Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nèo bên bờ, Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Quang Dũng vừa là người lính, vừa là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Trong lĩnh vực nào Quang Dũng cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đáng chú ý nhất là thơ. Thơ Quang Dũng âm vang hào khí của một thời cách mạng, của một thời dấn thân vì đại nghĩa. Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến.

Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến

2. Thân bài

a. Bên cạnh nét đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng.

b. Thiên nhiên qua vài nét chấm phá của Quang Dũng hiện lên có hồn và tình tứ như con người:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

c. Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:

Có nhớ dáng người trên độc mộc.

Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng uđong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ. Trên hai bức tranh thơ có hai bông hoa rừng sóng đôi: cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển trên thuyền cũng là một bông hoa rừng và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối.

3. Kết bài

Bốn câu thơ rất đặc sắc và đẹp như một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá tinh tế, mềm mại, sâu lắng, truyền được cái sắc hồn của cảnh vật.

B. BÀI LÀM

Quang Dũng vừa là người lính, vừa là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Trong lĩnh vực nào Quang Dũng cũng có nhưng thành tựu nổi bật nhưng đáng chú ý nhất là thơ. Thơ Quang Dũng âm vang hào khí của một thời cách mạng, của một thời dấn thân vì đại nghĩa. Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến. Chỉ với Tây Tiến, Quang Dũng mới thực sự vững bước đi vào “làng thơ” cách mạng. Trong lần xuât bản 1949, Nhà xuất bản Vệ Quốc quân Liên khu III cho in bài thơ với tựa đề là Nhớ Tây Tiến. Đến năm 1957, khi đưa bài thơ này vào tập Rừng biển quê hương (in chung với Trần Lê Văn - Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Quang Dũng bỏ chữ nhớ đi, chỉ lấy hai chữ Tây Tiến (chắc có lẽ nhà thơ nghĩ ràng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi nhớ, người đọc chắc chắn sẽ cảm nhận được, không cần đưa chữ nhớ vào tựa đề làm gì!).

Bài Tây Tiến vừa ra đời đã được bạn đọc trong và ngoài quân đội truyền tay, truyền miệng thưởng thức. Tính đến năm 2002, bài thơ đã được 54 năm, thế mà nhiều người từ già đến trẻ vẫn không quên vì câu nào, đoạn nào cũng hay. Đây là một đoạn trong bài thơ:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Sau cảm hứng bi tráng về cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả nhưng cũng rất đỗi tự hào của các chiến binh Tây Tiến, bài thơ khơi gợi những kỉ niệm tha thiết yêu thương, tươi đẹp của một thời nhà thơ từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh nét đẹp của núi rừng biên giới: nét e ấp của các cô gái trong xiêm áo rực rỡ, những đêm uhội đuốc hoa” tưng bừng là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng. Mặt khác, không gian dòng sông trong một buổi “chiều sương” ở Châu Mộc thật lặng lẽ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thiên nhiên qua vài nét chấm phá của Quang Dũng hiện lên có hồn và tình tứ như con người:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Ở đây, những hoa lau phất phơ dọc triền núi, dọc bên bờ Châu Mộc như có hồn phảng phất trong gió, như quyến luyến, tiễn đưa. Câu thơ mang đậm tâm hồn của một người nghệ sĩ tài hoa.

Đặc biệt, thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi. Cái “dáng người trên độc mộc” cũng là gợi nhưng vần làm rỏ cái dáng dịu dàng, uyển chuyển, xinh xắn của những cô gái trên chiếc thuyền độc mộc lao nhanh trên dòng nước lũ chảy xiết:

Có nhớ dáng người trên độc mộc.

Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong dưa” 'làm duyên trên dòng nước lũ. Hoa “đong đưa” chứ không phải là “đung đưa”. “Đong đưa” là đưa qua đảo lại. Còn “đung đưa” là chao di chao lại một cách nhẹ nhàng trong khoảng không. Đây là bút pháp vừa tả thực vừa tả tình lãng mạn: nước lũ chảy xiết làm cho những bông hoa bên mép suối đung đưa - nhưng thi nhân nhìn thành “đong đưa” như những điệu múa mềm mại của những cô gái đẹp, tài hoa, tình tứ. Trên bức tranh thơ có hai bóng hoa rừng sóng đôi: cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển trên thuyền cũng là một bông hoa rừng và những bông hoa thực đang “đung đua” bên bờ suối; ở đây, còn có cách hiểu khác: trên thuyền độc mộc là người chiến sĩ hiên ngang, oai vệ. Hiểu như thế liệu có phù hợp với đoạn thư này chăng?

Bốn câu thơ rất đặc sắc và đẹp như một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá tinh tế, mềm mại, sâu lắng, truyền được cái sắc hồn của cảnh vật. Phải là nhà thơ của Tây Tiến mới sáng tạo được những vần thơ tài hoa đến thế.

Viết bình luận