Văn mẫu lớp 8: Chuyện nhà

Tôi, một đứa con gái, chào đời ngoài sự mong đợi của mọi người. Ai cũng trông một thằng nhóc, chứ không phải là con nhóc, ngoại trừ năm chị của tôi. Mấy chị bảo, một đứa em trai thì nó sẽ không chơi nhảy dây, lò cò cùng với bọn con gái. Nó sẽ trốn đi đánh bi đánh đáo và đi đánh nhau với lũ bạn nữa, nên mẹ sinh em gái nhá! ? Mẹ cười rất dịu, chẳng biết đồng tình hay không. Còn cha thì lừ lừ nhìn: “Chừng đấy vịt đủ rồi, bây giờ mà thòi ra con vịt nữa thì ông vặt lông!”.

Tôi sinh ra gào rất to. Bởi thế cả bà nội và cha đều mừng rúm, thầm nghĩ chỉ có con trai mới mạnh như thế. Chợt nghe giọng bà đỡ nói như an ủi: “Cô bé này lớn lên ắt xinh lắm!”, cha làu bàu gì không rõ, vớ theo bộ vó rồi lầm lũi ra sông. Mẹ mệt lắm, ngủ thiếp đi. Mỗi lúc tỉnh dậy lại hỏi cha về chưa. Thấy mấy đứa lắc đầu, mẹ lại thở dài, nước mắt rịn ra, quay mặt vào trong tường kêu khổ muôn chết. Chị Quyên hoảng quá, chạy dọc bờ sông kiếm tìm, nước mắt nước mũi lem nhem. Thuyền cha buông vó xa bờ quá, giọng chị Quyên thì nhỏ, chìm đi trong tiếng chó sủa, tiếng gà eo óc gáy sớm mai. Một lúc sau vọng tiếng gắt gỏng của cha: “Về đi”, chị ngồi bệt trên cỏ ven sông, một thôi một hồi. Thấy thuyền cha vẫn không cố ý quay lại, chị đứng dậy, lau sạch nước mắt, phủi phủi đít quần rồi bậm môi trở về. Tốì mịt cha về, tay xách xâu cá to, nặng trĩu, quẳng vào cái chum đựng nước phía đầu thềm. Cha tạt qua ngó mặt tôi, ra hiệu mấy đứa để mẹ ngủ, rồi lừ lừ xách hủ rượu ra sân ngồi uống suông. Mặt cha đỏ, nỗi những hạt máu li ti nơi cổ, khiến mấy đứa con gái sợ lắm, sợ nhất là khi cha lại quay vào nhìn em bé. Đứa nào cũng sợ cha sẽ “vặt lông” như lời cha nói. Thế thì tội nghiệp lắm, em bé ngủ ngoan thế kia...

chuyện nhà

Năm tôi bảy tuổi thì bà nội giục cha đi lây vợ hai. Cha ư hừ cho qua, ý chừng không muôn. Bà giận lắm, nhìn chú tôi còn nằm bệt ra trong giường rồi ri rỉ khóc: “Tôi ăn ở lành như đất mà trời không thương, chẳng có lấy một mụn cháu nối dõi”. Chị Uyên đứng gần đó, chạy lại, ôm vai bà như thông cảm: “Bà có tới sáu đứa cháu gái mà, bọn cháu thương bà lắm!”. Bà gạt phắt chị Uyên: “Đồ ngu, con gái thì làm nên được trò trông gì? Chúng mày chỉ giỏi ăn hại, lớn thì về nhà người ta, chứ đâu ở đây?”. Chị Uyên không hiểu, đứng ngơ ngác nhìn. Nhưng mà bị bà chửi ngu, bị bà gạt ra như vậy thì ức lắm. Không nói lại một câu, chị quay ngoắt ra vườn phía sau nhà, biết là có lũ tôi ở đây.

Chẳng biết có đúng như bà nói không, nhưng chú Thi hàng xóm thỉnh thoảng vần nói vậy. Chú còn tập cho cả lũ nghêu ngao hát rằng: “Chúng con là lũ vịt giời - Bé thời ăn hại, lớn thời bay đi”. Chú bảo, tới bữa ăn thì đứng lên, đi vòng quanh mâm mà hát. Ngày nào cũng tập như vậy, sau này hát sẽ rất hay, lớn lên chả mới là ca sĩ mới lạ. Cả sáu đứa khoái tít mắt. Đứa nào cũng muôn làm ca sĩ. Ca sĩ thì không phải lội ruộng, tôi đến chỉ có việc hát cho người ta nghe thôi. Ngay tối hôm đó, đứa nào đứa nẩy tay bát tay đũa, chưa đợi mẹ lây cơm đã đứng dậy, gõ lách cách những thanh âm lộn xộn rồi cùng nghêu ngao cái câu mới học được. Cha tôi nhìn sững, rồi gật đầu ra sau mà cười. Cả lũ con gái cứ tưởng vui lắm, lại chạy quanh, đứa múa đứa gõ cùng nhau hát. Tôi thây hình như khóe mắt cha long lanh.

Tô'i đó, cha gọi cả lũ vào, hỏi cha lấy thêm vợ, để có em trai, được không? Cả lũ nhao nhao phản đối. Cha hắng giọng nghiêm nghị: “Lấy hay không là quyết định ở cha!”. Chị Quyên cong cớn: “Cha lấy về xem, bọn con đuổi vợ cha ra đường ấy chứ”.

Tôi ôm cái gốì nhỏ ra sân. Lâu lắm rồi, chẳng đứa nào ngủ với cha nơi cái chõng mây cũ. Lúc nhỏ, đứa nào cũng thích bởi ở ngoài mát lắm, vừa đặt lưng là nhắm tít mắt ngon lành. Lớn lên thì thích ngủ cả đám trên cái phản rộng đặt ngang. Để có đứa lào thào nói chuyện. Cha tôi ít nói chuyện lắm.

Cha nằm xoay người vào trong, tôi đứng bần thần lúc sau cha mới biết, đưa tay vẫy lại. Tôi đặt gốì bên cạnh, nằm men me mé chõng. Cha quàng tay qua kéo vào, kẻo ngã. Rồi gác tay lên trán, nhìn vu vơ sao trời. Tôi nhớ lại chuyện lúc chiều, e dè hỏi:

- Cha tính lấy vợ thật à?

Cha ậm ừ không đáp:

- Cha thích nhiều con thế cơ à?

- Hay bà nội bắt cha phải lấy ?

- Ai bảo với con thế?

- Cái hôm mà chị Uyên bị bà xô ngã ấy, bọn con đứng ngoài nghe hết. Bọn con sẽ ở nhà với cha mãi, cha đừng lo!

Cha thở dài:

- Ngày mai, mẹ mày lên chợ mua trầu cau rồi. Hôm nọ mẹ và bà cũng đã đi xem mặt người ta.

gia đình tôi

- Nhưng lấy vợ cho cha chứ đâu phải cho bà? Cha có thể trốn đi, bọn con không mách bà đâu. Sao bà không bảo chú Thiên lấy vợ, chú ấy còn chưa lấy ai?

- Chú mày bệnh liệt giường liệt chiếu từ nhỏ, lây ai, mà ai lây, hả con?

Tôi nằm im. Một chóc, thấy im lặng quá. Nghe rõ cả tiếng côn trùng kêu rỉ rả và lá mít lạo xạo xô nhau. Tôi ngủ quên lúc nào không hay, trong vòng tay cha gân guốc và chắc chắn. Sáng hôm sau, cha đi cât vó thật sớm. Tận bên kia sông. Bà ngồi nhìn chú thở dài. Mẹ chẳng thể hiện thái độ gì. Chị em tôi mừng rõ mặt, kéo nhau ra khúc sông gần nhà chơi, ở nhà, sợ bị bà mắng.

Trẻ con lớn nhanh, mà người già còng nhanh hơn. Lúc nhỏ, có lần tôi ôm lấy cái lưng còng của bà nghịch hỏi: “Sao bà lại thấp đi mà tụi con lại cao lên”.

Bà tặc lưỡi: “Trời sinh ra thế”. Tôi không ghét bà, dù nhận thây bà chẳng ưa gì mây chị em tôi. Nhưng bà ngày càng già yếu, chỉ thấy tội nghiệp.

Bà không còn minh mẫn như xưa. Bà nói, ai muôn nghe thì nghe, không nghe thì thôi, cũng chẳng ép được mà chỉ biết ngồi khóc. Mẹ bảo trước đây bà to quyền lắm, nói gì ai cũng sợ, nên chúng mày có thây bà nói thế nào cũng đừng cãi, kẻo bà lại tủi. Chị Quyên gắt gỏng: “Thế thì bà bảo đứa nào khác cho bà ăn. Con không chịu được khi cho bà ăn xong, bà đã kêu chưa được ăn miếng nào. Làm như ăn mất phần bà không bằng”.

Mẹ thở dài “Người già dễ lẫn!”. Chị Quyên càng bực rõ: “Không phải đâu, đi nói xấu ai thì bà nhớ rõ lắm!”. Chả là, bực chị Quyên, chẳng biết làm sao, bà cứ chờ cho bạn trai chị đến, nhè lúc không có chị mà kể xấu. Mà kể theo lôi thêm thắt mới sợ, cứ y như chị ấy bắt nạt bà thường xuyên. Chẳng biết rõ làm sao, mẹ chỉ thở dài: “Thôi thông cảm cho bà... Đời người có hai lần trẻ con...”.

Nhưng giá mà có bà mãi để hờn giận, thương yêu...

Bà mất vào những ngày giữa tháng ba. Năm ấy rét thật lâu, mà người già thì rất ngại rét. Bắt đầu ấm áp một tí thì bà lại mất. Người gầy nhom, co ro. Và cứ thều thào nhắc mãi chị Quyên lấy áo bông cho bà mặc, dẫu mẹ mặc cho bà đủ ấm và tôi quạt thêm lò sưởi. Chị Quyên lấy chồng từ mùa xuân năm đó, đi làm ăn xa, về đến nhà chỉ biết nhìn cái quan tài đỏ sẫm mà khóc không nguôi...


Viết bình luận