Người trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua các sáng tác của Nam Cao mà anh (chị) biết

Trong sư nghiêp sáng tác của Nam Cao, bên canh đề tài về người nông dân, có môt đề tài khác cũng chiếm vi trí rất quan trong là những sáng tác viết về người trí thức Việt Nam trước Cách mang tháng Tám, bằng tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đao sâu sắc của mình, nhà văn đã dưng lên bức chân dung chân thưc về họ những người trí thức có hoài bão, có ước mơ, khát vong nhưng lại lâm vào bi kich của áo cơm ghì sát đất: Là Hộ trong “Đời thừa”, là Điền trong “Giăng sáng” là Thứ, Oanh, Đích, San trong “Sống mòn”, nhân vât “tôi” trong “Nước mắt”, “Mua nhà”, “Cái măt không chơi được”... để lại trong lòng độc giả những ấn tượng không thể nào phai.

Nam Cao sinh ra ở nông thôn nhưng ông lai sống nhiều với giới trí thức tiểu tư sản

Nam Cao sinh ra ở nông thôn nhưng ông lai sống nhiều với giới trí thức tiểu tư sản. Bản thân ông sau này cũng là môt trí thức nghèo, một anh giáo khổ trường tư, ông hiểu cuộc sống của người nông dân cũng như thấm thía sâu sắc cuộc sống của người tri thức đương thời. Tác phẩm của Nam Cao ghi lai một cách trung thưc cuộc sống túng quẫn, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản. Đó là cuộc sống hàng ngàv với những cơm áo đè năng lên cuôc đời, số phân, bóp méo con người ho, nhiều khi tao cho ho tư thế hết sức tôi nghiêp đến thảm hai: so đo không thể đứng thẳng đươc (Quên điều độ). Nam Cao đãc biệt xoáy sâu vào những đau đớn về mặt tinh thần của họ, những bi kịch tinh thần.

Người trí thức nghèo trong xã Hội cũ, ở những tác phẩm của Nam Cao thường là những người có bản chất lương thiện, gần với người lao đông. Họ có ý thức về lẽ công bằng xã Hội và đều có những ước mơ về sư nghiêp. Nhưng cuôc đời cũ đã không cho phép đươc thưc hiện những ước mơ và đẩv hoj vào những cảnh sống tù túng, bế tắc phải kiếm sống, chay theo miếng cơm manh áo Hoj rơi vào bi kịch vỡ moojng. Hộ (Đời thừa) là môt nhân vât tiêu biểu cho tấn bi kich này. Hộ say mê nghệ thuât, sẵn sàng đánh đổi cuộc đời mình cho nghề văn. Đói rét không có nghĩa lý gì với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một “hoài bão lớn”. Sư say mê ấy đã chắp cánh cho những ước mơ không giới han khi anh nói về một tác phẩm thực sự, vượt ra mọi bờ cõi, giới han, một tác phẩm ca ngơi tình yêu thương, lòng bác ái, sư công bằng, tác phẩm khiến cho người gần người hơn và nó sẽ đat giải Nô-ben. Nhưng rồi Hộ đã hoàn toàn thất bai. Cái ước mơ cao siêu ấy vĩnh viễn không bao giờ đến và ngay cả những mong ước nhỏ bé cũng không thể thưc hiện đươc. Có thể nói, toàn bộ thời gian anh phải đành để kiếm sống, sống một cách vất vả. “Cuộc đời cay cưc đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Gánh năng áo cơm đã trở thành sức ép tao nên tính bi kịch. Hộ luôn phải làm những việc mà bản thân hắn thấy ghét, thấy khinh. Hiện thưc cuộc sống khiến người trí thức nghèo phải luôn sống trong cảnh túng quẫn, không thể thoát ra đươc. không những nó phá tan những ước mơ, dư đinh mà còn khiến họ phải đi trái với đao đức nghề nghiệp của bản thân: Hộ phải viết ra môt thứ văn bằng phẳng quá ư dễ dãi, những thứ mà người ta sẽ quên ngay sau khi đọc nhưng Hộ thì không khỏi cảm thấy xấu hổ khi đọc lại chúng.

Thứ (Sống mòn) luôn nuôi trong đầu một giấc mộng lớn: Y sẽ vào đại hoc, sẽ sang Tây, sẽ là một vĩ nhân. Những hoài bão, dư đinh lớn lao ấy luôn gắn liền với tư tưởng tiến bộ, nếu có một mảnh đất tốt, nó sẽ phát triển và nâng con người lên cao hơn, vươn tới cái tốt đep hơn. Nhưng đáng tiếc, thưc tế luôn phũ phàng và những dư đinh tốt đep ấy khi găp phải thưc tế thì ngay lâp tức bi tan thành mây khói. Thứ phải tiếp tuc cuộc sống với công viêc tep nhep, những tiếng cãi vã, sống với từng xu từng hào quanh quẩn, sống để nhận ra cuộc sống của mình đang mòn đi, rỉ ra, mốc lên.

sư nghiêp sáng tác của Nam Cao

Bi kịch vỡ mộng trở thành tiền đề cho một bi kich khác đau đớn hơn: Đó là bi kích của' những người muốn sống có ý nghĩa (ý nghĩa về cuôc sống và ý nghĩa về nghề nghiệp) bằng sư cống hiến của mình mà không đươc. “Còn gì đau đớn hơn cho những kẻ vốn khát khao làm được cái gì đó nhằm nâng cao đời sống của mình mà rút cuộc chẳng làm đươc gì, chỉ những chuyên áo cơm cũng đủ mêt” (Hộ - Đời thừa). Miếng cơm manh áo và sư vỡ mộng đã khiến ho trở thành những kẻ tàn nhẫn. ích kỉ vi pham vào chính những lẽ sống tốt đep mà mình đăt ra, mình tôn thờ. Hộ từng quan niệm: “Kẻ manh không phải là kẻ dẫm đap lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ manh là kẻ nâng đờ người khác trên đôi vai của mình”. Nhưng từ môt con người của tình thương, sẵn sàng hi sinh cả tuổi trẻ để cứu vớt một người đàn bà tội nghiệp, trước thực tế nghiệt ngã của cuộc sống, Hộ trở nên cuc cằn, thộ bao, trở thành nguyên nhân gầy đau khổ cho người khác. Nói như Nguyễn Đăng Manh: Nỗi đau đớn nhất của người trí thức tiểu tư sản là họ vi pham vào nguyên tắc lẽ sống thiêng liêng của mình (vì vậy mà Hộ đã phải “đổ ra hàng suối nước mắt” và tư nhận mình là “môt thằng khốn nan”. Trong “sống mòn” Thứ thấy tâm hồn mình ngày càng trồ nên héo úa, cực điểm anh thầm mong mình có thể chết đi đươc. Thứ luôn luôn day dứt bởi mòt điều: Làm sao để có con người có điều kiện để phát huy tân độ tài năng vốn có của mình? Và đó không phải là điều đơn giản. Hộ là nhà văn có nhiều suy nghĩ đep về nghề nghiệp. Hộ cho nghề văn là nghề cao quý, người viết phải có trách nhiêm vởi ngòi bút, phải thể hiện phần cao đẹp của tâm hồn mình có thế tác phẩm mới có giá tri. Lòng ước mơ gắn với trách nhiệm với nghề văn: “Văn chương không cần đến những người thơ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nap những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tao những gì chưa có”. Hộ cũng có những suy'nghĩ sâu sắc về chuẩn mưc và các giá tri của một tác phẩm văn chương. Anh cho rằng: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa dưng môt cái gì lớn lao, manh mẽ vừa đau đớn lai vừa phấn khởi..”.. Nghĩ thế nhưng vì hoàn cảnh, Hộ luôn phải làm những điều ngươc lai. Anh phải viết một cách vôi vàng để kiếm tiền, và kết quả là tác phẩm văn chương không thể tránh khỏi nghèo nàn, nhàm chán. Anh tư xỉ vả mình: “Hắn chính là một kẻ bất lương. Sư cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là môt sư bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thưc là đê tiện”. Phân tích tấn bi kích đó của người trí thức, tác phẩm của Nam Cao là lời kêu cứu khẩn thiết về sư băng hoai nhân phẩm của người trí thức trước cái đói. Người trí thức bi thưc tế xã hội quăng quật làm biến dang cả về thể xác và tâm hồn. Xét theo những góc độ khác nhau, ho cũng bi từ chối quyền làm người, từ chối cuôc sôììg con người. Cuộc đời họ là những “đời thừa” những kiếp “sống mòn” mà thôi.

Viết về người tri thức, Nam Cao còn tái hiên lai môt cách chán thưc các cuôc đấu tranh trong tư tưởng của ho. Quên điều đô, Nhìn người ta sung sướng, Trăng sáng, Mua nhà, Nước mắt... mà thể hiên tâp trung nhất trong Sống mòn là những ví du tiêu biểu. Là một ngòi bút hiện thưc sắc lanh, Nam Cao dã không thi vi hóa nhân vât, ông manh dan phân tích, mổ xẻ qua đó để người đoc thây đươc những đau đớn, day dứt giằng xé tân cùng của cuộc đấu tranh tư tưởng. Điền (Giăng sáng), trước sư nheo nhóc của đàn con, lời than vãn của vơ, không dưới môt lần vut lên hình ảnh khác la: sư lơi lả của những người đàn bà nhàn ha, thơm tho, biết yêu đương. Đăc biệt nó lại diễn ra trong môt người đã từng sẵn sàng bỏ chỗ kiếm đươc trăm bac để kiếm chỉ năm đồng bac với nghề văn. Ý nghĩ ấy đươc củng cố bởi ánh trăng khiến cho người ta cảm nhân đươc: dường như sư thoát li hiên thưc luôn thường trưc trong tư tưởng sẵn sàng vụt đến. Nhưng rồi ý thức và trách nhiêm, của môt người nghê sĩ chân chính đã kéo Điền trở về với hiện thưc: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nam Cao đã lớn tiếng phê phán những tháĩ độ sống thoát li tiêu cực ấy. Mua nhà, Nước mắt là những cuôc đấu tranh gay gắt không kém, tao ra dư âm năng nề. Nghèo khổ bế tắc là gánh nặng nhưng thoát khỏi điều đó bằng con đường nào thì lai là môt điều rất đáng buồn. Tất nhiên, sẽ không bao giờ có thể là ở sư ích kỉ, chay theo đồng tiền mà phản bội lai lẽ sóng và nhân cách của chính mình. Trong tác phẩm của mình, cũng không dưới môt lần, Nam Cao nhắc đến tâm lý bất lưc đến đớn hèn của người trí thức. Chính vì lẽ đó mà đã có lúc những Thứ những Điền, những nhân vật tôi đó đã không thoát khỏi những due vọng, thèm muôn tầm thường sống toan tính và ích kỉ. Những cuộc đấu tranh trong tư tưởng đó diễn ra một cách không hề đơn giản, đó là thử thách, vươt qua được những điều đó, họ mới có thể sống một, cách hết mình, sống có ý nghĩa được.

Cuôc sống hiện thưc luôn hiện lên với đầy rẫv những bất công và chính chúng đã làm nên|hhững bi kích của con người, tao nên cảnh “sống mòn”, khiến cho con người đến chết mà vẫn còn cảm thấy bi trói buộc ngột ngat. Những tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản cũng toát lên nhu cầu cấp bách về sư đổi thay. Tác giả đòi phá tung trật tư xã hội đang thít chăt cuộc đời và xã hội của con người. Đó là khát khao thay đổi đầy tính nhân văn không chỉ đôi vổi những Hộ, Thứ, San, Điền, những “tôi” - là hiện thân của chính tác giả... mà còn là đối với tất cả những người trí thức Viêt Nam trước Cách mang tháng Tám năm 1945 nói chung. Nam Cao đã viết lên tất cả bằng môt tài năng nghê thuât và môt tấm lòng nhân đạo sâu sắc khiến cho nó trở thành hình ảnh ám ảnh, không thể nào phai.

Viết bình luận