Hãy giải thích và bình luận ý kiến sau đây của Thạch Lam: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; ..., vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn"

Nhà văn Thạch Lam (1910-1942), ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn, tập kí "Hà Nội ba mươi sáu phố phường", còn có tập tiểu luận phê bình văn học. Vốn là những bài đăng rải rác trên báo, lời tựa các tập truyện về sau được tập hợp lại, in thành sách. Cũng với một lời văn tinh tế nhẹ nhàng, một tinh thần trân trọng, chân tình đối với công việc, công việc văn chương, những ý kiến, những nhận xét của ông thể hiện một quan niệm văn nghệ lành mạnh, hơn thế, tích cực và tiến bộ. Có lúc, người đọc cảm thấy ông đang tâm sự, đang đối thoại với mình.

Trong lời tựa "Gió đầu mùa", Thạch Lam viết: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chư¬ơng là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

Có thế nói, đó là một ý kiến sâu sắc. Giá trị hiện thực và nhân đạo là cái đích mà nhà văn và tác phẩm cần hướng tới, vươn tới.

Cuộc sống tươi đẹp

1. "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên". Thạch Lam quan niệm văn chương không thể xa rời đời sống, không nên

quay lưng vơi hiện thực. Từ thực tế sáng tác phức tạp những năm 30, 40 trước Cách mạng, quả là có không ít tác phẩm đã vô tình hay hữu ý đem đến cho độc giả "sự thoát li hay sự quên". Có người đã đưa ta vào những giấc mơ tiên huyền hoặc; có nhà văn say sưa nói về những đam mê, trụy lạc, những cơn say triền miên: "Say, say nữa, và quên, quên hết". Say tửu, say sắc, say nàng tiên nâu để lảng tránh trách nhiệm làm người, để hủy hoại thân mình, sống be tha, bệ rạc. Lại có nhà văn ưu phiền tê tái trong "vạn cổ sầu", càng buồn càng cô đơn, chíỉ muốn siêu thoát đến một cõi xa xăm, mơ hồ "một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa / Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh / Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo". Thậm chí có nhà văn coi cuộc đời là vô nghĩa, trốn vào "tháp ngủ văn chương" để quên đi hiện thực phũ phàng xung quanh. Đành rằng, những biểu hiện của "sự quên" hay "thoát li" ấy, về mặt nào đó, là một trong những cách phản kháng lại xã hội thực dân, khẳng định cái "tôi" nhỏ bé, tội nghiệp, nhưng đó cũng chỉ là sự phản kháng yếu ớt, tiêu cực, bất lực mà thôi. Như ta đã biết, Thạch Lam viết những dòng trên đây vào năm 1937, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai "dân ta nghèo nàn, thiếu thổn, nước ta xơ xác, tiêu điều" (Hồ Chí Minh). Vì vậy, nếu nhà văn nào, tác phẩm nào "đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên" là một điều đáng chê trách. Cách nói của Thạch Lam rất khiêm tốn mà thấm thía: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến... cách phê phán mà như một lời tâm sự. Qua đó, ta thấy quan niệm của Thạch Lam rất gần gũi với những quan niệm của các nhà văn hiện thực đương thời: "Văn chương phải là sự thực ở đời" (Vũ Trọng Phụng), và "nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than" (Nam Cao).

2. Nhà văn chân chính, có tài năng và có cái tâm đẹp thì văn chương phải có ích cho đời, phải là món ăn tinh thần cho người đọc. Đúng như Thạch Lam đã nói: "Văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác". Với Thạch Lam, cầm bút viết văn là một thiên chức cao quý bới lẽ "văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực". Không có gì đẹp hơn văn chương, không có gì mạnh hơn văn chương khi nó đã đi sâu vào lòng người. Là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị của tư tưởng, "văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực", nó đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người.

Văn chương từ cuộc đời mà nở hoa, phải trở về cuộc đời mà kết trái. Tác dụng cùa văn chương đích thực, sứ mệnh của nhà văn chân chính là đem hương vị lại cho cuộc đời, đem văn chương phục vụ những lí tưởng cao đẹp. Những áng van kiệt tác mang vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng đến muôn đời, vì vậy đất nước ta, dân tộc ta mới có những thiên cổ hùng văn như "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, những "thiên cổ kì bút" như 'Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Du. Coi văn chương là "một thứ khí giới thanh cao và đắc lực", nên Cao Bá Quát đã từng hạ bút khen: "Kim Văn Kiêu" là tiếng nói hiếu đời. "Hoa tiên" là tiếng nói răn đời vậy. Cũng vì coi văn chương là "một thứ khí giới thanh cao và đắc lực" mà Nguyễn Đình Chiểu đà viết:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Khi đã coi văn chương là "một thứ khí giới thanh cao và đắc lực" thì không thể tầm thường nghề văn, khổng thể "quấy loăng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dể dãi". Lại càng không thể sử dụng văn chương cho những mục đích tầm thường.

Tình yêu

Nhà văn phải là người có nhân cách đẹp, không thể lấy văn chương - "đem gấm vóc phủ lên xã hội điêu tàn" như bọn bồi bút hèn hạ.

Trong một xã hội đen tối, đầy rẫy bất công và tội ác, nhiệm vụ của nhà văn, sứ mệnh của văn chương phải đứng về nhân dân và tiến bộ mà "tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác". Ông đã khẳng định tính khuynh hướng, tính chiến đấu của văn chương: "Văn chương không được thoát li thực tại, và cũng không thể dừng ở sự tố cáo những xấu xa, thối nát độc ác của xã hội, mà còn phải góp phần "thay đổi" nó, hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, nhân ái hơn ”. Cũng trong lời tựa "Gió đầu mùa", Thạch Lam đã nói rõ: "...thiên chức nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn". Với Thạch Lam, nhà văn chân chính, văn chương đích thực phải lên án cái ác, cái xấu đồng thời hướng tới cái cao cả, cái tốt đẹp. Từ xưa đến nay, văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi dân tộc văn minh và tiến bộ. Nó không chỉ dinh dưỡng tinh thần mà còn có sức mạnh to lớn. Trong thế kỉ XV. vua Lê Thánh Tông, "Tao đàn nguyên súy" đã viết:

"Những lời hùng hồn đến át cả sông Ngân hà,

Những câu kì diệu khiến quỷ than phải khóc".

Thân Nhân Trung, một trong "nhị thập bát tú" của Hội Tao Đàn cũng nói:

"Lòng thơ vời vợi, thu phục vạn giáp binh,

Sức bút tung hoành, quét sạch hàng nghìn quân".

Với các nhà thơ Hội Tao đàn, thi sĩ mơ ước trở thành cây bút lớn, mỗi bài thơ, bài phú phải là "cái cày sắc nhọn" nơi đồng quê hoặc "lưỡi bảo đao lấp lánh" trong rừng tên biển giáo! Các nhà văn thời Phục hưng với sức mạnh của chủ nghĩa nhân văn đã góp phần to lớn chôn vùi chế độ phong kiến trung cổ và sự thống trị của nhà thờ hàng chục thế kỉ. Các nhà vãn thời kì Ánh sáng ở Pháp như Đi-đơ-rô, Vôn-te... đã góp phần mở đường thắng lợi cho Cách mạng tư sản ở Pháp và nhiều nước Tây Âu, nêu cao lí tưởng Tự do. Bình đảng và Bác ái. Có nhà văn trở thành cánh chim "báo bão" như Cio-rơ-ki. có nhà văn trở thành "chủ tướng" của cách mạng văn hóa như Lỗ Tấn. Ở Việt Nam ta, "Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng", và Tố Hữu với tập thơ "Từ ấy" đã trở thành tiếng kèn chiến đấu của "những con khôn của gióng nòi" vùng dậy vì tự do.

3. Thạch Lam đã khẳng định và đề cao thiên chức cao quý của nhà văn là sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Văn học làm cho con người sống đẹp hơn, phong phú hơn, tâm hồn trong sáng hơn. Mở rộng đến mọi chân trời. Văn học, đặc biệt là thơ ca - tiếng nói của tình cảm, với một thứ ngôn ngữ trau chuốt và hình tượng có khả năng phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vô tận của cõi tâm linh, của tính cách và số phận con người. Văn chương là món ăn tinh thần sang trọng, giúp cho con người chiêm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên, sống sâu sắc hơn với những điều nhà văn nói tới, "từ một con người đến với những con người". Văn chương đích thực giúp người đọc "tự đối thoại", tự nhận thức về mình, hoàn thiện nhân cách của chính mình. Văn chương chân chính "làm cho người gần người hơn", nhân đạo hóa con người. Ức Trai viết:

"Ngư ca tam xướng yên hồ khoát.

''Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao".

(ức Trai thi tâp)

Hai câu thơ ấy đã nói lên vẻ đẹp và sức mạnh huyền diệu của nghệ thuật, của thơ ca. Đọc nó, con người cảm thấy tâm và trí của mình thêm giàu có, trong sáng hơn. Nói về tác dụng to lớn của văn chương, Go-rơ-ki nói : văn học "giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”.

Thạch Lam đã sống và viết như ông đã nói. Những trang văn của Thạch Lam đã thể hiện đúng như quan niệm văn chương của ông. Bên cạnh những truyện mang màu sắc lãng mạn như "Tình xưa”, "Nắng trong vườn”, "Dưới bóng hoàng lan”, "Sợi tóc”, Thạch Lam đã viết rất thành công, rất cảm động về thế giới những con người nghèo khổ, những em bé, những bà mẹ nghèo nơi phố huyện ngày xưa. "Hai đứa trẻ”, "Gió lạnh đầu mùa”, "Cô hàng xén", "Nhà mợ Lê",... đã cho thấy "những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và nông thôn" (Nguyễn Tuân). Bóng tối tràn ngập đối mắt và cuộc đời những con người nhỏ bé, đáng thương. Họ không chỉ mơ ước được một bát cơm đầy, một tấm áo ấm mà còn khát khao một ánh sáng, một ngọn đèn như chị em Liên, như mẹ con chị Tí trong truyện "Hai đứa trẻ". Có thể nói trang văn của Thạch Lam đã góp phần "tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác", đồng thời "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Có lẽ vì thế mà sau hơn nửa thế kỉ, chúng ta vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và nhã thú khi đọc văn Thạch Lam.

Trang văn Thạch Lam thấm đầm hiện thực ở một số cánh đời, chứa chan bao tình thương và trân trọng đối với người nghèo, đậm đà ý vị và màu sắc dân tộc,... Quan niệm văn chương của Thạch Lam, tiêu biểu là ý kiến trên đây, hoàn toàn đúng đắn, tích cực, tiến bộ. Một đời văn như Thạch Lam là một đời văn đẹp.

Viết bình luận