Trong bài thơ "Cảm xúc”, Xuân Diệu viết: "Là ... mến". Còn trong “Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết: "Là... công lí”. Hãy bình luận về hai đoạn thơ trên và nêu suy nghĩ của anh (chị) về thơ ca trong cuộc sống hiện nay

Đề bài:

Trong bài thơ "Cảm xúc”, Xuân Diệu viết:

"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dậy

Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến".

Còn trong “Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết:

"Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết

Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu

Ca tự do, tiến bộ với tình yêu

Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Hãy bình luận về hai đoạn thơ trên và nêu suy nghĩ của anh (chị) về thơ ca trong cuộc sống hiện nay.

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Bài làm:

Trong bài thơ “Cảm xúc”, Xuân Diệu viết:

"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dậy

Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến".

Còn trong ”Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết:

"Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết

Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu

Ca tự do, tiến bộ với tình yêu

Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Đó là hai quan niệm, của hai nhà văn ở hai thời điểm khác nhau. Nó thể hiện quan niệm về thơ ca nói riêng cũng như văn học nghệ thuật nói chung.

“Cảm xúc” được trích ra từ tập - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, in trong tập thơ thứ nhất của ông: Tập Thơ Thơ. Cuối bài thơ không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác nhưng vì đó là bài thơ đầu tiên của tập thơ bao gồm những bài thơ được sáng tác từ năm 1933 đến 1938 nên có thể bài thơ được sáng tác trong năm đầu của giai đoạn này. Năm 1942, tức khá lâu sau khi bài thơ “Cảm xúc” của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (tức Trường Chinh) trong bài thơ “Là thi sĩ” có nhắc lại những lời thơ của Xuân Diệu đồng thời đưa ra một quan niệm mới mẻ về thơ ca. Là một vị lãnh đạo cách mạng, là người có trách nhiệm phụ trách hoạt động thơ ca cách mạng, Sóng Hồng mong muốn qua bài thơ làm khơi dậy tinh thần hiện thực và làn sóng cách mạng trong thơ cũng như trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai.

Những lời thơ của Xuân Diệu là lời thơ của một người yêu đời, yêu cuộc sống, đam mê, say sưa cuộc sống đến cuồng nhiệt, nó đòi hỏi sự hiến dấng một cách tuyệt đối tâm hồn của người thi sĩ cho thơ ca.

"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dây

Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.

Ý tưởng về thơ ca của tác giả được phát biểu một cách chân thành và đầy hình ảnh. Con người đắm chìm vào trong thiên nhiên: với gió, với mây; chìm đắm trong những mối tình cảm say sưa, mê đắm. Xuân Diệu đã dùng một loạt những từ gợi hình tượng để diễn tả về mới quan hệ gắn bó ràng buộc đặc biệt đó. Là “ru”, là “vơ vẩn”, là “ràng buộc”, là “chia sẻ”... có nghĩa là mọi cảm xúc, tâm trạng tất cả đều hướng tới sự hòa nhập một cách hoàn toàn, một cách tuyệt đốì vào thiên nhiên, vào thế giới cảm xúc. Và chỉ khi đó, người ta mới có thể trở thành một thi sĩ thực thụ. Nói lên quan niệm của mình, nhà thơ đồng thời thể hiện quan niệm của mình về phạm vi đối tượng của thơ ca: đó chính là thiên nhiên, là đời sống tình cảm, cuộc sống của con người. Đó cũng chính là nội dung của thơ ca. Để nắm bắt được tất cả những điều đó, nhà thơ phải là người nhạy bén, nhạy cảm, tâm hồn phải như dây đàn, sẵn sàng rung lên những thanh âm trong trẻo khi bắt gặp bất cứ sự khơi nguồn cảm hứng nào từ cuộc sống. Với bốn câu thơ này, Xuân Diệu đã nói rất đúng đặc trưng của thơ ca: thơ ca là tiếng nói tình cảm mãnh liệt của con người, là sự phản ánh những nét đặc trưng, cô đọng nhất của cuộc sống qua cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Với Xuân Diệu, nếu như không có những giây phút thăng hoa để “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”,... thì sẽ không thể có thơ được. Người ta hoàn toàn có thể bắt gặp điều này trong thơ ca của các nhà thơ lãng mạn mà Xuân Diệu là một ví dụ điển hình. Trong “Thơ duyên”, Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh mà con người và thiên nhiên hòa hợp trong một mô'i duyên chan hòa, giao cảm tuyệt đẹp, một cặp vần, trong một bài thơ duyên:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

Để có được bức tranh ấy, dường như Xuân Diệu đã tách mình, cùng như tách tất cả những gì thuộc bài thơ đó ra một thế giới riêng, một cách tuyệt đối. Đôi bạn trẻ tuổi trong bài thơ, ban đầu là những người không quen biết, vậy mà khi hòa mình và vô hình chung trở thành tách mình ra khỏi cuộc sống vội vã bên ngoài đã trở thành một “cặp vần”. Nếu không phải đó là khoảnh khắc họ (hay chính nhà thơ) đang “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”, ràng buộc hay chia sẻ bởi những mốì tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng thì thử hỏi làm sao có thể có được nhưng vần thơ, có được bài thơ mang đến cho người ta nhiều mối duyên đến vậy?

“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm

Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em

Không gì buồn bằng những buổi chiều êm

Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối

Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành

Mây theo chim về dãy núi xa xanh

Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ

Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ”.

Một chút hình ảnh của thời gian, tưởng chừng như chỉ thuộc về thiên nhiên nhưng lại có tác động rất lổn đến cảm xúc của con người. Nó là cái cớ để nhân vật trữ tình bày tỏ tình cảm của mình. Nhà thơ như chìm đắm hoàn toàn vào tâm trạng của riêng mình, vào trong bức tranh thiên nhiên buồn mà đẹp.

Những vần thơ trong bài “Cảm xúc” đã không chỉ nêu lên quan điểm nghệ thuật của Xuân Diệu mà còn là của các nhà thơ lãng mạn nói chung. Nó đề cao cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ, cái tôi tự do hoàn toàn trong việc trải nghiệm và thể hiện cảm xúc. Đó là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ so với nền thơ ca vốn chú trọng đến cái phi nga nhiều hơn là bản ngã trong văn học trung đại. Và thực tế thì, quan điểm nghệ thuật đó đã mang đến sự nở rộ của nền văn học Việt Nam với phong trào thơ Mới, đóng dấu bằng sự xuất hiện của hàng loạt các phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo như những gì Hoài Thanh đã từng nhận xét trong ”Thi nhân Việt Nam”: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa có bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mỏ như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Giá trị của những tác phẩm văn học thời kỳ ấy, ngày hôm nay vẫn là những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp ấy, cũng cần phải thây rằng trong quan niệm này còn thể hiện sự thoát ly cuộc sống. Cũng trong “Cảm xúc”, ở một đoạn khác, Xuân Diệu viết:

“Không có cánh như vẫn thèm bay bổng

Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời

Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi

Ngắm phong cảnh giữa hai bề cỏ lá”

Người sống ở cuộc sống hiện tại nhưng lại luôn ngưỡng vọng tới những điều tận xa xôi. Thế Lữ trong “Cây đàn muôn điệu” cũng có nhưng vần thơ thoát ly như thế:

“Anh thường bảo tâm tình tôi thay đổi

Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp muôn hình muôn thể”.

Còn Chế Lan Viên thì đã có những lúc cảm thấy cô đơn và thèm muôn cảm giác cô độc đến cùng cực:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”

“Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thoát li cuộc sống, tác giả nhấn mạnh đến sự ’’hiến dâng” tâm hồn, cảm xúc của mình một cách tuyệt đối cho nghệ thuật thì mới có thể làm nên những bài thơ đích thực và người làm thơ đó mới trở thành thi sĩ nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc: người ta có thể bỏ qua hoặc lãng quên hiện thực. Trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay giặc, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang đòi hỏi huy động sức mạnh của toàn dân tộc thì đây lại là một hạn chế. Nó đã không phát huy được sức mạnh của văn chương, như một thứ vũ khí đắc lực mà sau này như chính Hồ Chí Minh đã từng khẳng định.

Khá lâu sau bài thơ của Xuân Diệu, cùng với những sự phát triển nhất định trong hoàn cảnh và quan niệm, Sóng Hồng, nhà thơ cách mạng đã đưa ra những quan niệm của mình về thơ ca và người nghệ sỹ:

“Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết

Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu

Ca tự do, tiến bộ với tình yêu

Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Để linh hồn ràng buộc với muốn dậy

Câu thơ là những lời phát biểu chân thành, nhân ái và sôi nổi. Sóng Hồng đã tìm và chỉ ra được sứ mệnh cao cả của thơ và nhà thơ cũng như phẩm chất tâm hồn cao đẹp của họ. Theo nhà thơ, nội dung phong phú, lớn lao của thơ ca là phải hướng tới cuộc sống, tới cuộc cách mạng, gắn bó với cuộc sống hiện thực để thể hiện nó, và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn lên. Quan niệm này gắn với quan niệm coi văn học như một thứ vụ khí thanh cao và đắc lực có thể thay đổi con người, thay đổi thế giới. Quan niệm về người thi sĩ, Sóng Hồng đã nhấn mạnh tiêu chí đầu tiên là “hồn cao khiết”, là có một cái tâm trong sáng, có một tấm lòng nhân đạo cao cả để có thể lên tiếng phân biệt đúng sai, ca ngợi những điều tốt đẹp (của tự do, tiến bộ với tình yêu) và thể hiện tình cảm của mình với tất cả nhân loại (Yêu nhân loại, hòa bình, công lý). Trong hoàn cảnh cả nước đang đứng trước cuộc xâm lược của thực dân, đế quốc, bài thơ có tác dụng khích lệ to lớn người nghệ sĩ nói riêng và con người.nói chung cùng nhau phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong Là “thi sĩ”, hơn một lần Sóng Hồng đã nhắc đến những quan niệm nầy về nghệ thuật và người nghệ sĩ:

“Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới”

Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch - đằng,

Để tâm hồn dào dạt với Chi - lăng,

Làm bất tử trận Đống - đa oanh liệt,

(...) Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa

Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu

Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,

Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.

Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,

Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền,

Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền".

Quan điểm này của Sóng Hồng có ý nghĩa tác động, cổ vũ rất lớn đến cuộc đấu tranh của dân tộc và thái độ của người nghệ sĩ nhưng vẫn có điểm chưa toàn diện và đầy đủ. Nhà văn đã quá chú trọng đến tác đụng cổ vũ, tuyên truyền, lôi kéo, tác động đến nhận thức của thơ văn mà quên mất đặc trưng vốn có của thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là sự thăng hoa trong tâm hồn của con người, bởi vậy, bên cạnh những nội dung phản ánh hiện thực, nó còn phải là tiếng nói bộc lộc tình cảm đó. Và chỉ có như vật thì thơ mới thực sự trở về đúng với bản chất của nó, mới thực sự là những bài thơ đích thực. Tất nhiên cần phải hiểu nhà thơ Sóng Hồng viết về những điều đó với mục đích nhấn mạnh giá trị cổ vũ, tác động tinh thần của thơ ca để phục vụ chính trị, phục vụ cuộc kháng chiến và.đó là hai quan niệm của hai thời kỳ khác nhau, với tư tưởng khác nhau nhưng sự bổ sung giữa chúng sẽ làm nên một quan niệm hoàn chỉnh thể hiện bản chất của thơ ca: Thơ là tiếng nói tình cảm của người nghệ sĩ, là sự thăng hoa của cảm xúc nhưng thơ ca cũng cần phải đưa vào trong đó hiện thực cuộc sống với tất cả những bộn bề của nó. Phản ánh tất cả các khía cạnh của cuộc sống thông qua cảm xúc, tình cảm, đó mới chính là đặc trưng của thơ ca, là cái làm nên giá trị đích thực của thơ ca, nghệ thuật. Yêu cầu đó không chỉ đúng với thời điểm mà hai nhà nghệ sĩ của chúng ta đưa ra quan niệm của mình mà còn có ý nghĩa trong mọi thời đại.

Và như vậy, có lẽ nên kết hợp hai quan niệm của Xuân Diệu và Sóng Hồng để có một quan niệm hoàn chỉnh về thơ ca:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc với muốn dậy

Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến”

... nhưng “Thi sĩ cũng phải hồn cao khiết”...

Viết bình luận