Em có suy nghĩ gì về nhân vật Cóc trong truyện thần thoại "Cóc kiện trời"?

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

1. TÌM HIỂU ĐỀ:

- Đây là kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học, cụ thể là phát biểu nhân vật thần thoại trong Cóc kiện trời.

- Trên cơ sở tìm hiểu kĩ các tác phẩm và nhân vật, cần nêu được cảm nghĩ một cách hợp lí, phát triển cảm nghĩ một cách có căn cứ, bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của người viết.

2. DÀN BÀI SƠ LƯỢC:

a) Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật Cóc trong truyện Cóc kiện trời.

- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật Cóc: vừa đồng tình vừa cảm phục và thích thú trước mục đích và hành động của Cóc.

Cóc đi kiện trời vì trời làm hạn hán

b) Thân bài:

Đồng tình với việc đi kiện trời của Cóc.

+ Cóc đi kiện trời vì trời làm hạn hán.

+ Việc làm của Cóc được nhiều thú vật đồng tình.

+ Cảm phục và thích thú trước tài năng và cuộc đọ sức của Cóc với Trời.

+ Cảm phục trước trí thông minh, tài năng của Cóc.

+ Thích thú khi theo dõi cuộc đọ sức giữa Cóc và Trời.

c) Kết bài:

- Khẳng định một lần nữa cảm nghĩ của mình.

- Rút ra được ý nghĩa của truyện thần thoại này.

3. DÀI BÀI CHI TIẾT:

a) Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật Cóc, nhân vật chính trong truyện thần thoại Cóc kiện trời.

- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật Cóc: đồng tình với hành động đi kiện trời của Cóc, cảm phục và thích thú khi chứng kiến cuộc đọ sức giữa Cóc và trời.

b) Thân bài:

- Đồng tình với hành động đi kiện trời của Cóc.

+ Cóc đi kiện trời vì trời làm hạn hán.

+ Hàng động của Cóc được nhiều loài vật đồng tình: Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo đều tình nguyện đi theo.

- Cảm phục và thích thú khi chứng kiến cuộc đọ sức giữa Cóc và trời.

  • Cóc sắp đặt, bố trí cho từng con vật rất thông minh.
  • Cóc chỉ huy loài vật chống trả quân tướng nhà trời.

+ Thích thú trước thắng lợi của Cóc và các loài vật.

  • Ngọc Hoàng phải nhượng bộ Cóc.
  • Ngọc Hoàng sai rồng phun mưa, đồng ruộng không bị hạn hán nữa.

c) Kết bài:

- Khẳng định một lần nữa cảm nghĩ của mình: đồng tình, cảm phục và thích thú trước hành động và thắng lợi của Cóc.

- Rút ra ý nghĩa của truyện thần thoại: Cóc kiện trời giải thích hiện tượng khi Cóc nghiến răng thì trời sắp mưa và nói lên khát vọng chiến thắng thiên nhiên của con người cổ đại.

4. GỢl Ý LÀM BÀI:

a) Mở bài:

Truyện Cóc kiện trời đưa chúng ta vào thế giới thần thoại đầy hấp dẫn đối với những xung đột, tình tiết, chi tiết căng thẳng thú vị. Nhân vật Cóc trong tác phẩm này đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng và tình cảm sâu sắc: vừa đồng tình vừa cảm phục trước hành động và chiến thắng của Cóc.

Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo đều tình nguyện đi theo Cóc

b) Đọc Cóc kiện trời ai cũng đồng tình với hành động đi kiện trời của Cóc. Vì trời hạn rất lâu, cho nên đồng ruộng khô hạn, cây cỏ chết đứng, các loài vật không có nước uống. Cóc vì sự sống còn của muôn loài mà lên thiên đình kiện trời, đòi trời phải mưa xuống để cho cây cỏ, và loài vật sinh sống. Hiểu được việc làm chân chính của Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo đều tình nguyện xin đi theo, thề sống thề chết vì mục đích sống còn chung của cả muôn loài.

Cóc dẫn đầu cả bọn kéo nhau lên trời. Đến cửa thiên đình. Cóc sắp đặt, bố trí cho từng con vật một cách thông minh: Ong nấp sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp ra phía sau chờ lệnh, sắp đặt song. Cóc đường hoàng bước tới lấy dùi đánh ba hồi trống làm kinh động cả thiên đình. Ngọc Hoàng rất đỗi ngạc nhiên, sai Thiên Lôi ra xem thì chỉ thấy có một chú Cóc bé nhỏ ngồi chễm chệ trên mặt trống.

Ngọc Hoàng tức giận ra lệnh cho Gà mổ chết Cóc. Nhưng khi Gà vừa chạy đến. Cóc ra hiệu cho Cáo nhảy tới cắn cổ Gà gắp đi. Ngọc Hoàng càng tức giận, gọi Chó ra cắn Cóc, nhưng chó vừa ra tới cửa đã bị Gấu, theo hiệu lệnh của Cóc, ra bóp chết tươi. Ngọc Hoàng đành phải cho Thiên Lôi ra trị Gấu, nhưng Thiên Lôi chưa kịp ra tay đã bị Ong đốt túi bụi. Thiên Lôi nhảy vào chum nước, liền bị Cua cắp khiến hắn kêu la inh ỏi. Qua cuộc chiến đấu giữa Cóc với các thiên tướng nhà trời, người đọc không khỏi cảm phục sự chỉ huy tài tình của Cóc.

Đọc Cóc kiện trời, người đọc cảm thấy vô cùng thích thú, lòng đầy sảng khoái khi theo dõi cuộc giao tranh quyết liệt giữa Cóc và trời. Trước tài chỉ huy của Cóc và lòng dũng cảm vô song của Gấu, Cọp, Ong, Cáo và Cua, lần lượt từ Gà, Chó đến Thiên Lôi đều bị đánh bại. Cuối cùng, Ngọc Hoàng đành phải nhượng bộ, ra lệnh cho mưa xuống. Các loài vật, nhờ vậy, bắt đầu cuộc sống yên vui.

c) Kết bài:

Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật Cóc chính là sự đồng tình và lòng cảm phục trước hành động và tài năng của Cóc qua truyện Cóc kiện trời. Bằng trí tưởng tượng của mình, người xưa đã giải thích hiện tượng khi Cóc nghiến răng thì trời sắp mưa. Con người cổ đại cũng gởi gắm trong truyện thần thoại này khát vọng chinh phục, chiến thắng thiên nhiên.

Viết bình luận