Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)

Được in trong tập “Nắng trong vườn”, “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Đọc câu chuyện, người ta cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đốì với những con người đang sống quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng của ông trước những ước mơ, khát vọng của họ về một cuộc sống mới tươi sáng hơn. Là một nhân vật chính trong. chuyện, hình ảnh cô bé Liên chính là một kiểu nhân vật đặc trưng, tiêu biểu cho sáng tác của Thạch Lam. Nhân vật để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không thể nào phai.

Nắng trong vườn

Thạch Lam rất ít miêu tả ngoại hình nhân vật, không để lại cho nhân vật ấn tượng sâu sắc về sự xấu - đẹp. Nhân vật của ông cũng không phải là nhân vật hành động nếu có chỉ là những hành động như một hình thức biểu hiện bên ngoài của đời sống tâm hồn. Đó là những nhân vật của thế giới nội tâm phong phú. “Hai đứa trẻ” có cấu tứ như một bài thơ với sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình. Tác phẩm gần như được xây dựng nên từ thế giới nội tâm của nhân vật chính với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Liên là một cô gái mới lớn có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Cuộc sống mưu sinh nơi phố huyện nghèo khổ đã sớm biến em thành người lớn, thành một cô gái đảm đang. Được mẹ giao cho hai chị em trông quán hàng tạp hóa nhỏ, Liên tỏ ra như một người chủ thực thụ. Một cô chủ nhỏ với những nét đáng yêu: “Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc chìa khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng, chiếc xà tích và cái chìa khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”. Cô bán hàng, bảo ban, chăm sóc em chu đáo. Chi tiết Liên ngồi khẽ quạt và vuốt mái tóc tơ của An trong khi chờ đợi chuyến tàu đến để lại cho người đọc ấn tượng về dáng dấp của một người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng, đôn hậu. Và chính từ nơi quán bán hàng nhỏ bé đó, Liên đã cảm nhận được một cách sâu sắc nhịp sống đang diễn ra quanh mình. Đó là cảnh ngày tàn với những nét chấm phá huy hoàng: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Cảm giác buồn toát ra từ nỗi buồn cố hữu trước khung cảnh chiều tà, lại được củng cố thêm bởi nỗi buồn thường hay có ở những cô gái mới lớn nên hiện lên càng chân thực hơn. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Nhân vật được khắc họa qua thế giới nội tâm. Đây là một đặc trưng thường gặp trong các tác phẩm của Thạch Lam. Trong sáng tác của Thạch Lam luôn tháp thoáng cái tôi trữ tình của nhà văn, ngòi bút của nhà văn có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác, ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả phân tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh, thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm hồn trước ngoại cảnh. Đó là cảm giác lâng lâng lạ lùng trước đổi thay bất chợt của thiên nhiên, thời tiết qua cảm nhận tâm hồn trẻ thơ gắn liền với lòng trắc ẩn trong trẻo của chúng (Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu). Đó là cái “rung động khẽ như cánh bướm non” dấu hiệu báo trước một tình cảm lớn lao, thiêng liêng đang nảy nở ở kẻ lần đầu tiên làm cha (Đứa con đầu lòng). Đó là cảm giác êm ái ngọt ngào đến mát lịm của người con trai khi trở về vườn xưa, thoảng hương thơm hoàng lan có mối tình e ấp đợi chờ của cô bạn hàng xóm thuở nào (Dưới bóng hoàng lan). Đó là cảm giác êm ả buồn vắng khi chiều tàn nơi phố huyện với nỗi đợi chờ mơ hồ và khắc khoải của hai chị ẹm cô bé bán hàng xén (Hai đứa trẻ). Theo nhà văn: “Cái đời sống cần là cái đời sống bên trong, cái đời sống của tâm hồn” (Theo giòng). Ông chỉ ra nguyên nhân của sự yêu thích tiểu thuyết là do “sự nảy nở của đời sống trong tâm hồn từng người. Khi người ta bắt đầu có đời sống bên trong, hay tìm xét những trạng thái của tâm hồn mình, người ta thích đọc tiểu thuyết. Và ngược lại, tiểu thuyết giúp cho đời sống bên trong dồi dào và sâu sắc hơn. Thạch Lam đã coi đời sống bên trong con người là đối tượng khám phá, miêu tả. Đây là một quan niệm bộc lộ sự thức tỉnh, ý thức cá nhân sâu sắc. Đời sống nội tâm của nhân vật Liên trước hết được miêu tả qua những cảm xúc, cảm giác trong tâm trạng của nhân vật nảy sinh từ những sự kiện trong cuộc sống thường nhật. Liên cảm thây buồn trước cảnh ngày tàn. Tâm hồn nhạy cảm của cô cảm nhận thấy cái chảy trôi của thời gian cùng với cái nghèo khổ, tàn tạ của những kiếp người xung quanh mình, mà mình không phải là một ngoại lệ. Với Liên, mảnh đất nơi cô sống đã trở nên quá quen thuộc, gần gũi. Cô cảm nhận được cái vất vả lam lũ của nó hiện hình thành thứ mùi đặc trưng: mùi của rác rưởi, mùi của sự nghèo khổ. Cô động lòng thương “bọn trẻ con nhà nghèo” đang nhặt nhạnh mong kiếm được gì đó từ đống rác rưởi; thương cho những thân phận vết vả như mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, vợ chồng bác xẩm... Ấy là những tình cảm, cảm xúc rất thành thực của một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn và yêu thương con người. Bằng đôi mắt nhạy cảm của mình, Liên thu vào tất cả những sự sống đang diễn ra xung quanh cô, những số phận, những cuộc đời nghèo khổ, bất hạnh, giành cho họ một sự cảm thông và đồng cảm đặc biệt. Cô thương mẹ con chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc, tối lại mở hàng nước mà cũng chẳng kiếm được mây tí; thương bác phở Siêu khá giả hơn, có gánh hàng phở nhưng ỏ cái phố huyện nghèo này cũng chỉ trở thành một món hàng xa xỉ bán kém chạy; thương vợ chồng bác xẩm với tiếng đàn bầu “ bật trong yên lặng” với “Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”; thương bà cụ Thi hơi điên vẫn mua rượu hàng của chị em Liên... Ấy là những kiếp người đang sống mòn mỏi, bất hạnh trong một cuộc sống tù túng đến tội nghiệp. Trong tác phẩm của mình, không ít lần Thạch Lam nhắc đến thứ cảm giác mơ hồ trong lòng Liên: là nỗi buồn mơ hồ hay những suy tư mơ hồ. Điều này không chỉ khắc họa diễn biến tâm trạng trong cô mà còn chứng tỏ cho khả năng phát hiện và miêu tả tài tình của nhà văn. Nỗi buồn, cảm giác ây bắt nguồn từ tâm lí thường thấy ở các cô gái mới lớn; từ sự sống nghèo khổ, vất vả, tù túng đang diễn ra xung quanh, từ những kháo khát, ước mơ hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng chỉ mới dừng lại ước mơ mà thôi. Hình ảnh hai chị em Liên và những người dân phố huyện đợi tàu vừa có gì đó tội nghiệp lại vừa khiến chúng ta phải đồng,cảm và suy nghĩ. Liên chờ đợi đoàn tàu bởi nó mang theo kí ức về quá khứ tươi đẹp, khi hai chị em Liên còn ở Hà Nội. Đoàn tàu đến từ Hà Nội, Hà Nội hào hoa và rực sáng, Hà Nội của những cốc nước xanh đỏ,...

Thạch Lam rất ít miêu tả ngoại hình nhân vật

Là hình ảnh của quá khứ nhưng đó cũng là ánh sáng của tương lai mà không chỉ hai chị em Liên đang hướng tới. Người ta chờ đợi chuyến tàu bởi nó là biểu tượng cho một cuộc sống khác, tươi sáng hơn, đáng sống hơn. Nó đối lập hoàn toàn với cuộc sống chật hẹp, tù túng, nghèo khổ đang diễn ra, đang bao bọc lấy họ. Nó chắp thêm đôi cánh cho “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày” mà người dân đang mơ ước, bay lên trong chốc lát. Để họ có thể tiếp tục có thêm nghị lực sống cho những ngày tiếp theo. Và biết đâu, nhờ những ước mơ ấy, sẽ có những Liên, An, những đứa con của chị Tí, bác xẩm... trưởng thành từ mảnh đất ấy để thực hiện ước mơ của mình và của những thế hệ trước mình? Kết thúc tác phẩm, “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Chuyến tàu đi qua để lại trong lòng Liên những dư vị ngọt ngào nhưng đầy ám ảnh. Dường như tất cả những nỗi niềm mơ hồ giờ đây đã trở nên rõ ràng hơn: Là khi Liên cảm nhận cuộc sống của mình vẩ những người xung quanh cũng giống như chiếc đèn con của chị Tí kia, tù mù, leo lét, chỉ chiếu sáng được một vùng đất nhỏ. Nhận thức được hiện tại, đó là điều quan trọng, là con đựờng đưa con người đến với hạnh phúc. Có lẽ trong giấc mơ của mình, Liên đang mơ thây giấc mơ về một thế giới khác, tươi sáng hơn, giống như thế giới rực sáng mà con tàu đi qua đã từng mang đến vậy

Có thể nói, hình ảnh Liên hiện lên chủ yếu qua sự miêu tả những diễn biến tinh tế trong nội tâm nhân vật. Liên để lại trong lòng người đọc ấn tượng về một cô gái đảm đang, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và một trái tim nhân hậu và chưa bao giờ hết ước mơ về những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Qua nhân vật, Thạch Lam cũng đã thể hiện niềm trân trọng, xót thương của mình đốì với những người nghèo khổ nhỏ bé, sống trong cảnh nghèo nàn, tối tăm, buồn chán nơi phố huyện. Tác .phẩm xứng đáng là một truyện ngắn cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam với những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.

Viết bình luận