Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Có nội thù thì vùng lên đánh bại.

1. Mở bài

- Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lóp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng cẩm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng họp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tình ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.

- Đoạn thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước: Em ơi em/ Hãy nhìn rất xa ... Có nội thù thì vùng lén đánh bại.

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

2.Thân bài

a. Khái quát

- Đất Nước là một đoạn trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình - Trị - Thiên.

-Thật vậy, sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lí - văn hóa muôn màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục bày tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của nhân dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.

b. Phân tích

-Trước hết, nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị.

+ Trong bề dày bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hi sinh và trờ thành anh hùng mà tên tuổi của họ cả anh và em đền nhớ:

Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ.

+ Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống, họ đã sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng tất cả, họ đều có công làm ra Đất Nước. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.

-Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân:

Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trờ về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

+ Với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như hạt lúa, ngọn lừa, giọng nói, tên xã, tên làng...

+ Cũng như chính những con người vò danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước.

- Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân. Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình:

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đảnh bại.

+ Ở đây, nhận thức về đất nước và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng biết ơn nhân dân. bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ đất nước.

Khám phá danh lam thắng cảnh

c. Nhận xét

- Tóm lại, với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình.

- Đoạn thơ vừa là lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước bàng chính lòng biết ơn của mình.

3. Kết bài

- Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi... Nhưng, có thể nói Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dề cảm, dễ nhớ và sâu sắc. Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ miền Nam thời chống Mĩ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta.

- Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về đất nước. Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đất Nước của Nguyễn Khoa Điêm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mồi con người Việt Nam trong mọi thời đại.

Viết bình luận