Suy nghĩ, cảm xúc của anh (chị) về một bài thơ hoặc một truyện ngắn

Bài viết (Về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh).

Nhắc đến sự nghiệp thơ ca Hồ Chí Minh khó ai có thể quên những áng thơ quên mình của Bác: đó là những sáng tác được ra đời khi Người gặp nạn trên đất bạn Trung Quốc những nâm 1942 - 1943, tất cả được nằm trong tập thơ Nhật kí trong tù. Dẫu gặp gian lao, khó khăn và nguy hiểm Người vẫn hoà mình vào thiên nhiên đất trời cho thoả hồn thơ. Qua đó, Người thể hiện một khí phách cách mạng kiên cường, một tấm lòng ưu ái với thiên nhiên, với con người. “Chiều tối” là một bài thơ như vậy. Người đọc đã hơn một lần rưng rưng cảm động, mến phục vì tất cả những niềm rung cảm của thi phẩm này.

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

“Chiều tôì” ra đời khi Bác Hồ bị giải trên đường chuyển lao. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán là “Mộ”.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

Bài thơ được dịch giả Nam Trân dịch là “Chiều tối”:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”.

Đúng như nhan đề “Chiều tôi” cảnh chiều được vẽ bằng những đường nét hết sức quen thuộc của thơ ca cổ điển:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Bức tranh thiên nhiên buổi chiều yên bình quá. Nó được mở ra bằng một không gian rộng lớn, thời gian đang chầm chậm trôi đi. In trên nền trời là cánh chim đang mỏi miết về rừng và một áng mây đang trôi lững lờ ngang trời. Những hình ảnh ấy gợi một buổi chiều thanh bình vắng lặng mà rất đôi nên thơ. Chỉ bằng hai nét vẽ ấy nhà thơ đã bao quát được cảnh trời và đất có chim muông, cây cối, bầu trời vừa chân thực vừa tinh tế gợi cảm. Đọc hai câu thơ ta như thấy phảng phất đâu đây hương hồn của các câu thơ cổ: người xưa cũng từng vẽ bức tranh buổi chiều bằng cánh chim và áng mây như thế. Ca dao từng có câu:

“Chim bay về núi tối rồi”.

Đại thi hào Nguyễn Du cũng viết trong Truyện Kiều:

"Chim hôm thoi thót về rừng

Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

Sau này, nhà thơ Huy Cận viết:

“Láp lớp mây cao đùn. núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

Vậy nếu bức tranh buổi chiều của Hồ Chí Minh cũng chỉ có vậy, nó sẽ bị che mờ, xoá nhoà bởi những áng thơ của tiền nhân. Nhưng không, Người đã góp thêm vào buổi chiều trong thi ca những hình ảnh vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang ý nghĩa hiện đại:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Cánh chim ở đây không phải là một cánh chim ước lệ mà là “chim mỏi” - rất gần gũi với đời thường. Sau một ngày đi kiếm ăn vất vả cánh chim vội vã tìm về nơi trú ẩn ở rừng xanh, cánh .chim ấy đang trong sự tuần hoàn bât diệt của sự sống. Ông Nguyên Hoành Khung đã từng cắt nghĩa: “Dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của người nghệ sĩ mà nhiều hơn là đôi mắt lưu luyến trìu mến của một tấm lòng yêu thương cảm thông đốì với một biểu hiện của sự sống”. Áng mây ở đây cũng vậy, không phải là một áng mây ước lệ mà là một áng mây được nhân hoá có tâm trạng linh hồn rất con người. Đám mây ấy đang cô độc lẻ loi chậm chạp uể oải bay từ chân trời này qua chân trời khác. Bản dịch của Nam Trân chưa diễn tả hết được cái hay của câu thơ nguyên tác: “Cô vân mạn mạn độ thiên không”. “Cô vân” là chòm mây lẻ loi cô độc, “mạn mạn” gợi cái chậm chạp uể oải còn “độ” là qua, “độ thiên không” là từ chân trời này qua chân trời khác. Trời rộng và xa đến vô cùng, bay đi không biết bao giờ mới đên. Áng mây tội nghiệp như cảm nhận được cái mênh mông bát ngát ấy nên mệt mỏi và có đôi phần tuyệt vọng.

Trên trời cao mây và chim đang mệt mỏi với hành trình của sự sống thì dưới mặt đâ't, một người tù cũng đang lê bước trên đường dài đặc gian lao. Cảnh với người hoà hợp cảm thông đến lạ lùng. Bức tranh phong cảnh nhưng cũng là tâm cảnh để cảnh nói dùm người những điều ẩn chứa. Nhưng làm thế nào để nhà thơ biết được cánh chim kia'đang mỏi và chòm mây đang cô độc? Không chỉ có trí tưởng tượng tuyệt vời mà nhà thơ phải có sẵn một tấm lòng yêu thương đồng cảm đối với vạn vật đất trời thì mới có cái nhìn đồng cảm, yêu thương, trìu mến đến thế. Chúng ta chợt nhận ra: Dù phải chịu muôn vàn cực khổ Bác cũng không bao giờ để tắt ánh sáng tình thương. Người luôn giữ được tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, hoà hồn mình vào hồn của đất trời rộng lớn và trong buổi chiều ở đâu đó nơi Quảng Tây, Trung Quốc, nơi đất khách quê người tưởng chừng như cô đơn ấy, Hồ Chí Minh lại không hề cô đơn. Người đã có bạn đồng hành để chia sẻ nỗi niềm: đó là thiên nhiên - người bạn chung tình muôn đời của các thi nhân.

Từng trong cảnh ngộ khổ đau, buồn tủi như “Chiều tối”, Bạch Cư Dị, bà huyện Thanh Quan và cả Nguyễn Du đều chạnh nghĩ đến mình một thoáng thương thân:

“Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh”

(Tì bà hành - Bạch Cư Dị)

“Dừng chân đứng lại: trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)

“Chẳng biết ba trăm năm lể nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng”

(Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Nếu Bác cũng chuyển mạch thơ theo hướng đó thì cũng là lẽ thường tình và bài thơ cũng có thể rất hay bởi con người có biết thương mình thì mới có thể thương người. Nhưng không, hai câu thơ sau đã mở ra hết sức bất ngờ kì thú:

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”

Chẳng những vậy, hình ảnh thơ còn khiến trường thẩm mĩ thơ ca cổ điển thấy lạ lùng bởi hiện lên trong cảnh mây ngàn chìm nổi thường là các ẩn sĩ. Ví như trong “Giang tuyết” của Liễu Tông Nguyên đời Đường:

“Thiên sơn điểu thì tuyển

Vạn kính nhất tông diệt

Cô thuyền xuy nạp ông

Độc điếu hàm giang tuyết”.

Dịch là: “Tuyết sông”

“Nghìn non bóng chim bay đã tắt

Muôn nẻo dấu người mất.

Trên thuyền ông già mang tơi đội nón

Một mình câu tuyết sông lạnh”.

Giai nhân có xuất hiện nhưng đó là hình ảnh thơ của thơ mới rạo rực xuân tình và đó là giai nhân đang tương tư mộng tưởng

“ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Còn trong câu thơ của Hồ Chí Minh, giai nhân lại xuất hiện trong công việc “xay ngô“! Đó là công việc nặng nhọc của nhà nông:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

Càu thơ không chỉ viết về một cô gái lao động mà còn diễn tả được sự vận động của thời gian, sự tuần hoàn của công việc. Bài thơ độc đáo ở chỗ: viết về cảnh chiều tối, bài thơ nguyên tác tên “Mộ” mà suốt bài thơ không có một chữ “mộ” nào. Nhưng người đọc vẫn nhận ra trời tối bởi vòng quay khẩn trương của cối xay ngô và ánh lửa rực hồng bên bếp là dấu hiệu của thời gian đang dần trôi. Bức tranh của cảnh chiều tôi là bức tranh sinh hoạt của đời thường. Bức tranh ấy có người thiếu nữ xóm núi đang hăng say chuẩn bị bữa cơm chiều và ngọn lửa hồng bên bếp đang toả ra sự ấm áp vô cùng. Trong chữ Hán “hồng” không chỉ có nghĩa là “đỏ” mà còn là “ấm”. Chữ “hồng” ở cuối câu thơ của Hồ Chí Minh không chỉ diễn tả hơi ấm của ngọn lửa mà còn diễn tả cái ấm áp của tình người, của mái ấm gia đình bồi bữa cơm chiều xum vầy kia chất chứa bao nhiêu niềm vui đầm ấm thiết tha của hạnh phúc bình dị. Phải là một bậc đại nhân mới có thể quên đi nỗi đau khổ tột cùng của riêng mình để nâng niu chút hạnh phúc bình dị của người dân mình không hề quen biết. Chính bởi vậy, “Chiều tối” được coi là những vần thơ quên mình của Bác.

Đặc biệt sự tuần hoàn đắp đổi của các chữ “ma bao túc”/ “Bao túc ma hoàn” diễn tả được nhịp quay của côi xay và công việc nặng nhọc của nhà nông. Nhịp điệu đó cứ nặng trĩu trong lòng người đọc, âm vang tình thương yêu của Bác Hồ đốì với những kiếp cần lao.

Nhà văn Nam Cao từng có một chiêm nghiệm sâu sắc: Khi người ta bị đau chân thì chẳng còn ai nghĩ đến cái chân đau của người khác. Điều đó có thể và thực sự đã đúng với muôn người nhưng khi gặp lí tưởng nhân nghĩa trong tâm hồn vĩ đại Hồ Chí Minh thì người-đọc đã quên nó đi để chỉ còn lắng mình trong niềm xúc động thiêng liêng. Người không chỉ đồng cảm với người bạn thiên nhiên chí tình mà còn cúi đầu xót thương những con người lao động của một vùng đất khách. Tình yêu thương nơi Hồ Chí Minh không hề bị giới hạn bởi thời gian, không gian, đó là một tình yêu thương không biên giới. Nói như nhà thơ Tố Hữu:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế!

Ồm cả non sông mọi kiếp người’’

Nhưng trên đường bị chuyển lao Hồ Chí Minh phải đứng đâu và đứng trong bao lâu để nhìn thấy người thiếu nữ nơi xóm núi đang xay ngô và ánh lửa hồng bên bếp? Ta biết điều kiện đi lại của những cuộc chuyển lao như vậy vô cùng khắc nghiệt, thường phải tránh khu dân cư bản địa. Vậy có lẽ những hình ảnh này chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của Người như một rung động thấm thìa về hạnh phúc gia đình và như thoáng ước mong về cảnh sum vầy hạnh phúc đó. Cái hạnh phúc mà ai ai cũng có được nhưng Hồ Chí Minh trên con đường dấn thân vì quê hương đất nước, trong buổi chiều sầu xứ tha hương ấy đã không sao có được. Ý thơ khẳng định Hồ Chí Minh con người hơn ai hết, không phải thần thánh, lão tiên; Người cũng khao khát, cũng ước mong những hạnh phúc đời thường. Chính điều này làm nên sự vĩ đại trong con người Bác, là con người nhưng vượt lên trên mọi người sự hi sinh quên mình vì dân vì nước. Càng đọc câu thơ càng thây thương Bác biết mây, càng thây Hồ Chí Minh vĩ đại mà bình dị gần gũi biết bao nhiêu.

Nghiêng mình trước những vần thơ cảm động, chan chứa tình yêu thương của Bác ta càng thấm thìa hơn hạnh phúc ấm êm mình đang có. Thứ hạnh phúc mong manh bé nhỏ được chắt chiu từ sự hi sinh, dâng hiến của bao người. Ta như cánh chim mỏi, như vầng mây lang thang, như ngọn lửa hồng bập bùng trong bếp nhỏ,... được đón nhận tình thương từ trái tim luôn rung động của người Cha già dân tộc. Nhớ về Người, ta nhớ đến câu nói của một nhà thơ Cu - ba: “Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ”.

Viết bình luận