Phân tích tình cảm và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài Bên kia sông Đuống

Tình yêu đất nước quê hương là tình cảm rất đỗi thiêng liêng trong tâm hồn con người Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành nguồn mạch vần thơ tuôn chảy mãnh liệt nhất trong suổt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) tình yêu đất nước quê hương một lần nữa lại chứa chan trong mỗi trang thơ. Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là niềm thương nước vô bờ chuyển thành nỗi đau vô hạn của nhà thơ khi nghe tin quê hương mình bị dày xéo dưới gót giày quân xâm lược.

Anh đưa em về sông Đuống

Cá bài thơ là dòng cảm xúc chân thành dào dạt của tác giả thể hiện dưới rất nhiều sắc thái: buồn, đau, nhớ nhưng, tiếc nuối, căm hờn, giận dừ, mơ ước và hy vọng. Khơi nguồn cho mạch cảm xúc ấy bắt đầu từ một nỗi đau buồn chất chứa trong tâm can cần được giãi bày, sẻ chia, thông cảm Một tấm lòng đau cần tìm những tấm lòng dồng diệu. Và người con gái quê hương trong tưởng tượng đã hiện lên:

"Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì"

Nhà thơ như muốn cùng em ngược dòng thời gian về với ký ức để sống lại ngày xưa - ngày xưa với "Bên kia sông Đuống" trong một thuở yên bình.

Tiếp đến cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Miền quê ấy khi giặc chưa tới vẫn hiện lên tươi tắn trong hồi tưởng của Hoàng Cầm:

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc..."

Một không gian thoáng đạt, ngút, ngát hiện ra với dòng sông, tràng cát, bãi mía, bờ dâu... bao phủ một màu xanh dịu nhẹ sáng tươi: màu biếc của ngô khoai, màu xanh của bờ dâu, bãi mía, ánh sáng lấp lánh của dòng sông trôi, của "cát trắng phẳng lì”. Một loạt từ kép lặp láy như nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc... đã mang vào không gian quê hương Bên kia sông Đuống những nốt nhạc du dương của sự sống hiền hoà. Đó cũng là tiếng lòng náo nức, bồi hồi của chính nhà thơ khi sống với những kỷ niệm đã lắng sâu trong ký ức. Nhớ về “ngày xưa" rưng rưng kỷ niệm với niềm yêu thương nhung nhớ, tự hào để rồi buồn hơn, đau hơn cho quê hương của "bây giờ". Nhà thơ thót lên nghẹn ngào, da diết:

"Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay"

Có một nỗi đau đang cắt cứa vào da thịt - nỗi đau mất quê hương. Nhà thơ đã gửi tất cả nỗi lòng nhức nhối, quặn thắt của mình vào hình ảnh so sánh thật cô đọng "xót xa như rụng bàn tay". Nỗi đau nhờ phép so sánh này dường như trông thấy, sờ thấy được và khiến cho lời thơ có sức lay động sâu xa, tạo sự đồng cảm của ngàn vạn tấm lòng.

Trong đoạn thơ này, mở đầu là nỗi buồn, kết thúc là niềm đau. Đó là hai nét tình cảm thường trực trong lòng nhà thơ lúc này. Mọi cung bậc tình cảm giãi bày trong bài thơ đều chịu sự chi phối bởi nỗi buồn đau ấy.

Buồn đau cho quê hương bị tàn phá dày xéo. Suốt dọc bài thơ vang lên điệp khúc "Bên kia sông Đuống... Ai vẽ bên kia sông Đuống..." Diệp khúc ấy thể hiện nỗi lòng canh cánh vì quê hương xứ sở, đau đầu hướng về Bên kia sông Đuống. Tâm trí nhà thơ tràn ngập hình ảnh quê hương, chỉ có quê hương, quê hương trong quá khứ và hiện tại, trong bình yên và chiến tranh, trong sum vầy và tan tác, trong sự sống và cái chết... Cứ thế quê hương hiện lên đầy trìu mến từ cảnh đến người. Một thế giới Kinh Bắc với nền văn hoá lấu đời, với nhừng sinh hoạt yên vui và những con người thân thương, yêu dấu. Hoàng Cầm đã không nén được niềm tự hào về quê hương mình trong mỗi câu thơ: này đây hương "lúa nếp thơm nồng", này đây "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong", từ bao đời nay đã làm tăng hương sắc, làm đẹp thêm cho mùa xuân trên khắp mọi miền đất nước mỗi khi tết đến xuân về. Âm hưởng đoạn thơ hồ hởi, tha thiết, diễn tả niềm say sưa của nhà thơ với sắc màu, với điệu sông yên à, hồn hậu của quê hương... Nhưng quá khứ càng đẹp tươi bao nhiêu lại càng tương phản với thực tại xót đau bấy nhiêu:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lừa hung tàn

Ruộng ta khô Nhà ta cháy,

Chó ngộ từng đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cũng ngõ thẳm bờ hoang

Nhịp thơ ngắn dài cuồn cuộn những uất ức và câm giận tuôi trào. Nhà thơ như đang đứng trước quê hương, rưng rưng, ngậm ngùi nhặt từng mảnh tranh Đông hồ cháy dở mà bàng hoàng đớn đau:

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?

Lời thơ trộn hoà bao nhiêu cảm giác ảo thực, thực ảo. Những bức tranh Đông Hồ đa hóa thành máu thịt cuộc đời hay cảnh tượng ngoài đời đã hoà nhập vào sắc màu trong tranh? Với Hoàng Cầm, tranh làng Hồ không còn là những tấm hình vô tri, vô giác nó là máu thịt cùa quê hương. Mọi nét vẽ, mỗi sắc màu trong tranh đã cất giữ một mảnh hồn, một nguyện ước của con người Kinh Bắc, của dân tộc Việt Nam. Nhưng giờ đây tất cả đã và đang bị kẻ thù huỷ diệt, không xót đau sao được. Lời thơ nghe xúc động. Câu thơ dài ngắn đan cài vừa như những tiếng nấc nghẹn, vừa như tiếng khóc oà… Vang vọng khắp đoạn thơ là diệp khúc "nhà ta", "ruộng ta", "quê hương ta", nghe nhói đau một nỗi mát mát, một niềm hoài vọng và tất cả những gì quý nhất, yêu nhất của mình đang rơi vào tay giặc. Một câu hỏi da diết ngẩn ngơ cứ day dứt khôn nguôi:

"Bây giờ tan tác về đâu?"

"Bây giờ đi đâu, về đâu?"

Các câu hỏi ấy đan xen với những hồi tưởng đứt nối giữa hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Nó là sự kiếm tìm, nhớ nhung, tiếc nuối đến nhói lòng cùa nhà thơ đối với những gì đã mất trên quê hương mình.

Em ơi buồn làm chi

Cứ như thế, mạch thơ tuôn chảy theo cảm xúc dâng trào trong lòng người con của quê hương. Bên kia sông Đuống, mảnh đất của bao cái đẹp giờ đây không còn nữa; mảnh đất của những "hội hè đình đám" tưng bừng, giờ chỉ còn mơ hồ vương sót lại tiếng "chuông chùa văng vẳng" nghe ngơ ngác, u hoài... Đứng bên này sông Đuống hướng vọng về bên kia, nhà thơ Hoàng Cầm đã phơi trải nỗi niềm nhớ nhung tiếc nuối đến cháy bỏng gan ruột của mình Nhớ về mành đất một thuở mỡ màu trù phú, tươi xanh. Nhớ về một miền quê thấm đẫm sắc màu văn hoá dân gian độc đáo cổ truyền. Nhớ vể xứ sở của bao con người tình tứ và duyên dáng mà hay lam, hay làm, một nắng hai sương. Những nỗi nhớ ấy cứ gối lên nhau, đầy áp lòng người. Hiện lên lung linh trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh cô gái Kinh Bắc đẹp như mộng, như mơ:

"Ai về Bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mua thu toả nắng..."

Nhưng cũng không thể quên được hinh ảnh những người mẹ lam lủ, nhọc nhàn suốt cả cuộc đời. Bóng mẹ hao gầy, bước thấp, bước cao trên đường làng hun hút cứ ám ảnh, lay thức nhà thơ:

"Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm"

...Chưa bán được một đồng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bước cao thấp bên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vụt

Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu

Mẹ ta lòng đói dạ sầu

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"

Lời thơ chứa đựng nỗi khác khoải, nghẹn ngào của đứa con chưa làm tròn bổn phận, như một lời tạ tội xót đau. Quê hương giặc giã, mẹ lận đận phương trời. Cùng với hình ảnh mẹ già là những đứa em thơ dại, non nớt giữa bão lửa chiến tranh

Bên kia sông Đuống

Ta còn con thơ

Trong giấc thơ ngày, tiếng súng đồn tựa sấm

Ú ớ cơn mê

Thon thót giật mình

Bóng giặc dày vò những nét môi xinh"

Bày tỏ tình yêu quê hương đất nước và sự cảm thông, nỗi xót xa đối với những con người yêu dấu bên kia sông Đuống cũng là một cách để thể hiện và khẳng định mối hờn căm chất chứa không nguôi đối với kẻ thù xâm lược. Lời thơ vang lên như dao chém đá, như một lời nguyền thiêng liêng:

Đã có đất này chép tội

Chúng ta không biết nguôi hờn

Từ lòng yêu thương vô cùng, từ nỗi đau vô tận, nhà thơ khao khát hướng tới một ngày mai đầy hứa hẹn, ngày bộ đội về làng, nhân dân đứng dậy. Cà quê hương vùng lên Cà dân tộc đồng khởi trong khi thế quyết chiến, quyết thắng:

Dao loé giữa chợ

Gậy lừa cuối thôn

Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn

Ăn không ngon

Ngủ không yên

Đứng không vững

Chúng mày phát diên

Quay cuồng như xéo trên đống lửa

Dẫu mới chỉ là ước vọng, song lời thơ nghe thật hả hê, sung sướng; thấy toát lên một niềm tin tưởng sắt đá vào sức mạnh của lẽ phải, sức mạnh của truyền thống dân tộc, sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người. Bài thơ kết lại trong một không khi tưng bừng của ngày hội chiến thắng:

Bao giờ về bên kia sông Đuống

Ta lại tìm em

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em đi chảy hội non sông

Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh

Mở đẩu bài thơ là một nỗi đau, một nỗi "xót xa như rụng bàn tay", kết thúc là một tình cảm hân hoan vui sướng, tràn đầy một niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai tươi sáng - tươi sáng và rạng ngời như khuôn mặt của "Em" ngày chiến thắng. Bài thơ chứa đựng rất nhiều hỉnh ảnh tương phản, nhịp thơ lúc gấp gáp, lúc thư thái; âm điệu thơ khi vui, khi buồn, khi trầm lắng xót xa, khi náo nức, hả hê vui sướng, quá khứ và hiện tại đồng hiện đan xen... Tất cả những yếu tố đó đã diễn tả được một phức hợp cảm xúc của một tâm hồn đang bộn bề những cung bậc tình cảm khác nhau đối với cảnh và người nơi quê hương mình. Cũng với nhiều bài thơ khác, Bên kia sông Đuống đã góp vào bản hòa ca yêu nước một nốt nhạc đắm say, độc đáo về một thời đau thương và hào hùng không thể nào quên.

Viết bình luận