Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác gia Nguyễn Đình Chiểu

Mỗi tác giả trong nền văn học trung đại Việt Nam lại có những điểm riêng, để lại những ấn tượng khác nhau trong lòng người đọc. Trên bầu trời đầy sao ấy, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu hiện lên như một vì sao “có ánh sáng khác thường, phải chăm chú mới thấy” và “càng nhìn lại càng thấy sáng”. Đứng trước sự sừng sững kiên trung của một con người như thế, không ai không cảm thấy xúc động, ngưỡng mộ, kính phục tấm gương sáng về nghị lực sống, về tư tưởng nhân văn, tiến bộ.

cuộc đời ông còn là một chuỗi những đau khổ

Sinh ra trong thời loạn lạc, lớn lên gặp cảnh gian nan, ngó thấy quân thù đi lại nghêng ngang trên xứ sở, nhà thơ hẳn như Hưng Đạo Vương khi trước muốn moi gan, phanh xác quân thù. Trên phông nền xã hội thuộc buổi đầu công cuộc xâm lược bành trướng của thực dân Pháp, cuộc đời đầy đau khổ, éo le của Nguyễn Đình Chiểu khiến nhiều người phải cảm thông, xúc động và không khỏi cảm phục trước tinh thần biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ sô" phận của mình để trở thành người “tàn mà không phế”.

Sinh năm 1822 trong một gia đình phong kiến lớp dưới, là con đầu lòng trong một nhà đông con (7 người con) lại là con của vợ lẽ nên ngay từ nhỏ Nguyễn Đình Chiểu đã sớm chịu cảnh lận đận ngược xuôi. Nơi ông chào đời là ở đất Gia Định - mảnh đất người cha ông lập nghiệp - để rồi 11 năm sau đó, sau khi Nam Kì bị chiếm, cha ông đã bỏ chạy về kinh và bị cách chức rồi lại quay vào Nam đưa ông ra Huế gửi ở nhà một người bạn cũng vừa bị giáng chức: ông phải chịu cảnh nhờ. Sau 8 năm theo học ở Huế ông lại trở về Nam chăm lo đèn sách để chờ thi Hương. Năm 1843, ông đỗ tú tài ở trường Gia Định. Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu lại ra Huế học chờ thi Hội. Đây quả là thời kì lận đận, gian truân, đầy nhọc nhằn đối với nhà thơ.

Không chỉ lận đận ngược xuôi mà cuộc đời ông còn là một chuỗi những đau khổ, éo le mà hiếm có tác giả nào trong nền văn học phải chịu đựng. Đầu năm 1849, sắp thi thì được tin mẹ mất từ cuối năm trước, ông vội vàng về Nam chịu tang mẹ, bỏ dở việc thi cử. Trên đường về quê ông bị ốm. Đường sá xa xôi, tiết trời nóng bức bệnh ông ngày càng nặng thêm, lại thương khóc mẹ quá nhiều nên chẳng may ông bị mù cả hai mắt. Chuyện tình duyên của ông cũng đầy éo le: Trước đây, khi ông đỗ tú tài, có nhà phú hộ ở vùng quê đã hứa gả con gái cho ông nhưng nay thấy ông bị mù liền bội ước. Vậy là giấc mộng công danh không thành lại thành người “tàn phế”, tình duyên thì trắc trở. Tương lai tưởng như chấm hết, cánh cửa cuộc đời tưởng như đóng sập trước ông. Thế nhưng, bằng ý chí và nghị lực phi thường, ông đã vượt qua mọi khó khăn, biến đau thương thành sức mạnh, vươn lên làm chủ số phận của mình. Sau khi mãn tang mẹ, ông mở trường dạy học, học trò theo học ông râ't đông và từ đó người ta gọi ông là Đồ Chiểu. Ngoài việc dạy học ông còn nghiên cứu thêm về y học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Đâỵ quả đúng là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực sống làm nhiều người không khỏi cảm phục.

Không chỉ vậy cuộc đời ông còn là một tấm gương người sáng về lòng yêu nước, thương dân, về tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Tuy bị mù, không thể trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến được nhưng ông vẫn thường bàn bạc việc quân với Đốc binh Là và trao đổi thư từ với Trương Định - những lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp lúc bấy giờ. Khi tản cư về quê vợ ở Ba Tri, ông vẫn giao thiệp với các nhà chí sĩ yêu nước và làm thơ vãn phục vụ công cuộc kháng chiến của dân tộc. ông hi vọng biết bao nhiêu vào những cuộc đấu tranh của nhân dân để rồi khi nó bị thất bại, ông đau xót vô cùng, ông càng cãm thù bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước hơn. Khi Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam đã bị dập tắt, khi mà một số lớn các nhà chí sĩ lại ra Bình Thuận thì Nguyễn Đình Chiểu vẫn ở lại Ba Tri nêu cao tấm gương bất hợp tác với địch. Và mặc dù thực dân Pháp tìm mọi cách để mua chuộc, dụ dỗ ông nhưng ông vẫn một mực cự tuyệt. Giai thoại còn để lại nhiều câu chuyện cảm động về lối sống thuần nhất hương hồn Việt, chối từ khinh bỏ mọi cách thức sống của phương Tây: quanh năm ông chỉ bận một màu đen hoặc trắng của thứ vải xấu, không màng đến lựa là gấm vóc; ông không dùng xà phòng mà chỉ dùng thứ quả bồ hòn để giặt giũ,... Đó là thái độ bất hợp tác đến tận cùng với cả gốc lẫn ngọn Tây phương, bởi như ca dao từng ghi nhận: “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”!. Khi chiếu cần Vương được ban bố, phong trào kháng Pháp lại sục sôi khắp Bắc và Trung Kì, ông lại tin tưởng vào sự khôi phục của nước nhà nhưng như ta đã biết tia hi vọng cuối cùng ấy của ông lại bị xoá nhoà.

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về ý chí và nghị lực sông, lòng yêu nước, thương dần và tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Dù tàn tật, Nguyễn Đình Chiểu vẫn ghé vai gánh vác cả ba trọng trách mà một người lành lặn bình thường cũng khó bề đảm đương nổi: làm một thầy thuốc, một thày giáo và một nhà thơ. ớ cương vị nào ông cũng làm việc và cống hiến hết mình, thật đáng để cho người khác phải ngưỡng mộ.

Cuộc đời ông làm ta cảm phục và văn thơ ông cũng được ta yêu mến.

Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Văn tế Trương Định,... Giá trị của những áng văn thơ ấy vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc bởi lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa và tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của ông. Trong thơ vãn của ông, không có loại thơ văn thuần tuý giải sầu, chúng nhằm mục đích chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyên lợi của Tổ quốc, ở đó lý tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao. Lý tưởng ây phù hợp với truyền thông văn hoá của nhân dân ta. Nhà thơ từng viết:

“Học theo ngòi bút chí công

Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu”.

Và ông khẳng định tính chiến đâ'u trong ngòi bút của mình:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Ông đã gửi gắm những lý tưởng, tâm sự “phò đời giúp nước” của mình vào những tác phẩm và những nhân vật. Ngay câu mở đầu tác phẩm Lục Vân Tiên ông đã viết:

“Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu răn mình”

Nguyễn Đình Chiểu

Trong mỗi tác phẩm ông luôn xây dựng những nhân vật để thể hiện lí tưởng ấy. Đó là một chàng Lục Vân Tiên hiếu thảo với cha mẹ, hãm hở muôn đóng góp phần mình cho xã hội:

“Làm trai trong cõi thế gian

                  Phù đời giúp nước phơi gan anh hào”

Để làm được điều ấy thì phải lấy “trung hiếu” làm đầu và “nhân nghĩa” làm gốc Vân Tiên sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa, đánh tan bọn cướp cứu những người dân vô tội:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Vân Tiên là người thanh niên lý tưởng trong tưởng tượng của nhà thi sĩ mù. Nhưng hơn thế chàng còn là người bạn, người rể, người tình vô vàn trung thực khiến cho Vân Tiên trở thành một nhân vật lý tưởng trọn vẹn được cảm tình sâu sắc của nhăn dân.

Đó còn là một Hớn Minh để lại trong lòng người đọc một cảm tình tốt đẹp. Chàng hiện lên như một nhân vật của “Lương sơn bạc” vừa hào hùng vừa khí khái của con người anh hùng có dáng dấp nông dân. Nhân nghĩa trong Nguyễn Đình Chiểu có tính chát là nhân nghĩa của nhân dân.

Nếu Vân Tiên, Hớn Minh là những con người thanh niên lý tưởng thì Kiều Nguyệt Nga là hình ảnh mẫu mực cho người phụ nữ. Nhìn chung lại tất cả những nhân vật của ông đều chứa đựng tư tưởng nhân nghĩa, đạo đức phù hợp với truyền thống Việt Nam do đó những tác phẩm và nhân vật của ông đều được nhân dân yêu mến.

Không chỉ chứa đựng tư tưởng nhân nghĩa mà thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện lòng yêu nước thương nòi nồng nàn. Nguyễn Đình Chiểu là một trong số những nhà văn đầu tiên nói về người nông dân một cách chân thực. Ông nhận thức được bản chất tốt đẹp của người nông dân. Họ vốn là những người dân bình thường chân lấm tay bùn vết vả nghèo khó suốt đời làm ăn chăm chỉ bên cạnh con trâu đám ruộng “cui cút làm ăn toan lo nghèo khó” nhưng khi có giặc ngoại xâm họ lại là những người sẵn sàng xả thân để bảo vệ đất nước và cuộc sống của mình “nào đợi ai đòi ai bắt phen này xin ra sức đoạn kình”. Họ chiến đấu anh dũng kiên cường cho tự do của đất nước: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”. Đã ra đi rồi, họ vẫn trung trinh .với Tổ quốc, đánh giặc đến cùng: “Sông đánh giặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia..”.

Tâm chân tình của ông, Tùng Thiện vương Miên Thẩm đã thay lời nước non đáp lại: “Tiên sinh đánh giặc bằng ngòi bút:

“Báo nước nhường này củng đáng thương”

Thương cho những người nông dân nghèo, đau xót vì đất nước bị chia cắt, căm giận bọn làm tay sai cho địch, mong ước vùng lên đánh đuổi giặc lấy lại giang sơn thông nhất đất nước; nhà thơ còn ước mong đợi chơ một bậc minh quân thánh chúa:

“Chừng nào thánh đế soi ân thấu

Một trận mưa nhuần rủa núi sông”

Đó là những thực tế sâu xa trong lòng Nguyễn Đình Chiểu. Đó thực sự là một nhà nho yêu nước, một chiến sĩ của lý tưởng nhân nghĩa. Ông có một lòng thương yêu sâu sắc đối với nước, với dân, ông có một thái độ dứt khoát đốì với kẻ thù, luôn luôn nêu cao khí phách của một nhà nho chân chính trước uy vũ của quân địch. Suốt đời, ông đã mượn giấy bút chiến đấu không biết mệt mỏi để bảo vệ cho chính nghĩa được toàn thắng, cho đạo lý được bảo toàn, cho nhân dân được yên ổn. Thơ văn của ông giúp ta thấy được rõ thêm quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nâu chí căm thù giặc và tay sai lên cao độ, nó kích thích và động viên tinh thần chiến đấu tiêu diệt quân thù.

Trong lịch sử văn học dân tộc ở thời kỳ cận đại, Nguyễn Đình Chiểu là người có công đầu xây đắp nền văn thơ chống Pháp. Riêng đôi với văn học Nam bộ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu là một bước thành công nhảy vọt đưa trình độ văn học của một địa phương tiến lên cùng trình độ chung của văn học dân tộc, góp vào đó những bông hoa tươi thắm nhất.

Nhắc về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ta không còn biết nói gì hơn. Vì sao Khuê rực rỡ ấy gần gũi vô cùng nhưng khi nào ta cũng ngước nhìn với một tấm lòng ngưỡng vọng chân thành. Nguyễn Đình Chiểu, đó là một con người, một tài năng Việt Nam hơn hết thảy.

Viết bình luận