới mẻ về thời gian có tác động tích cực đến cuộc sống con người. Xuân Diệu và tác phẩm của ông sẽ còn mãi trong lòng người đọc bởi cao hơn hết ở ông là một trái tim còn đập mãi với cuộc đời này, một linh hồn chân thành và rộng mở muôn sống mãi với cõi người bất diệt này:

. “Nếu trang sách có động mình tuyết bạch

Ấy là tôi dào dạt bởi âm thanh”.

Viết bình luận